Cửu Âm Chân Kinh về Việt Nam hay trò lừa ?
Một nhà phát hành ít tên tuổi đã bất ngờ công bố trang teaser về Cửu Âm Chân Kinh. Liệu thật sự Cửu Âm đã về Việt Nam hay chỉ là chiêu “lừa tình” cũ kỹ ?
Vừa qua, nhà phát hành Sgo Việt Nam đã cho ra mắt một trang teaser tại địa chỉ cuuam.sgovn.com. Nhìn sơ bộ, người xem có thể thấy tất cả thông tin đều dựa trên siêu phẩm Cửu Âm Chân Kinh vừa ra mắt trang teaser tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Đoạn video clip được sử dụng cũng là trích đoạn trailer của siêu phẩm Cửu Âm Chân Kinh đã trình chiếu trong thời gian qua. Từ những thông tin ấy, có thể dễ dàng nhận ra mục đích của trang teaser này là thông báo về sự hiện diện của Cửu Âm Chân Kinh trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, gamer có lý do để nghi ngờ tính xác thực của thông tin này. Trang web cho biết sẽ ra mắt game vào tháng 2 năm 2012, trong khi giai đoạn test cuối cùng của Cửu Âm Chân Kinh trên phạm vi toàn thế giới chỉ bắt đầu vào tháng sau. Với tiến độ đó thì gay cả bản quốc tế cũng không thể thương mại hóa kịp ngay tháng 2 này thì việc game về đến Việt Nam lại càng không tưởng. Thêm vào đó, trò chơi được đánh giá là rất nặng nên đòi hỏi bất kỳ nhà phát hành nào cũng phải có sự đầu tư dài hơn và chiến lược marketing đúng đắn. Về khoản này SGO Việt Nam khó lòng so sánh với “tứ trụ”, vì thế tin tức này có thể thấy là rất khó tin tưởng. Có thể đây chỉ là một webgame mới, núp dưới chiêu bài của Cửu Âm Chân Kinh mà thôi.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên chiêu bài Cửu Âm Chân Kinh được sử dụng để quảng bá hình ảnh một sản phẩm khác, nhưng viễn cảnh Cửu Âm Chân Kinh về Việt Nam vẫn rất mờ mịt dù hàng vạn gamer vẫn đang trong ngóng từng ngày. Dù sao đi nữa, việc lợi dụng Cửu Âm Chân Kinh để quảng bá cho sản phẩm khác của mình cũng là một bước sáng tạo, tuy nhiên nó chỉ hữu dụng ở những lần đầu. Nếu cứ dùng lại một thủ pháp mãi sẽ làm người xem bị trơ và thủ thuật sẽ mất tác dụng.
Google: Phần mềm diệt vi rút cho smartphone là trò lừa
Nhà quản lý cao cấp của Google, ông Chris DiBona, lên án các nhà cung cấp phần mềm diệt vi rút cho thiết bị di động là bịp bợm và gian lận, vì ông cho rằng smartphone không có nguy cơ về vi rút theo cách như Windows.
Giám đốc phụ trách phần mềm nguồn mở của Google, Chris DiBona, gọi các nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút cho thiết bị di động là "lang băm và gian lận". "Các công ty diệt vi rút đang dựa vào nỗi sợ của các bạn để bán sản phẩm bảo vệ vô tích sự dành cho Android, RIM và iOS", DiBona viết trên trang Google của mình. "Họ là những lang băm và kẻ lừa đảo. Các công ty có bán ra phần mềm bảo vệ chống vi rút cho Android, RIM hay là iOS nên biết xấu hổ".
Theo DiBona, mặc dù phần mềm độc hại trên thiết bị di động không phải là chuyện hoang đường, nhưng chúng rất hiếm khi gây ra vấn đề thực tế đối với người dùng: "Không có nền tảng di động nào tồn tại vấn đề vi rút theo cách như máy tính chạy Windows và một số máy Mac gặp phải. Những vấn đề đã biết thì không đáng kể, do việc sử dụng mô hình sandbox (khi chạy ứng dụng trong các hệ điều hành di động).
Trên báo The Register có bài phân tích động thái khiêu khích của DiBona, cho rằng tuyên bố gay gắt của ông được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Juniper Networks công bố một tuần trước đó. Theo bản báo cáo từ cuộc nghiên cứu, trong vòng 3 tháng rưỡi kể từ tháng 7/2011, số lượng phần mềm độc hại được viết trên nền tảng Android gia tăng đến 472%. Trong đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy, môi trường để phần mềm độc hại cho Android lan truyền thuận lợi là kho ứng dụng Android Market, vốn sử dụng mô hình kiểm tra mã nguồn ít hà khắc hơn so với nền tảng App Store của iOS.
Chris DiBona nói rằng các nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút cho smartphone phải biết xấu hổ.
Cho đến thời điểm hiện tại, mọi người đều biết rằng hầu hết các nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút đều có sản phẩm cho Android. Trong đó có các nhà sản xuất như Symantec, F-Secure, Kaspersy Lab và Doctor Web...
"Để hiểu DiBona đang muốn nói gì, mọi người cần phải đọc rất tập trung", Sergei Komarov, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu phát triển phần mềm diệt vi rút của Doctor Web nói: "DiBona thừa nhận sự tồn tại của phần mềm độc hại trên Android nhưng nó không phải là vi rút theo cách hiểu của DiBona. Tôi không biết người dùng có thể yên tâm với việc để yên cho Trojan nằm trong smartphone của mình và gửi đi những SMS trả phí hay là đánh cắp dữ liệu cá nhân hay không, vì nó không phải là vi rút theo cách hiểu của đại diện Google. Theo ông ấy khẳng định thì Trojan này không đi quá sâu vào hệ thống... Chẳng lẽ người ta sẽ chịu mất tiền và dữ liệu oan uổng theo cách đó?!".
Android đã trở thành nền tảng phổ biến nhất trước mắt các tội phạm mạng về mọi tiêu chí: "Cả về số phần mềm độc hại trong một tháng lẫn về số phần mềm độc hại trong suốt thời gian từ xưa đến nay", Denis Maslenikov, chuyên gia hàng đầu về diệt vi rút của Kaspersky Lab khẳng định. Theo số liệu của Kaspersky Lab, số phần mềm độc hại trên Android hiện ở vào khoảng 56% tổng số phần mềm độc hại trên thiết bị di động.
Khác với Android, người ta chưa tìm thấy phần mềm độc hại cho iOS, Iuri Namestnikov, một chuyên gia cao cấp khác về diệt vi rút của Kaspersky Lab bổ sung. Tấn công người dùng iOS là một việc phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn so với tấn công người dùng Android.
Theo PCWorld VN
Mắc trò lừa trên mạng, mẹ ép con cởi đồ trước webcam Bà mẹ 41 tuổi ép con gái khỏa thân trước một người đàn ông lạ qua webcam với hy vọng đoạt giải ảnh bikini qua mạng. Bà mẹ Ann Lussier, sống tại Attleboro, bang Massachusetts (Mỹ) đang phải đối mặt với những cáo buộc gây nguy hiểm cho trẻ em. Ann khai rằng một người đàn ông tự xưng là một nhiếp ảnh...