Cửu Âm Chân Kinh cập nhật phái Cổ Mộ
Sau thông tin về hệ thống đói khát bệnh tật, mời các bạn cùng VietBoom tiếp tục khám phá những thông tin về phiên bản mới Hiệp Khách Hành của tựa game Cửu Âm Chân Kinh (phiên bản TQ).
Trong nội dung đồ sộ của phiên bản Hiệp Khách Hành, Cửu Âm Chân Kinh sẽ thêm nhộn nhịp với sự xuất hiện của bát đại môn phái mới. Được biết, các môn phái mới sẽ được phát hành thành 2 đợt. Cùng với 14 môn phái gốc, bát đại môn phái mới sẽ cùng xây dựng nên đội ngũ to lớn 22 môn phái, mở ra một thế giới võ lâm ân oán tình thù đầy kịch tính.
Phái Cổ Mộ
Phái Cổ Mộ
- Võ học: Ngọc Nữ Tâm Kinh, Phốc Ma Cung, Thiên La Địa Võng Thức, Ngọc Phong Kim Châm.
- Môn phái liên quan: Võ Đang
Khi đệ tử phái Cổ Mộ ngẫu nhiên hành tẩu giang hồ, trên đường gặp nữ tử lẻ loi mồ côi bèn thu nạp vào môn phái, nam tử thì phải dựa vào cơ duyên mới được gia nhập. Muốn làm đệ tử phái Cổ Mộ thì cần cơ duyên trùng hợp hoặc tinh thông cơ quan, mới có thể xâm nhập vào Cổ Mộ Mật Thất được gặp đệ tử nhập môn. Ngay thẳng biểu hiện ở tâm tính, nếu có thể đạt được cảnh giới tâm trong sáng như băng tuyết, đối diện với vô số cám dỗ mà không bị lạc lối, ở trong Thạch Thất khép kín bắt chim tước, phù hợp tu hành võ học Cổ Mộ, nếu có thể đạt yêu cầu, thì mới được nhận làm đệ tử.
Một đoạn giang hồ ân oán của phái Cổ Mộ và Toàn Chân giáo: có người nói võ học và võ học đạo phái có tương sinh tương khắc, nhiều năm về trước phái Cổ Mộ cố thủ ở trong Mộ, rất ít khi ra giang hồ, sau này vì trong thời loạn thế, có phần ăn ý với người sáng lập của phái Võ Đang – Trương Tam Phong, hai bên có qua lại với nhau. Võ học của phái Cổ Mộ âm nhu, phóng khoáng linh động, có nhiều chỗ tương đồng với võ công phái Võ Đang, do đó mà Võ Đang cổ vũ môn hạ đệ tử qua phái Cổ Mộ học võ. Trưởng môn phái Cổ Mộ cũng vui mừng khi có đệ tử phái Võ Đang cùng môn nhân luyện võ, dạy dỗ nhau những điều tâm đắc.
Huyết Đao Môn
Video đang HOT
Huyết Đao Môn
- Võ học: Huyết Đao Tâm Kinh, Đồ Lục Thần Công, Huyết Đao Quyết, Địa Ngục Nhiếp Hồn
- Môn phái liên quan: Cẩm Y Vệ
Huyết Đao không dễ dàng thu nhận đệ tử, Huyết Đao trọng sát phạt, giết hàng loạt, phàm những ai muốn nhập môn sẽ nhận được Huyết đao sát phạt lệnh, trong lệnh có thể là người nổi tiếng trên giang hồ, cũng có thể là người bạn thân lẻ loi yếu đuối, trên đời không hề có người không thể giết.Những người được lệnh sau khi đã qua bước đầu tiên thì cần phải tàn sát lẫn nhau, người cuối cùng còn đứng vững thì mới được gia nhập vào Huyết Đao Môn.
Một đoạn nguồn gốc giang hồ của Huyết Đao Môn và Cẩm Y Vệ: khi Huyết Đao Môn di chuyển đến Hoa Sơn Tây Vực, có người Nhược Can không đi theo mà đến Tuyết Sơn, những người này tiếp tục phát triển trong quân đội triều đình, sau đó vì võ công cao cường, từ đó gia nhập Cẩm Y Vệ, trở thành một đội trong Cẩm Y Vệ không phân địch ta, chỉ tôn sùng thanh đao sắc bén của thánh mệnh.
Long Môn Tiêu Cục
Long Môn Tiêu Cục
- Võ học: Thiên Long Kiếp, Bát Phong Bát Đả, Long Môn Thương Pháp, Nhạc Gia Thương Pháp, Đại Diễn Thần Thương.
- Môn phái liên quan: Cái Bang
Đã nhiều năm rồi Long Môn Tiêu Cục không thu nhận người ngoài nhập môn, trong môn phái Tiêu Sư toàn dựa vào giới thiệu lẫn nhau, đa phần là những người đã trải qua sinh sử trong con đường vận tiêu mới có thể gia nhập môn phái, ngoài ra muốn trở thành Tiêu Sư thì cần phải chiến thắng qua ải đối chiến với Tiêu Sư trong môn phái, so tài điều khiển ngựa với Kỵ Sư trong Long Môn Tiêu Cục, người chiến thắng mới được qua ải.
Nguồn gốc của Long Môn Tiêu Cục và Cái Bang: Giai đoạn sau Long Môn, đệ tử Long Môn và Cái Bang có nhiều điều trùng hợp. Long Môn Tiêu Cục Tứ Đương Gia chính là một vị trưởng lão đức cao vọng trọng của phái Tịnh Y Cái Bang. Long Môn Tiêu Cục lòng dạ nghĩa hiệp, Tiêu Thiên Phóng rất kính phục, cho người có năng lực ở Cái Bang gia nhập Long Môn Tiêu Cục, cũng có thể nói là tận tâm cho giang hồ đại nghĩa, hai là, xưa nay Long Môn Tiêu Cục toàn nhận những đồ vật hết sức quý giá, lộ trình vận tiêu tình hình phức tạp, đệ tử Cái Bang gia nhập Long Môn Tiêu Cục, có thể nhờ vào Long Môn Tiêu Cục đi vận tiêu để rèn luyện đệ tử Cái Bang, tăng thêm sự từng trải giang hồ.
Niệm La Bá
- Võ học: Thiên Ma Bí Pháp, Vân Mộng Thiên Hương Quyết, Thiên Ma Vũ, Yết Chi Huyết, Vô Tự Ngọc Quyết.
- Môn phái liên quan: Đường Môn
Niệm La Hoa Hội, đệ tử Niệm La Bá mỗi năm sẽ tuần du thiên hạ, sẽ giấu tên để tổ chức lễ hội hoa trong giang hồ,tất cả nam nữ thanh niên không phân biệt xuất thân cũng đều có thể tham gia, nữ tử là thượng khách, tìm người tài sắc vẹn toàn, nam tử là khách thường, tìm người trí dũng, dùng thuốc mê hoặc. Họ tìm kiếm người xinh đẹp gia nhập môn phái làm đệ tử, làm nô bộc, hoặc thu nhận vào môn phái.
Chuyện cũ được giấu kín của Niệm La Bá và Đường Môn: Người ngoài chỉ biết lão tổ mẫu Đường Môn – Đường Phụng là chủ nhân Đường Môn, nhưng lại không biết rằng Đường Phụng đã từng là tôn chủ đời thứ 17 của Niệm La Bá. Bà chưa từng nghĩ bản thân sẽ gặp một người đàn ông thay đổi vận mệnh của đời mình, đó là con trai tưởng của trưởng môn Đường Môn – Đường Tận. Từ đây một mối nghiệt duyên bắt đầu, Đường Phụng vì Đường Tận cam tâm tình nguyện từ bỏ mọi thứ, đổi tên thành Đường Phụng, trở thành lão tổ mẫu Đường Môn của ngày nay, nắm giữ quyền hạn lớn nhất của Đường Môn. Nhưng giữa Đường Môn và Niệm La Bá vẫn có một mối liên hệ có chém cũng không đứt.
Võ học, vũ khí mới
Bên cạnh bát đại môn phái mới, hệ thống võ học và vũ khí trong Cửu Âm Chân Kinh cũng có sự thay đổi trong phiên bản Hiệp Khách Hành. Bài vè cổ xưa được chôn giấu dưới Hoàng Sa, kiếm phổ thất truyền cất giấu trong Cổ Mộ, tuyệt kỹ độc môn lưu truyền ngoại vực, cương kình đao lục chỉ nghe thấy trong truyền thuyết… Cùng với hai khu vực giang hồ Bắc Nguyên, Tây Vực, mở ra 8 khung cảnh độc lập, người chơi sẽ được tiếp xúc gần mấy trăm loại binh khí mới với 10 kiểu tạo hình khác nhau. Và võ học mới với số lượng tương ứng cũng sẽ đồng loạt ra mắt.
Trọng kiếm, Tây Dương Kiếm và rìu
- Loan Đao:
Loan Đao là một loại binh khí đại biểu đặc sắc của Tây Vực, thân đao dài mà cong, trong chiến đấu kỵ binh có thể nhanh chóng chém rớt thủ cấp của đối phương, trong tác phẩm điện ảnh, chúng ta cũng thường thấy loại binh khí này, so vơi cấu tứ du dương của đao pháp Trung Nguyên, Loan Đao có tính linh hoạt hơn, người thiên về sử dụng Loan Đao thông thường đều có công phu tay vững chắc, từ đó khiến Đao Loan thể hiện được đường kiếm khó mà đoán trước được.
- Thánh Hỏa Lệnh:
Thánh Hỏa Lệnh xuất phát từ tiểu thuyết võ hiệp Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung, là thánh vật của Minh Giáo, được đúc thành từ bạch kim huyền thiết và cát kim cương, chất liệu cứng cáp không gì sánh bằng. Thánh Hỏa Lệnh có 3 phần hư 7 phần thực, có sở trường mê hoặc đối thủ, mà trên thực tế thì tư thế quái dị, khác biệt rất lớn với võ học Trung Nguyên, có thể mê hoặc đối phương rồi chiến thắng bằng việc tấn công bất ngờ.
- Trường Thương:
Nó là binh khí chủ lực trên chiến trường đã tích trữ hơn nghìn năm, mà trong giang hồ của Hiệp Khách Hành, cũng có chia ra thành nhiều loại thương pháp, thương thuật tạo điều kiện cho người ta nghiên cứu, do đó, sự xuất hiện của thương nhất định sẽ mang đến một làn sóng mới cho Cửu Âm Chân Kinh. Thương thể hiện rõ nét ưu thế của loại binh khí dài, ưu thế có được nhờ vào phạm vi và cự ly công kích.
Phi Trảo, Câu Kích và Bút
Trước mắt chủng loại binh khí được chia thành: Loan Đao Ba Tư, Thánh Hỏa Lệnh, Tây Dương Kiếm, chùy, trường thương, Đường Đao, dù, Phán Quan Bút, Trường Câu, Trọng Kiếm. Binh khí và võ học tập hợp những đặc sắc văn hóa dân tộc khác nhau của Trung Nguyên, Tây Vực, Ngoại Vực.
Theo VNE