Cựu binh hơn 35 năm chăm sóc mộ phần đồng đội
Trở về sau cuộc chiến, dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ông Thành vẫn tình nguyện chăm sóc phần mộ liệt sĩ. Từ nghĩa trang chỉ có vài trăm mộ đến công trình khang trang, đầy sự tôn nghiêm hôm nay có sự gắn bó, thấm đẫm mồ hôi, tâm huyết của cựu binh già suốt hơn 35 năm qua.
Ông Thành “quản trang”!
Đó là cái tên mà người dân địa phương gọi ông Hồ Xuân Thành (thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), để nói về công việc ông đang làm cũng như tấm lòng của người cựu chiến binh già với đồng đội.
Ông Thành trước đây là chiến sĩ Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, tham gia 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc (1979).
Mỗi tuần vài ba lần ông Thành đều ra nghĩa trang quét dọn, vệ sinh khuôn viên.
Người dân xã Hải Thượng chẳng ai xa lạ với hình ảnh ông Thành với chiếc xe đạp cũ, buộc sau đó cái chổi, bó nhang hoặc nải chuối cùng ít nhành hoa hái trong vườn mang ra Nghĩa trang liệt sĩ mỗi ngày.
Dù là nghĩa trang cấp xã, song đây là nơi an nghỉ của hơn 2.000 liệt sĩ là con em của nhiều địa phương từ Nam ra Bắc. Đây cũng được xem là Nghĩa trang cấp xã có số lượng phần mộ liệt sĩ gần bằng 1/5 của 2 nghĩa tranng Quốc gia Trường Sơn và Đường 9.
Cách đây hơn 35 năm, từ chiến trường trở về, ông Thành nhận công việc chăm sóc phần mộ liệt sĩ.
Ông Thành kính cẩn dâng hương lên liệt sĩ.
“Tui xuất ngũ trở về quê hương sinh sống năm 1980, sau khi tham gia 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc (1979). Ngày đó, cán bộ địa phương đặt vấn đề trông coi nghĩa trang, tui định làm ít năm rồi thôi. Ai ngờ, tui đã gắn bó với công việc này đến hôm nay là được hơn 35 năm”.
Lúc ông Thành nhận nhiệm vụ trông coi nghĩa trang xã khi đó chỉ mới có vài trăm ngôi mộ liệt sĩ. Đến nay, sau vài lần nâng cấp, xây mới, nghĩa trang đã tăng lên gần 2 ngàn mộ.
Ông Thành nhớ lại: Vào năm 1990, khi nghĩa trang được xây mới, UBND xã đề xuất phụ cấp cho ông 3 tạ lúa/năm. Từ năm 2000 – 2006, ông được hỗ trợ tiền với mức 100.000 đồng/ tháng. Sau 2006 đến nay, mức hỗ trợ tăng lên 150.000 đồng/ tháng.
Ông Thành nói rằng, ông tham gia chiến đấu và được trở về là một sự may mắn. Biết bao đồng đội của ông đã ngã xuống. May mắn được quy tập thì vào nghĩa trang, không thì nằm lại giữa rừng sâu. Nếu không may ông hy sinh thì cũng giống như bao đồng đội khác. Ông nhận nhiệm vụ trông coi nghĩa trang nhằm xoa dịu nỗi đau với thân nhân liệt sĩ, góp một phần công sức, trách nhiệm với đồng đội.
Video đang HOT
Gần 2.000 phần mộ tại Nghĩa trang ông đều năm thông tin và được chăm sóc chu đáo.
Hiện Quảng Trị có 2 nghĩa trang Quốc gia và Thành cổ Quảng Trị có Ban quản lý nghĩa trang, có lương theo chế độ quy định. Các nghĩa trang huyện, thị xã có phụ cấp thì hầu hết những người trông coi nghĩa trang xã không có phụ cấp mà do xã hỗ trợ với mức vô cùng ít ỏi, tầm 150-200 ngàn đồng/tháng.
Chúng tôi thử nhẩm tính, với số tiền ấy họ dành mua hoa, mua nải chuối dâng lên liệt sĩ còn không đủ. Vậy thì việc chăm sóc của họ gần như tình nguyện không công. Trong khi nghĩa trang cần nhiều công việc: quét dọn khuôn viên, thay hoa, cắt cây, nhổ cỏ… Thế nhưng, những người như ông Thành đã gắn bó hàng chục năm, không nề hà khó nhọc, tận tâm với liệt sĩ.
“Còn sức chừng nào vẫn làm việc để tri ân đồng đội”
Tuần vài lần, ông Thành đều ra quét dọn nghĩa trang. Những ngày rằm, đầu tháng, lễ tết đều không thiếu ông. Thậm chí ban đêm ông ngủ lại nghĩa trang để chăm sóc mộ, thời gian ở nghĩa trang nhiều hơn ở nhà.
Các dịp lễ, Tết, hội và ngày kỷ niệm, ông chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp lại nghĩa trang cho sạch đẹp để các tổ chức, đoàn thể và nhân dân đến đặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm…
Ông làm việc với cái tâm và mong muốn nơi an nghỉ của liệt sĩ được sạch đẹp.
Trông coi ở Nghĩa trang, ông Thành đã chỉ dẫn cho hàng chục gia đình tìm kiếm người thân là liệt sĩ, dựa trên những thông tin có cơ sở từ cơ quan chức năng. Trong quá trình đó, ông cũng chứng kiến nhiều trường hợp người thân vào tìm mộ liệt sĩ trong niềm xúc động.
Ông Thành nói rằng, ông vẫn chưa quên hình ảnh người đàn ông ở Hà Tĩnh đi xe đạp vào Quảng Trị tìm mộ người thân cách đây gần chục năm. Trước khi đến Quảng Trị, ông ấy đã mất 3 tháng ròng tìm kiếm ở các tỉnh phía Nam. Được ông chỉ dẫn nơi an nghỉ của người thân, ông này đã khóc bên mộ liệt sĩ rất lâu. Vợ chồng ông Thành thấy thương nên đã đưa về nhà sinh hoạt qua đêm, hôm sau còn cho tiền để ông ấy về quê.
Người cựu binh già không quản khó nhọc vì trách nhiệm với liệt sĩ.
Không ít trường hợp thấy ông nhiệt tình, trách nhiệm nên biếu ông ít tiền nhưng ông từ chối và chỉ nhận trà và thuốc lá để hàng ngày thắp hương lên mộ các anh. Lần sau quay lại, họ mang 10 cái bát vào tặng ông để đáp trả ân tình. Ông luôn trân trọng những tình cảm đặc biệt ấy.
Ông Thành cho biết, mỗi năm có hàng chục đoàn từ các tỉnh miền Bắc vào thăm viếng và tìm mộ liệt sĩ. Những người đến thăm viếng được ông tiếp đón và chỉ dẫn tận tình.
Ông Thành thắp hương lên phần mộ chị mình ở nghĩa trang.
Vợ ông là bà Trần Thị Yến luôn động viên ông Thành trong công việc.
Ông Thành tâm sự: “Tui cũng có người thân an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ nên tui xem các liệt sĩ như anh em mình vậy. Công việc trông coi nghĩa trang cũng chẳng có gì khó nhọc lắm. Khi cần thì quét dọn khuôn viên, cắt tỉa cây cảnh cho không gian được sạch đẹp hơn. Mình làm vì cái tâm với liệt sĩ. Chỉ mong sức khỏe tốt để làm việc nhiều hơn. Còn sức thì tui vẫn tiếp tục làm việc để tri ân đồng đội đã khuất”.
Theo Đăng Đức (Dân Trí)
Hành trình băng rừng tìm kiếm hài cốt 2 phi công trên núi Tam Đảo
Vị trí tìm thấy hài cốt được cho là của 2 liệt sĩ trong vụ máy bay Mig 21-U rơi 47 năm trước nằm ở độ cao hơn 1.200m, dốc thẳng đứng - đại tá Ngô Hồng Thái kể.
Đại tá Ngô Hồng Thái, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, Phó Ban chỉ đạo 515 - Ban tìm kiếm được UBND tỉnh thành lập từ tháng 8.2018, trực tiếp tham gia cuộc tìm kiếm chiếc Mig 21-U rơi trên đỉnh núi Tam Đảo.
Tìm kiếm hài cốt của 2 liệt sĩ trong vụ máy bay rơi 47 năm trước tại đỉnh núi Tam Đảo. Ảnh: Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên
Những di vật đầu tiên
Theo đại tá Ngô Hồng Thái, cuộc tìm kiếm được chia thành nhiều giai đoạn, lực lượng tham gia mỗi đợt lên tới gần 20 người.
Công tác trinh sát được tiến hành từ đầu tháng 8, đại tá Thái là người trực tiếp tham gia. Sau khi khoanh khu vực tìm kiếm, lực lượng tìm kiếm phát cây mở đường, lập lán trại, chuẩn bị công tác hậu cần...
Sáng 28.9, Ban chỉ đạo 515 quyết định khai quật. Khoảng 8h30, những di vật đầu tiên được tìm thấy.
"Di vật đầu tiên đoàn khai quật xác định được là dây lưng, bao tay chuyên dụng. Căn cứ vào kích thước, đặc điểm của di vật, chúng tôi nhận định đây là di vật của đại úy Yuri Poyarkov - chuyên gia huấn luyện bay người Liên Xô" - ông Thái kể.
Mở rộng tìm kiếm, cách vị trí di vật được cho là của đại úy Poyarkov, lực lượng tìm kiếm đã xác định được vị trí di cốt của liệt sĩ Công Phương Thảo nằm cách đó khoảng 20m
Hài cốt được cho là của 2 liệt sĩ đang được lưu giữ tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên.
Đến khoảng trưa 29.9, việc quy tập hài cốt được cho là của 2 phi công đã hoàn tất. 13h30 cùng ngày, hài cốt được đưa về lưu giữ tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên.
Lực lượng tìm kiếm cũng thu nhặt được nhiều mảnh kim loại được cho là của máy bay huấn luyện Mig 21-U vẫn còn tại hiện trường.
Những di vật đi kèm với hài cốt của 2 liệt sĩ tử nạn cũng được đưa về, gồm dây lưng, bao tay, bao súng ngắn, đế giày, một số mảnh quần áo... vẫn còn nguyên trạng.
"Thời gian quá lâu, phần hài cốt không còn được nguyên vẹn. Vị trí máy bay bị rơi nằm ở độ cao hơn 1.200m, dốc thẳng đứng, cạnh một khe núi. Mất 10 giờ đồng hồ lội bộ, vượt núi, đoàn mới vào được hiện trường. Vị trí đầu máy bay đâm vào núi tạo thành hố sâu khoảng 3m, rộng khoảng 5 - 6m, có rất nhiều đất đùn sang hai bên tạo thành mô. Một số cây rừng bị máy bay va quệt vào bị gãy ngọn. Đoàn phát hiện một số mảnh nhôm nhỏ ở khe suối trên đường hành quân, một số mảnh kính vỡ vụn của máy bay, dây dù, mảnh dù, lốp máy bay. Có lẽ, phần thân máy bay đã bị nổ và văng xuống khe núi gần đó" - đại tá Thái thông tin.
Giám định ADN
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, đại tá Đỗ Đại Phong cho biết, hài cốt được cho là của 2 liệt sĩ trong vụ máy bay rơi 47 năm trước đã được đưa về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
Di vật được tìm thấy trên độ cao hơn 1.200m trong vụ máy bay rơi 47 năm trước.
Hàng ngày, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cử lực lượng tiêu binh canh giữ theo đúng nghi thức quân đội. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã báo cáo lên Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng về sự việc.
Hôm nay, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân sẽ lên làm việc để thực hiện các công việc tiếp theo.
"Đơn vị đã báo tin cho thân nhân của liệt sĩ Công Phương Thảo. Hai người cháu của liệt sĩ Thảo đã có mặt cùng đoàn tìm kiếm. Tới đây, Bộ Quốc phòng sẽ giám định ADN mẫu vật" - đại tá Phong cho biết.
Trong thời gian chờ đợi kết quả giám định, việc hương khói cho 2 liệt sĩ được thực hiện theo nghi thức quân đội.
Theo Thái Bình (VNN)
Có thể xét nghiệm ADN để làm rõ danh tính 36 bộ hài cốt liệt sĩ vừa cất bốc Tối 28/9, Trung tá Trần Hữu Hùng- Trưởng ban chính sách Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị xác nhận: Hiện đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị đã cất bốc được 36 bộ hài cốt LS tại thôn Xuân Mai, xã Gio Bình, huyện Gio Linh (Quảng Trị) trong đó chỉ có 01 bộ hài cốt LS. được xác...