Cựu binh Mỹ phản ứng CBS lấy “hình ảnh bại trận tại Hà Nội” làm trò chơi
Kênh truyền hình CBS (Mỹ) đã phải xin lỗi, về việc sử dụng đài tưởng niệm chiến tranh ở Hà Nội, làm manh mối trong một phân đoạn của trò chơi truyền hình thực tế “The Amazing Race”…
Chiếc máy bay B-52 bị bắn hạ tại Hà Nội – “biểu tượng thất bại” của quân đội Mỹ tại Việt Nam
Sỹ quan Jack Hamilton của VFW (Tổ chức cựu chiến binh chiến tranh nước ngoài của Mỹ), cùng nhiều tổ chức khác đã kịch liệt phản đối đài CBS, vì đã sử dụng đài tưởng niệm chiến tranh ở Hà Nội như một nơi để tìm manh mối cho trò rượt bắt trong trong trò chơi truyền hình Amazing Race.
Phía đài CBS ban đầu đã từ chối những lời phê bình từ phía VFW và quyết định không làm phức tạp thêm vấn đề. Tuy nhiên, Một tuần sau những lời phản bác từ các tổ chức cựu chiến binh, tối chủ nhật vừa rồi, đại diện của đài CBS đã chính thức nói lời xin lỗi: “Trong tập trước của The Amazing Race, được quay tại Việt Nam, chúng tôi đã đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm đối với những cựu chiến binh Mỹ. Chúng tôi thực sự mong muốn gửi lời xin lỗi đến toàn thể cựu chiến binh, đăc biệt là những người đã tham gia vào chiến trường Việt Nam, cũng như toàn thể gia đình và khán giả đã bị xúc phạm bởi phần trò chơi này”.
Tổ chức VFW vẫn chưa có hồi đáp lại lời xin lỗi của đài CBS.
Theo ANTD
Cận cảnh pháo đài bay khét tiếng nhất lịch sử Mỹ
Chiếc máy bay B-52H 'mập ú xấu xí' chính là loại lớn nhất và cũng là chiếc cổ nhất được Không lực Hoa Kỳ (USAF) sử dụng.
Video đang HOT
Xem cảnh B-52 rải thảm bom
Đây cũng là chiếc máy bay duy nhất có thể phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp phóng trên không (ALCM).
B-52 có khả năng bay với tốc độ cận âm (khoảng 350 dặm/giờ) ở độ cao trên 15.166,6m nhờ có 8 động cơ kết hợp với một cặp cánh rộng lớn.
Máy bay ném bom chiến lược của Mỹ B-52
B-52 có thể mang theo 27 tấn quân nhu thông thường hoặc hạt nhân với khả năng điều hướng chính xác trên khắp toàn cầu, có khả năng tham gia vào các cuộc chiến tranh tổng lực và khu vực.
Cho đến nay, B-52 vẫn là 'con át chủ bài' của Mỹ trong các cuộc chiến tranh thông thường.
Ban đầu, USAF lưỡng lự khi thông qua dự án máy bay ném bom hạng nặng B-52, và dự án này gần như bị bỏ quên nhiều lần.
Tuy nhiên, hãng Boeing đã kiên trì với thiết kế này, và cuối cùng Không lực quyết định rằng đây chính là thứ vũ khí họ cần.
Sau khởi đầu đầy do dự đó, USAF lại mua số lượng B-52 nhiều gấp đôi so với dự kiến, và đây là một trong những chương trình mua vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ.
Boeing chính thức sản xuất B-52 từ năm 1954. Lần đầu tiên B-52 tham chiến là trong chiến tranh tại Việt Nam.
Từ cuộc chiến này, B-52 trở nên khét tiếng với uy lực ném bom rải thảm tàn khốc và sức tàn phá dữ dội.
Điểm đáng sợ nhất của B-52 chính là khả năng rải thảm bom dày đặc (khoảng 80m một hố bom), có thể 'xóa sạch' hệ thống phòng không của đối phương.
B-52 có thể bay với tốc độ cận âm thanh
Nhưng, pháo đài bay chiến lược tưởng chừng không có đối thủ đã bị hạ gục trên bầu trời Việt Nam.
Lần đầu tiên B-52 bị bắn hạ là do tên lửa phòng không SAM-2 của Liên Xô cung cấp. Nhiều phi công Mỹ phải thừa nhận 'kẻ thù của B-52' chính là tên lửa SAM (mà Hà Nội hay gọi là "Rồng lửa Thăng Long"). Có tài liệu cho biết B-52 cũng bị máy bay tiêm kích của Việt Nam bắn hạ.
Trong chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ huy động 197 máy bay B-52 trong tổng số 400 máy bay của mình. Tuy nhiên, đã có 34 pháo đài bay bị bắn hạ.
Chi phí cho mỗi chiếc B-52 phiên bản cũ là khoảng hơn 14 triệu USD, hiện nay là khoảng hơn 53 triệu USD.
Sau cuộc chiến tại Việt Nam, Mỹ cũng sử dụng B-52 tại các cuộc chiến khác ở vùng Vịnh và Afghanistan.
Sau 60 năm, B-52 đã cải tiến 8 lần và vẫn giữ vai trò ném bom chủ lực trong lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ một trong ba nền tảng trụ cột cho sức mạnh quân sự Mỹ song song với tên lửa hạt nhân chiến lược, tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân.
Theo vietbao
Hàn Quốc và Mỹ diễn tập chống tàu ngầm gửi thông điệp "rắn" đến Triều Tiên Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận hải quân tại vùng biển gần bán đảo Triều Tiên với sự tham dự của tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Cheyenne (SSN-773) trong khuôn khổ cuộc diễn tập "Foal Eagle" (Đại bàng non). Cuộc diễn tập thực binh "Foal Eagle" kéo dài hai tháng nhằm kiểm tra khả năng sẵn...