Cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch phình vị dạ dày
Ca nội soi can thiệp thành công trong điều kiện người bệnh bị xơ gan mất bù có biến chứng xuất huyết tiêu hóa nặng kèm nhiều bệnh lý phức tạp.
Chiều 26/5, các y bác sĩ Khoa Nội II (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng) cho biết vừa thực hiện can thiệp cầm máu thành công trường hợp vỡ búi phình tĩnh mạch ở dạ dày cho bệnh nhân H.T (77 tuổi, Đà Nẵng) và cho người bệnh xuất viện sau 5 ngày điều trị.
Ca nội soi can thiệp thành công trong điều kiện người bệnh bị xơ gan mất bù có biến chứng xuất huyết tiêu hóa nặng kèm nhiều bệnh lý phức tạp.
Các bác sĩ đơn vị Nội soi – Khoa Nội II đã tiến hành hội chẩn khẩn và đi đến quyết định nội soi can thiệp cầm máu cho người bệnh bằng cách tiêm chất keo sinh học histoacryl vào búi tĩnh mạch chảy máu.
Trước đó, Khoa Nội II – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tiếp nhận ông H.T trong tình trạng nôn ra máu tươi lẫn bầm đen. Ông H.T cho biết: “Tôi đang nằm nghỉ bình thường thì bụng quặn lên, sau đó nôn ra máu, lượng máu nôn ra phải bằng nửa cái thau rửa mặt”.
Video đang HOT
Sau khi thăm khám và thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện ở phình vị dạ dày có một búi giãn tĩnh mạch, có dấu chảy máu, đồng thời xác định người bệnh có phình tĩnh mạch thực quản kèm trên nền bệnh lý xơ gan nặng, viêm gan B, đái tháo đường type II.
Các bác sĩ đơn vị Nội soi – Khoa Nội II đã tiến hành hội chẩn khẩn và đi đến quyết định nội soi can thiệp cầm máu cho người bệnh bằng cách tiêm chất keo sinh học histoacryl vào búi tĩnh mạch chảy máu. Trường hợp ông H.T vừa chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do xơ gan mất bù, rối loạn chức năng đông máu, tiên lượng dè dặt kèm nhiều bệnh lý phức tạp gây khó khăn cho ekip khi tiến hành can thiệp.
Với sự hỗ trợ của các đơn vị trong bệnh viện và đã có sự đầu tư chuẩn bị từ trước, ekip bác sĩ đã thực hiện can thiệp thành công trong thời gian ngắn, bệnh nhân ngừng chảy máu, không có biến chứng xảy ra trong quá trình can thiệp.
5 ngày sau can thiệp, ông H.T đã ổn định, không chảy máu, ăn uống được và xuất viện.
Bệnh nhân H.T ổn định sau 5 ngày can thiệp, ăn uống được và hiện đã xuất viện.
Được biết, xuất huyết do vỡ phình tĩnh mạch (tĩnh mạch thực quản, tâm phình vị dạ dày) là nguyên nhân chính gây ra chảy máu đường tiêu hóa trên ở người bệnh xơ gan (70% các trường hợp); 50% các trường hợp tử vong trong lần chảy máu lần đầu, đặc biệt là các trường hợp xơ gan mất bù.
Can thiệp biến chứng chảy máu ở bệnh nhân xơ gan mất bù bằng phương pháp nội soi tiêm keo sinh học điều trị búi giãn tĩnh mạch phình vị dạ dày, nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản là lựa chọn ưu việt, ít xâm lấn nhất, hiệu quả cao. Kỹ thuật can thiệp nội soi cho bệnh nhân trong trường hợp này tương đối phức tạp, bên cạnh sự hỗ trợ của trang thiết bị, đòi hỏi ekip thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao trong việc thực hiện kỹ thuật, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh, hạn chế và xử trí kịp thời biến chứng.
Theo các y bác sĩ, người có bệnh lý xơ gan khi có dấu hiệu chảy máu (đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu) cần khẩn cấp đến ngay cơ sở y tế tin cậy để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bé 2 tuổi ngất xỉu sau khi uống nhầm chất tẩy trắng giày dép
Trẻ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, ho, thở nhanh, nôn ra máu. Gia đình cho biết trẻ có uống nhầm chất tẩy trắng giày dép đựng trong vỏ chai nước.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi nhập viện do uống nhầm chất tẩy trắng giày dép.
Theo gia đình bệnh nhi, trước đó, tại nhà, bé uống nhầm chất tẩy trắng giày dép đựng trong vỏ chai nước. Sau khi uống, bé bị ho sặc, nôn nhiều và ngất. Gia đình vội đưa bé đi cấp cứu.
Các bác sĩ cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, ho, thở nhanh, nôn ra máu. Sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bé được chẩn đoán viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa trên nghi ngộ độc chất tẩy trắng giày dép.
Sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bé được chẩn đoán viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa trên. Ảnh: BSCC.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã cho trẻ thở oxy, đặt sonde dạ dày, truyền dịch, tiêm kháng sinh, dùng thuốc giảm tiết axit.
Theo bác sĩ CKI Đào Thị Loan - Phó trưởng khoa Nhi - trẻ uống phải các chất tẩy rửa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra như gây bỏng niêm mạc đường tiêu hóa, suy hô hấp. Nhiều trường hợp còn gây chít hẹp thực quản, dò thực quản.
Khoa Nhi đã từng tiếp nhận và điều trị rất nhiều trường hợp trẻ uống phải nước lau kính, dầu hỏa, dung dịch acetone.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần cẩn trọng đối với hóa chất, chất tẩy rửa tại gia đình, cần để xa tầm tay trẻ em. Đặc biệt, không nên đựng những chất này trong các loại chai dễ nhầm lẫn với nước uống. Ngay khi phát hiện trẻ uống nhầm chất tẩy rửa, cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa để làm loãng lượng dung dịch. Sau đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Bác sĩ Loan lưu ý gia đình tuyệt đối không gây nôn cho trẻ. Vì bản chất của những chất này là ăn mòn, gây nôn có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Mềm môi rượu tất niên, cổng bệnh viện chực chờ Dịp Tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia tăng cao, chủ yếu do xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy cấp... Một bệnh nhân nhập viện điều trị viêm tụy cấp do rượu gây nên Theo các chuyên gia y tế, thời điểm trước và sau Tết, số bệnh nhân nhập viện liên...