Cựu binh Anh quyết không rời Afghanistan
Paul Farthing, cựu quân nhân Anh mở trung tâm cứu hộ động vật ở Kabul, từ chối sơ tán nếu các nhân viên của ông không được đưa khỏi Afghanistan.
Farthing, cựu binh từng phục vụ 22 năm trong thủy quân lục chiến Anh, mở trung tâm cứu hộ động vật Nowzad tại thủ đô Afghanistan từ năm 2007. Đến nay, cơ sở này có 25 nhân viên là người Afghanistan, bao gồm ba nữ bác sĩ thú ý đầu tiên của quốc gia Trung Á này.
Sau khi lực lượng Taliban chiếm Kabul, Farthing từ chối sơ tán về nước. Ông đề nghị chính phủ Anh can thiệp giải cứu cả nhân viên trung tâm cùng người thân và cấp cơ chế tị nạn cho họ.
“Nhân viên của tôi không đáng phải chịu số phận kẹt lại Afghanistan”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây .
Video đang HOT
Cựu binh Anh Pen Farthing trả lời phỏng vấn từ Kabul. Ảnh chụp màn hình video của CNN.
Farthing lo sợ trung tâm cứu hộ động vật Nowzad sẽ nằm trong danh sách “trả thù” của Taliban do hoạt động bằng nguồn tài trợ từ nước ngoài. Taliban chủ trương áp dụng những cách diễn giải hà khắc nhất từ luật Hồi giáo Sharia, trong đó cấm phụ nữ đi học, đi làm và không xem chó là thú cưng trong nhà.
“Tôi được trao cơ hội vì là công dân Anh, vậy nên tôi sẽ tận dụng hết mức cơ hội của mình. Tôi sẽ không rời đi đến khi nhân viên của tôi được đưa khỏi đất nước này”, ông tuyên bố.
Sau khi tiếp quản Kabul, Taliban đã tìm cách trấn an người dân với lời hứa cho phép phụ nữ tiếp tục làm việc “trong khuôn khổ” luật lệ Hồi giáo. Nhóm cũng để ngỏ khả năng cho phép các tổ chức phi chính phủ (NGO) tiếp tục hoạt động ở Afghanistan.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn chưa vội công nhận Taliban là lực lượng nắm quyền hợp pháp tại Afghanistan. Các lãnh đạo nhiều nước đã cảnh báo quyết định công nhận Taliban hay không tùy thuộc vào cách hành xử của nhóm này trong vấn đề nhân quyền.
Loạt website của Taliban biến mất bí ẩn
Các trang web Taliban dùng để chuyển thông điệp chiến thắng tới người dân Afghanistan và thế giới đều không truy cập được mà không rõ lý do.
Các trang web này truyền tải thông điệp của Taliban bằng tiếng Pashto, Urdu, Arab, Dari và tiếng Anh, nhưng đều rơi vào tình trạng không thể truy cập được từ ngày 20/8. Các website sử dụng dịch vụ của Cloudflare, hãng cung cấp dịch vụ phân phối nội dung và chống tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) có trụ sở tại San Francisco, Mỹ.
Cloudflare chưa bình luận về sự cố đối với các trang web của Taliban nói trên. Taliban có thể sớm cung cấp lại nội dung trên các website này khi tìm kiếm được nhà cung cấp dịch vụ mới.
Các tay súng Taliban đi tuần trên đường phố Kabul, Afghanistan ngày 19/8. Ảnh: AP .
Cùng ngày, dịch vụ tin nhắn mã hóa WhatsApp gỡ một số nhóm trao đổi của Taliban, theo Rita Katz, giám đốc Nhóm tình báo SITE chuyên theo dõi hoạt động chủ nghĩa cực đoan trên Internet. Các nhóm của Taliban trên WhatsApp bị xóa sau khi Facebook, hãng sở hữu dịch vụ nhắn tin này, cấm tài khoản của Taliban ngày 17/8.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan từ tháng 5, Taliban phát động chiến dịch đánh chiếm lãnh thổ chớp nhoáng và tiến vào thủ đô Kabul ngày 15/8, hoàn tất kiểm soát đất nước.
Taliban sau đó tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, khẳng định sẽ không có "thể chế dân chủ" ở quốc gia này và có thể cai trị theo mô hình hội đồng cầm quyền.
Phó thủ lĩnh Taliban tới Kabul đàm phán lập chính phủ mới Phó thủ lĩnh Baradar, đồng sáng lập Taliban, tới thủ đô Kabul để tham gia các cuộc thảo luận về thành lập một chính phủ mới tại Afghanistan. Một quan chức Taliban cho biết Mullah Abdul Ghani Baradar sẽ gặp các lãnh đạo khác của nhóm cùng các chính trị gia để thảo luận thành lập một chính phủ toàn diện. Baradar từ...