Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương biến đất “vàng” của Nhà nước vào tay tư nhân
Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt là Tổng Công ty Bình Dương) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương là chủ sở hữu.
Tất cả tài sản của Tổng Công ty Bình Dương được giao quản lý, sử dụng đều thuộc sở hữu Nhà nước.
Do đó, toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Bình Dương phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước. Với vai trò là chủ sở hữu, trên cơ sở quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Tỉnh uỷ Bình Dương đã ban hành các quy định để quản lý và cùng với UBND tỉnh Bình Dương thực hiện trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo toàn vốn, tài sản, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra thất thoát vốn, tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Bình Dương.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam.
Ông Trần Văn Nam (SN 1968 tại Hà Nội, cư trú tại phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2014. Từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2015, ông Trần Văn Nam được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Từ tháng 10/2015 đến tháng 7/2021, ông Trần Văn Nam là Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương.
Video đang HOT
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, trong giai đoạn giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam đã ký Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 và Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 7/1/2013 về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất khu đất có diện tích 43ha và 145ha cho Tổng Công ty Bình Dương do bị can Nguyễn Văn Minh (SN 1955, cư trú tại phường 14, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc.
Với cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trực tiếp phụ trách theo dõi và chỉ đạo về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam biết rõ tiền sử dụng đất là nguồn thu ngân sách Nhà nước; bảng giá trị đất hàng năm được UBND tỉnh Bình Dương ban hành trên cơ sở Nghị quyết của HĐND là căn cứ để tính tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, ngày 23/11/2012, ông Trần Văn Nam đã ký Công văn số 3444/UBND-KTN có nội dung: “Chấp thuận đơn giá đất để xác định tiền sử dụng đất cho khu dịch vụ do Tổng Công ty Bình Dương làm chủ đầu tư trong Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương với đơn giá đất bình quân 51.914 đồng/m2″ theo đề nghị của các bị can thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương và tham mưu của các bị can thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho phép áp đơn giá đất từ năm 2006 để tính thu tiền sử dụng đất cho Tổng Công ty Bình Dương năm 2012. Biết rõ việc làm trên là trái quy định của pháp luật nhưng ông Trần Văn Nam vẫn quyết định ký ban hành. Từ nội dung quyết định trên dẫn đến hậu quả là gây thất thoát ngân sách Nhà nước số tiền hơn 761 tỷ đồng khi tính tiền thuế chước bạ, tiền sử dụng đất giao khu đất 43ha và khu đất 145ha cho Tổng Công ty Bình Dương.
Trong giai đoạn cổ phần hoá Tổng Công ty Bình Dương, với chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, ông Trần Văn Nam là người giữ chức vụ cao nhất đối với quyền chủ sở hữu. Ông Trần Văn Nam đã chủ trì tổ chức cuộc họp Thường trực Tỉnh uỷ để phê duyệt phương án sử dụng đất của Tổng Công ty Bình Dương tại Công văn số 470-CV/TU ngày 29/7/2016. Theo đó, khu đất 43ha và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú không bàn giao về Công ty Impco – là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương quản lý. Tuy nhiên, tại cuộc họp của Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương ngày 17/4/2017, mặc dù biết Tổng Công ty Bình Dương đã chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú, không bàn giao về Công ty Impco là trái chủ trương của Tỉnh uỷ và quy định của pháp luật, nhưng ông Trần Văn Nam đã không yêu cầu Tổng Công ty Bình Dương huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng, chuyển giao khu đất về cho Công ty Impco quản lý để bảo toàn vốn chủ sở hữu theo quy định, mà vẫn chỉ đạo và quyết định cho Tổng Công ty Bình Dương tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc (công ty do bị can Nguyễn Đại Dương, là con rể bị can Nguyễn Văn Minh điều hành) dẫn đến hậu quả là toàn bộ quyền quản lý của Nhà nước tại Dự án Khu đô thị Thương mại – Dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43ha đã bị chuyển sang công ty tư nhân.
Để che giấu sai phạm của Tổng Công ty Bình Dương và trách nhiệm quản lý của chủ sở hữu, ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo hợp thức hoá Công văn số 947-CV/TU đề ngày 19/5/2017 (thực tế công văn được lập vào tháng 10/2018) đính chính Thông báo số 287/TB-TU ngày 24/7/2017 và Công văn số 477-CV/TU đề ngày 29/8/2016 (thực tế công văn được lập vào tháng 3/2019) điều chỉnh Công văn số 407-CV/TU ngày 29/7/2016 làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất của chủ sở hữu là Tỉnh uỷ Bình Dương tại Công văn số 407-CV/TU ngày 29/7/2016. Hành vi của ông Trần Văn Nam cùng các đồng phạm dẫn đến hậu quả gây thất thoát cho Nhà nước số tiền gần 985 tỷ đồng.
Viện KSND tối cao xác định, trong vụ án này, ông Trần Văn Nam phải chịu trách nhiệm chính về những quyết định và chỉ đạo của mình dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước. Với những sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trên, ngày 8/7/2021, ông Trần Văn Nam bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng các nhiệm kỳ.
Tiếp đó, ngày 9/8/2021, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bình Dương ban hành quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Trần Văn Nam. Ông Trần Văn Nam bị bắt tạm giam từ ngày 27/7/2021, hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Viện KSND tối cao truy tố ông Trần Văn Nam về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại khoản 3, Điều 219 BLHS.
Lừa thiếu nữ vào khách sạn để giở trò đồi bại
Bị cáo Lê Hùng Sơn lấy hình ảnh người khác, thay đổi tên họ và lên mạng làm quen với em L. rồi lừa vào khách sạn để hiếp dâm.
Tòa án nhân dân quận 5 (TPHCM) vừa xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Hùng Sơn (28 tuổi, quê Thanh Hóa) mức án 7 năm 9 tháng tù về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và trộm cắp tài sản.
Theo hồ sơ, Sơn hành nghề chạy xe ôm công nghệ. Thông qua mạng xã hội Zalo, Sơn dùng một số điện thoại tạo nick Zalo tên "Thế Minh" và đặt hình ảnh đại điện là người nam khác lấy từ trên mạng.
Bị cáo Sơn tại tòa. (Ảnh: X.D).
Khoảng tháng 4/2020, qua Zalo, Sơn kết bạn với em N.T.T.L. (sinh năm 2005) rồi thường xuyên nhắn tin nhưng chưa gặp mặt. Một tháng sau cả hai hẹn nhau cùng lên TPHCM chơi.
Sợ bị L. phát hiện người trong ảnh đại diện Zalo khác với hình thực nên nam bị cáo nói với bị hại là sẽ có bạn tới đón.
Chiều 5/5/2020, Sơn chạy xe đến khu vực TP Dĩ An (Bình Dương) đón Linh và giới thiệu mình là bạn Thế Minh. Sau đó, anh ta chở L. đến quận 6, TPHCM để ăn uống.
Sau đó, nam bị cáo 28 tuổi nói chở L. đến khách sạn trên địa bàn quận 5 để gặp Thế Minh. Tới nơi, anh ta muốn quan hệ tình dục nhưng bị hại không ý, nên bị cáo nên bóp cổ, đe dọa, giằng co, ép buộc em L. quan hệ.
Xong việc, Sơn còn lục túi xách của bị hại lấy điện thoại nhằm mục đích xóa hết tin nhắn trước đó. Đồng thời, Sơn lén lút chiếm đoạt dây chuyền và nhẫn vàng của em L. trị giá gần 3,8 triệu đồng.
Mở lại phiên xử nhóm giết người, đổ bê tông ở Bình Dương Trong phiên toà mở ra hồi đầu tháng, chủ mưu vụ giết người, đổ bê tông ở Bình Dương đã lấy tính mạng của mình ra "hù" HĐXX để xin hoãn phiên tòa. Ngày 31/12, TAND cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên xét xử phúc thẩm vụ án giết người đổ bê tông phi tang thi thể theo đơn kháng cáo kêu...