Cứu bé sơ sinh suy tim
Sản phụ 35 tuổi, thai nhi 32 tuần bị suy tim thai, được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sinh mổ và hồi sức sơ sinh ngay khi chào đời.
Ở tuyến dưới, bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị block nhĩ thất độ 3, là tình trạng hệ thống dẫn truyền xung điện trong tim từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn. Nhịp tim thai chậm 54 lần một phút. Tới tuần thai thứ 32, dấu hiệu suy tim thai rõ ràng hơn.
Sản phụ vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi thai 34 tuần. Bác sĩ hai bệnh viện Phụ sản và Nhi Trung ương hội chẩn, chẩn đoán em bé bị bệnh tim bẩm sinh rất nặng, cần mổ sinh ngay đồng thời chuẩn bị kế hoạch hồi sức sơ sinh để cứu sống em bé ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ.
Ca sinh mổ tiến hành ngày 4/9. Em bé chào đời có tim đập rất chậm, chỉ 46 lần một phút. Các bác sĩ lập tức hồi sức sơ sinh ngay, bé bước đầu qua cơn nguy kịch được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để các chuyên gia tim mạch điều trị.
Sau ba ngày điều trị, nhịp tim của em bé đã tăng lên 120-140 lần một phút, tương đương với nhịp tim trẻ sơ sinh bình thường. Hiện cả em bé và mẹ đều khỏe mạnh.
Đại diện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết đa số bệnh lý tim bẩm sinh có thể điều trị khỏi, trẻ sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh. Trẻ gặp nguy hiểm tính mạng, nếu không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời, không được hồi sức cấp cứu ngay sau sinh.
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tháng 9/2020. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
6 bệnh viện tuyến cuối triển khai khám chữa bệnh từ xa
Chiều 27.8, Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) khánh thành Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, thuộc dự án Khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 - 2025 do BV này triển khai.
Các bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM đang hội chẩn với các bệnh viện để chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân - ẢNH MINH HỌA: THANH TIỆP
GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết dự án kết nối 205 điểm cầu tại 35 tỉnh, trong đó có nhiều BV tại miền núi, vùng khó khăn. Hệ thống khám chữa bệnh từ xa của BV Bạch Mai hướng đến mục tiêu mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, với sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến T.Ư; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại đơn vị điều trị tuyến dưới.
Các cơ sở y tế tuyến dưới được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ BV tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh và sự hài lòng của người dân ngay tại y tế tuyến dưới. Đặc biệt, đảm bảo giãn cách tại BV tuyến trên thực hiện phòng chống dịch Covid-19.
Theo Bộ Y tế, ngoài BV Bạch Mai, hiện đã có 5 BV tuyến cuối duy trì khám chữa bệnh từ xa, gồm các BV: Nhi T.Ư, E, Răng hàm mặt, ĐH Y Hà Nội, Tim Hà Nội.
Ngay sau lễ khánh thành, các bác sĩ của BV Bạch Mai đã tham gia hội chẩn các ca bệnh của nhiều điểm cầu thuộc các đơn vị: BV Thái Nguyên; BV đa khoa thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai); BV Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ); BV đa khoa quốc tế Hải Phòng; BV Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An, với các chuyên khoa: tim mạch, ung thư, hồi sức tích cực. Hội chẩn thực hiện thông qua ca bệnh và kết nối siêu âm trực tuyến, truyền hình ảnh phim cắt lớp vi tính, truyền dữ liệu hình ảnh thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh. Dịp này, chuyên gia của BV Bạch Mai từ tâm dịch Đà Nẵng cũng chia sẻ với các BV về ứng phó với các tình huống khẩn cấp của dịch Covid-19.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 28.8: Không có ca mắc mới, 12 bệnh nhân tiên lượng nặng
Trước thời điểm có dịch Covid-19, mỗi ngày BV Bạch Mai có khoảng 20.000 người là bệnh nhân, người nhà, học viên, các nhân viên tại các khu dịch vụ ra vào BV. Hồi tháng 4 vừa qua BV đã phải phong tỏa 20 ngày chống dịch Covid-19. Hiện lượng người đến BV này đã giảm khoảng 60% so với trước dịch.
Lưu tế bào gốc máu cuống rốn chữa bệnh nan y Thay vì vứt bỏ như trước đây, dây rốn và bánh rau đang được tận dụng như nguồn tài nguyên quý giá. Đó là chia sẻ của thạc sĩ, bác sĩ CKII Lưu Quốc Khải, nguyên Trưởng khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tại talkshow "Lưu trữ máu cuống rốn - của để dành mẹ trao con". Máu cuống rốn là...