Cựu binh 62 tuổi viết đơn xin nhập ngũ
“Hiện nay khi đất nước hòa bình, dân đang ấm no, hạnh phúc thì nước ngoài lại âm mưu lăm le gây hấn và đe dọa đến chủ quyền dân tộc. Chính vì thế, chúng ta phải đứng lên thể hiện lòng yêu nước của mình”.
Việc làm hợp lẽ tự nhiên!
Chiều 12/5, chúng tôi tìm đến ngôi nhà riêng số 16 Ngõ Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nôi, nơi ông Nguyễn Mạnh Huân ( 62 tuổi) người viết lá đơn xin “nhập ngũ” đang sinh sống.
Ngôi nhà 3 tầng nằm tít sâu trong ngõ cửa đóng then cài rất chắc chắn, phải rất khó khăn PV mới tiếp xúc được với ông.
Ông Nguyễn Mạnh Huân (62 tuổi)
Dù đã ở tuổi 62 nhưng ở người cựu binh này vẫn có được phong thái, sức khỏe và tinh thần ổn định. Bên chén trà nóng, ông Huân nhanh chóng kể về cuộc đời mình và lý do viết lá đơn xin nhập ngũ.
Theo ông Huân, việc ông viết đơn xin gia nhập quân ngũ là xuất phát từ quá khứ, do gia đình ông đã trải qua cả 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ác liệt.
Ông kể: “Là một người con Hà Nội, từng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, lại trực tiếp tham gia cầm súng bảo vệ Tổ quốc nên tôi thấu hiểu hơn ai hết sự tàn khốc, đau khổ của các cuộc chiến gây ra với nhân dân.
Hơn thế, trước đây trong thời kỳ làm công nhân ở nhà máy thủy tinh Hà Nội tôi từng tham gia trung đội dân quân tự vệ chiến đấu với máy bay Mỹ để bảo vệ bầu trời Hà Nội. Đến năm 1979, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước tôi bắt đầu lên đường vào quân dự nhiệm, sau đó được bổ sung vào Quân đoàn 1 đóng tại Yên Dũng, Bắc Giang.
Với những kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường cộng với lòng yêu nước của mình, tôi nghĩ việc làm của tôi là hợp lẽ tự nhiên”.
Rồi ông chia sẻ thêm:
Video đang HOT
“Hiện nay khi đất nước hòa bình, dân đang ấm no, hạnh phúc thì nước ngoài lại âm mưu lăm le gây hấn và đe dọa đến chủ quyền dân tộc. Chính vì thế, chúng ta phải đứng lên thể hiện lòng yêu nước của mình. Tuy bây giờ tôi đã 62 tuổi nhưng tôi sẵn sàng nhận bất kể công việc gì hợp với sức khỏe, tuổi tác, miễn sao được ghé vai gánh vác cùng các cháu thanh niên bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”.
“Trong sáng ngày 13/5, tôi sẽ mang lá đơn xin gia nhập quân ngũ đến nộp trực tiếp tại Ban chỉ huy quân sự quận Đống Đa”, ông Huân cho biết thêm.
Gia đình ủng hộ
Tâm sự với chúng tôi, ông Huân cho biết, hàng ngày ông làm việc cho công ty sản xuất các dụng cụ thí nghiệm. Ngoài ra ông còn tham gia các hoạt động của hiệp hội UNESCO Hà Nội, cộng tác viên của đài truyền hình Hà Nội…
Tuy nhiên gần đây báo đài nói rất nhiều về việc Trung Quốc mang tàu sang vùng biển Việt Nam, đe doạ an ninh, chủ quyền lãnh thổ biển đảo, ông không thể đứng yên được.
Lá đơn xin gia nhập quân ngũ của ông Huân
“Tôi nghĩ mình phải làm một việc gì đó khi đất nước cần. Lá đơn tình nguyện xin được tham gia lực lượng quốc phòng toàn dân chính là thể hiện trách nhiệm của cá nhân tôi với Tổ quốc, với nhân dân. Tuy bây giờ tuổi tôi đã cao nhưng nếu Tổ quốc cần, tôi lúc nào cũng sẵn sàng mà không đòi hỏi bất cứ sự đãi ngộ nào của Nhà nước của Bộ Quốc phòng cả”.
“Cá nhân tôi cũng chỉ muốn nhấn mạnh rằng, thế hệ trẻ bây giờ cần phát huy hơn nữa sự yêu nước, lòng tự hào dân tộc, anh dũng, kiên cường, bất khuất dù trong hoàn cảnh nào…”.
Cũng theo ông Huân, sau khi biết ông viết lá đơn tình nguyện xin bảo vệ Tổ quốc, mẹ, các anh em và hai con ông rất tự hào về việc làm này và hoàn toàn ủng hộ.
“Bản thân bố mẹ tôi cũng là bộ đôi, ba anh em tôi lại đều làm trong quân đội, đó đã là truyền thống rồi. Việc tôi tự nguyện viết lá đơn xin tham gia bảo vệ Tổ quốc họ hoàn toàn ủng hộ”, ông Huân chia sẻ.
Minh Minh
Theo_VietNamNet
Tội ác tày trời và lá đơn xin giảm án gây "sốc"
Chỉ vì "say tình" với chị dâu, Trần Tuấn Thanh (28 tuổi, ngụ tại xã Long Hưng, cùng huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) đã cùng người tình giết chết anh họ một cách tàn độc.
Vụ án nghiêm trọng tưởng chừng đã khép lại với bản án tử hình cho Thanh và chung thân dành cho người phụ nữ lăng loàn. Thế nhưng, lá đơn có 300 chữ ký của người dân xin giảm án cho hai kẻ thủ ác khiến dư luận thật sự bị "sốc" nặng.
Một ngày đầu năm, những người đi đánh cá trên sông Bún Tàu thuộc xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng kinh hoàng phát hiện một thi thể người chết nổi lờ đờ, trên cổ nạn nhân có buộc sợi dây dù, hai chân buộc lại với nhau bằng hai chiếc võng, hai tay bị trói bằng sợi dây vải, buộc dây vào hai bao tải lớn đựng toàn gạch đá đang nằm dưới lòng sông. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân chết do bị ngạt thở trên bờ rồi mới bị dìm xuống nước.
Công an tỉnh Sóc Trăng lập chuyên án 113/MG xác minh lai lịch nạn nhân và truy tìm hung thủ nhanh chóng được triển khai. Trong lúc cơ quan điều tra đang khoanh vùng các đối tượng khả nghi thì Văn Thị Thủy (SN 1981) đến công an trình báo về sự "mất tích" của chồng là anh Trần Văn Nhân (SN 1975). Thủy cho biết anh Nhân ôm 2 chiếc võng (chính là hai chiếc võng hung thủ dùng trói chân nạn nhân) đi nhiều ngày không thấy về.
Từ lời khai của Thủy, cơ quan điều tra nhanh chóng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xác định thi thể nổi trên sông chính là anh Nhân. Nạn nhân vốn tính hiền lành, không gây thù chuốc oán với ai.
Văn Thị Thủy và người tình Trần Tuấn Thanh trước vành móng ngựa.
Anh Nhân lấy Thủy hơn 10 năm, sinh được hai con trai. Cuộc sống gia đình chỉ vừa đủ ăn. Phần Thủy, sau khi nhận hung tin chồng mình chết đã gào thét ai oán, ngất lên ngất xuống. Thủy còn nói rằng ngày hôm trước đi xem bói nghe thầy phán chồng đã chết nên rất hoang mang lo sợ. Không ngờ chồng lại chết thảm như vậy. Thủy về nhà uống thuốc tự vẫn nhưng không chết.
Từ những lời khai lan man của người vợ khả nghi, cộng với những lời khai của các nhân chứng, cơ quan điều tra đã loại bỏ khả năng anh Nhân bị giết để trả thù. Các trinh sát đã điều tra theo chiều hướng nghi án "vợ giết chồng". Lần theo đầu mối, các trinh sát điều tra được một thông tin quan trọng: Thủy đã có thời gian dài quan hệ bất chính với Trần Tuấn Thanh (SN 1985), chính là em họ của chồng Thủy.
Sau khi tỉnh dậy tại bệnh viện sau ca tự tử "trá hình", Thủy được điều thẳng đến cơ quan điều tra. Mẫu vân tay của Thủy hoàn toàn trùng khớp với dấu vân tay có mặt tại hiện trường án mạng. "Ác phụ Phan Kim Liên" thời hiện đại đã cúi đầu nhận tội. Lập tức tình nhân của Thủy là Trần Tuấn Thanh bị bắt.
Tại cơ quan điều tra, Thủy và Thanh đều khai nhận cả hai đã có mối quan hệ bất chính từ hơn nửa năm trước. Cơn "say tình" lên đến cực điểm, Thanh rủ Thủy giết chết anh Nhân để có thể tự do chung sống với nhau và ác phụ lập tức đồng ý. Lần đầu tiên, khoảng 10 ngày trước đó, Thanh ra chợ Mỹ Tú mua 10 viên thuốc ngủ đưa Thủy để cho chồng uống. Lúc anh Nhân bị nhức đầu, Thủy mang 8 viên thuốc ngủ cho chồng uống.
Bao tải đá đôi tình nhân dùng để dìm xác nạn nhân
Tuy nhiên, sáng hôm sau anh Nhân vẫn ngủ dậy bình thường. Đến một ngày, Thủy và Thanh biết trong ấp có gia đình tổ chức tiệc cưới và anh Nhân sẽ đi dự. Thủy bảo Thanh đi mua 2 lọ thuốc ngủ xi-rô cho 2 đứa con của Thủy uống. Thanh còn mua 2 sợi dây dù làm phương tiện gây án. Khoảng 21 giờ, anh Nhân đi đám cưới về lên giường ngủ sớm.
Thủy đỡ đầu anh Nhân dậy, đưa cho Thanh một khúc gỗ, bảo Thanh đập mạnh vào đầu, nhưng Thanh không dám hành động vì sợ đập sẽ chảy máu. Sau một hồi bàn bạc, cả hai thống nhất dùng dây dù thắt cổ nạn nhân cho đến khi tắt thở. Cả hai đưa thi thể anh Nhân ra sông Bún Tàu, cột vào bao tải chứa đầy đá vứt xuống sông. Về nhà, Thủy nấu mì gói cho nhân tình ăn và cùng nhau quan hệ trên chiếc giường cạnh hiện trường vụ án. Vài ngày sau, Thủy đến cơ quan điều tra để "diễn kịch" như đã bàn từ trước.
Việc 300 người xin giảm án trong vụ án này cũng như vụ hàng trăm người ký đơn nhận tội cùng với 7 kẻ đánh chết người ăn trộm chó ở Bắc Giang cho thấy, ngoài ý thức pháp luật thấp, tâm lý đám đông bè cánh còn ăn sâu vào suy nghĩ của người dân. Tình-lý là một yếu tố luôn đáng để soi xét trong mọi tình huống, kể cả luật pháp. Thế nhưng, cảm tình phải luôn được đặt sau lý lẽ, chỉ được xem xét sau khi sự thật được chứng minh rõ ràng. Tình cảm là yếu tố thể hiện sự thượng tôn pháp luật chứ không nên dùng như một công cụ để vượt lên pháp luật. Nên những cảm tính lệch lạc và mù quáng không những không thể kiềm chế tội ác mà mang tác dụng ngược. Riêng với 300 chữ ký "ngớ ngẩn" này, nhiều người đồng ý rằng con người sống phải có nhân đạo là đúng, nhưng lòng nhân đạo không được đặt đúng chỗ thì chẳng khác nào chúng ta đang dung túng cho kẻ giết người.
Ngày 26/6, TAND tỉnh Sóc Trăng đã mở phiên tòa lưu động tại huyện Mỹ Tú xét xử sơ thẩm vụ án. Hàng ngàn người dân đã về đây theo dõi phiên tòa với lời nguyền rủa đôi tình nhân loạn luân này. Hai kẻ thủ ác đứng trước vành móng ngựa khai nhận toàn bộ hành vi tội ác của mình. HĐXX đã tuyên tử hình Thanh, Thủy lĩnh án chung thân.
Vụ án tưởng đã khép lại nhưng ngay sau đó Trần Tuấn Thanh có đơn kháng cáo vì cho rằng mức án tử hình dành cho mình là quá nặng. Tiếp sau đó, gia đình Thanh cũng có đơn xin giảm án cho bị cáo. Chưa dừng lại ở đó, gia đình Thanh còn "xin" được 300 chữ ký của những người hàng xóm đồng loạt xin giảm án cho con em mình. Một vụ án quá rõ ràng và "dễ xử" bỗng trở nên phức tạp và gây nhiều trăn trở.
Vì sao một kẻ sát nhân lăng loàn như Thanh lại được nhiều người "thương yêu" như vậy? Đó là câu hỏi khiến các cơ quan tố tụng suy nghĩ trong một thời gian dài. Dư luận cả nước bỗng chú ý đến vụ án bằng sự hồ nghi. Không mấy người tin con số 300 người ký vào lá đơn là thật.
Và nếu thật thì họ cũng mù quáng đến mức điên rồ. "Con số 300 người, tôi cho rằng không có thực, cũng có thể có người ký vào đơn xin giảm án nhưng không thể nào nhiều vậy được. Hung thủ ra tay quá tàn ác và có kế hoạch ngay từ đầu, vậy thì tại sao lại xin giảm án?"- một độc giả Dòng Đời chia sẻ. "Thà ý định giết người của đôi tình nhân nảy sinh khi người anh họ phát hiện mối quan hệ thì đã không nói. Đằng này họ hai lần mưu hại nạn nhân nên không thể nói là phạm tội nhất thời được".
Phóng viên nhiều lần cố gắng "mục sở thị" lá đơn kỳ lạ đó nhưng không thể. Dù có nhiều luồng dư luận nhưng ít ai có cơ may nhìn thấy nó. Tuy nhiên, có luồng dư luận tại địa phương cho rằng sở dĩ có nhiều người ký đơn như vậy là vì Thanh có rất nhiều... bà con.
Hầu hết người ký đơn là những hộ dân sống xung quanh gia đình Thanh, trong đó bà con dòng họ chiếm phần đông đảo, phần lớn vì tình cảm mà miễn cưỡng ký vào đơn. Một số người dân còn cho biết để có được lá đơn, gia đình Thanh phải bỏ nhiều tháng trời thuyết phục người dân. Nhiều người không bà con với Thanh nhưng vốn tính thật thà và thương người nên đã... ký đại.
Chính quyền xã Long Hưng cũng rất "bất ngờ" với lá đơn nói trên, cho đến ngày xét xử mới biết được thông tin qua báo chí. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ xã chia sẻ với phóng viên con số 300 người cũng không nói lên được điều gì. Cả xã Long Hưng có đến gần 13.000 dân nên việc gia đình Thanh "kiếm" được 300 chữ ký là điều không khó.
Ngày 26/9, TANDTC tại TP.HCM xét xử phúc thẩm. Đơn xin giảm án của 300 người là "lá bùa" để Thanh vịn vào trong hy vọng cuối cùng níu giữ sự sống. Thế nhưng, với tội ác tày trời, HĐXX không còn cách nào khác phải loại trừ Thanh vĩnh viễn ra khỏi xã hội. Phần Thủy cũng mặc nhiên chấp nhận bản án chung thân dù trước đó ác phụ này cũng nhiều lần xin giảm án để được sớm về với hai con nhỏ.
Theo Dòng đời
Yêu nước bằng hành động Dù báo chí của Trung Quốc có đưa tin sai lệch, không chính xác như thế nào thì sự thật và chính nghĩa luôn ở phía Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nói. ảnh minh họa Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Những thông tin sai lệch mà Trung Quốc đưa ra trong họp báo và...