Cứu bé gái 11 tuổi nguy kịch vì uống cả vốc thuốc ngủ
Ngày 29/9, BV Nhi đồng TP.HCM cho biết, các bác sĩ vừa cứu sống bé gái 11 tuổi tự tử bằng thuốc ngủ, nhập viện trong tình trạng hôn mê.
Theo đó, bé L.Q. (11 tuổi), ngụ Tiền Giang, được chuyển viện đến BV Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng hôn mê, chức năng gan thận đã bắt đầu bị độc chất liều cao của thuốc ngủ ức chế thần kinh.
Sau nhiều lần tra tên thuốc dựa theo gợi nhớ của gia đình và thử các xét nghiệm định tính máu, nước tiểu, các bác sĩ xác định dạng thuốc ngủ có hoạt chất từ Phenobarbital, thuốc ức chế thần kinh và chống co giật thường gặp.
BSCK 2 Lê Vũ Phượng Thy – Trưởng khoa Hồi sức Chống độc và BSCK 1 Lê Thái Lộc nhận định, thuốc ngủ bé gái này uống thuộc nhóm nặng nhất trong các loại thuốc ngủ những người có ý định tự tử hay dùng, như: Phenobarbital, Benzodiazepine (thuốc ngủ Seduxen) và nhóm ức chế 3 vòng Amitriptyline.
Cô bé đã uống hơn 20 viên thuốc ngủ để tự tử. (Ảnh: BVCC)
Video đang HOT
Nhóm này khi uống vào lúc đói, uống quá liều sẽ gây biến chứng của tình trạng ngủ, như ức chế tim, gây ức chế thần kinh trung ương, gây xoắn đỉnh, thông thường chỉ khoảng 30 phút là đi vào giấc ngủ.
Đối với bệnh nhân tự tử bằng thuốc, bệnh viện tiến hành cứu chữa tức thời, điều trị giải độc cùng lúc thực hiện các bước xét nghiệm định tính nồng độ thuốc.
Sau gần một tuần trị liệu tăng thải độc và kiềm hoá nước tiểu, bệnh nhân đã tỉnh hẳn, cai máy thở và cười tươi, cởi mở với mọi người.
Theo các bác sĩ, nhiều trường hợp được cứu sống, khi lấy lại bình tĩnh các bạn nhỏ, đa số tuổi vị thành niên thường tâm sự với chúng tôi rất thật lòng. Trường hợp này, lý do khiến bé tử tự vì thấy ba mẹ thương em út nhiều hơn mình nên đã nghĩ quẩn và mua thuốc về uống.
Nếu phát hiện muộn, khi đã có biến chứng thì những trường hợp tự tử dù được cứu sống cũng vẫn ảnh hướng đến các cơ quan như tim, gan, thận, lâu nữa sẽ gây viêm phổi.
Ăn nhiều củ dền trẻ nhỏ có nguy cơ bị chuyển hóa bất thường
Theo bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng TP HCM, củ dền đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần tránh ăn nhiều nhất là đối với trẻ nhỏ.
Báo VNnExress dẫn thông tin từ Phó giáo sư, tiến sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, vitamin C và B9, mangan, kali, sắt. 100 g củ dền tươi cung cấp 43 kcal, 1,6 g protein, 2,8 g chất xơ, 250 mg nitrat vô cơ.
Đông y ghi nhận củ dền có tác dụng giảm huyết áp, tăng cường lưu thông máu, thành phần nitrat vô cơ phong phú giúp tăng khả năng hoạt động thể lực. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và trong thời gian lâu dài không theo định lượng tiêu chuẩn cho phép thì nitrat sẽ tích tụ, các vi khuẩn trong đường ruột sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit, gây ngộ độc.
Củ dền rất tốt cho sức khỏe nhưng tránh lạm dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố TP HCM, giải thích nitrit là chất oxit hóa mạnh, nó hấp thu vào máu và biến đổi hemoglobin (hồng cầu tố - có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô) thành methemoglobin, không thể vận chuyển oxy, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong máu, gây ra một loạt chuyển hóa bất thường.
Đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng tuổi độ pH dạ dày thấp, hệ thống khử methemoglobin chuyển trở lại thành hemoglobin trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non. Nếu hấp thụ quá nhiều khiến hệ thống quá tải, không khử được methemoglobin như người lớn dẫn đến ngộ độc.
Biểu hiện ngộ độc là tím tái, ngột ngạt, khó thở, suy hô hấp, nhịp tim nhanh, nhức đầu, máu có màu chocolate. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ thiếu oxy não gây co giật, bứt rứt, hôn mê, thiếu oxy tim gây ngưng tim, ngưng tuần hoàn, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Liều gây chết trung bình của nitrit là 100-200g/kg trọng lượng, tương đương với liều của chất cực độc cyanide. Đến nay các ca nhập viện do ngộ độc nitrit chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Cụ thể, trước đó một bệnh nhi ở Long An đã bị ngộ độc do nồng độ methemoglobin hơn 30% chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân. Bác sĩ chỉ mới xác định được trong thai kỳ và sau sinh người mẹ đã ăn củ dền nhiều tháng, chứ chưa tìm hiểu được mẹ có cho bé ăn uống nước củ dền hay không.
Y văn chưa có chứng cứ độc tố có thể truyền từ dây rốn hay sữa từ mẹ sang con. Tuy nhiên yếu tố mẹ ăn củ dền trường kỳ là mấu chốt để bác sĩ thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và giải độc.
Tương tự, do nghĩ củ dền có tác dụng bổ máu, chị L. ở Bình Chánh nấu thành nước rồi pha sữa cho con, người mẹ còn pha củ dền vào nước cho con uống. Chỉ sau ba ngày thực hiện thực đơn, bé nhà chị bỗng tím tái và khó thở.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM bé có dấu hiệu ngưng thở do suy hô hấp, toàn thân tím đen. Phải mất hơn hai ngày cấp cứu tích cực, các bác sĩ mới may mắn cứu được bệnh nhi. Nguyên nhân được xác định là do thành phần có trong củ dền gây thiếu ôxy máu.
Liên quan tới vụ việc, lãnh đạo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, suy nghĩ củ dền bổ máu là không đúng bởi so với những loại thực phẩm có chứa chất sắt thì củ dền có lượng sắt không cao.
Riêng các loại củ quả có màu vàng - đỏ, xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cam, rau xanh giàu dinh dưỡng, cụ thể là cà rốt, có chất tiền vitamin A, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A có ích cho mắt; các loại khác giúp tăng miễn dịch cho hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và da. Tuy nhiên dùng quá nhiều, quá thường xuyên với lượng lớn vẫn không có lợi cho trẻ.
'Song Nhi' nghịch ngợm quậy tung giường, buộc phải 'dời đô' xuống đất để thỏa sức 'lăn lê bò trườn' Ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền phần bụng chậu phức tạp diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của khoảng 100 bác sĩ tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM. Đến nay, hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đã hồi phục với các chỉ số sức khỏe ổn định. Hiện tại, cả 2 vẫn...