Cứu 5 thuyền viên nước ngoài bị nạn trên biển
9g30 sáng nay, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 2 Đà Nẵng (MRCC) phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cứu hộ, cứu nạn thành công 5 thủy thủ trên tàu Onnekas One của Malaysia gặp nạn trên vùng biển xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã bơi xuồng tiếp cận vị trí con tàu bị nạn để căng dây cứu hộ vào bờ do trước đó việc bắn dây không thành công. Sau khi tiếp cận được tàu Onnekas One và xác định 5 thủy thủ trên tàu vẫn an toàn, lực lượng cứu hộ đã đưa 5 thủy thủ xuống phao cứu nạn và bơi lần theo dây cứu hộ để vào bờ.
Lực lượng cứu hộ đưa các thuyền viên nước ngoài từ tàu bị nạn vào bờ bằng phao, dây cứu hộ, cứu nạn.
Trung tá Nguyễn Xuân Hòa, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “Sáng nay thời tiết thuận lợi nên việc cứu hộ các thủy thủ trên tàu Onnekas One được triển khai nhanh chóng. Sau khi đưa được các thủy thủ vào bờ, các thủy thủ được chăm sóc sức khỏe và chúng tôi sẽ tiến hành xác định quốc tịnh của họ, giải quyết thủ tục pháp lý về xuất, nhập cảnh để tạo điều kiện cho các thủy thủ sớm trở về nước”.
Video đang HOT
Sau khi được đưa vào bờ thành công, 5 thủy thủ trên tàu Onnekas One có biểu hiện đuối sức. Các y, bác sĩ đã tập trung sơ cứu, giúp các thủy thủ ổn định sức khỏe.
Thuyền viên nước ngoài đầu tiên được đưa lên bờ.
Trước đó, vào chiều tối ngày 23/12, tàu dầu Onnekas One của Malaysia được tàu Sebang T7 của Shipmate PTE.LTD, Singapore lai dắt đến Hải Nam (Trung Quốc) để sửa chữa. Do sóng to, dây cáp bị đứt nên tàu Onnekas One đã bị gãy đôi và trôi dạt vào vùng biển thôn An Lộc, xã Quảng Công. Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 2 Đà Nẵng đã tổ chức cứu hộ vào chiều 24/12 nhưng do sóng to, biển động nên đến sáng nay, việc cứu hộ 5 thủy thủ mới hoàn thành.
Thuyền trưởng Kyaw (bìa phải) và 4 thuyền viên sau khi được đưa lên bờ an toàn
Danh sách 5 thuyền viên trên tàu bị nạn gồm: thuyền trưởng Kyaw, sinh năm 1971; Aung Kochit, sinh năm 1988; Kyaw Than sinh năm 1968; Htat Naing Aung, sinh năm 1992, Aung Myo Kyaw, sinh năm 1992, tất cả đều khai quốc tịch Myanmar.
Theo 24h
Thuyền viên nước ngoài bị cướp về nước
Ngày 19.12, tại TP.Vũng Tàu, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bàn giao 9 thuyền viên người nước ngoài (5 Myanmar và 4 Indonesia) bị cướp tấn công ngày 18.11 cho lãnh sự quán Indonesia và Myanmar.
Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng tỉnh này cũng đã bàn giao tàu ZAFIRAH (quốc tịch Malaysia) cho chủ tàu.
Đại tá Trần Công Hiểu bàn giao tài sản cho thuyền trưởng tàu ZAFIRAH - Ảnh: Nguyễn Long
Tại lễ bàn giao, Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM, ông Bambang S. Tarsanto đã đánh giá cao sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc cứu sống 9 thuyền viên bị cướp biển tấn công trong thời gian qua. "Trong những năm gần đây, các ngư dân và cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhiều lần cứu giúp các công dân Indonesia bị nạn trôi dạt trên vùng biển Việt Nam. Điều này đã làm cho mối quan hệ truyền thống của cả hai nước ngày thêm sâu sắc, gắn bó", ông Bambang S. Tarsanto nói. Còn Thuyền trưởng tàu ZAFIRAH, ông Sann Winnaung (Quốc tịch Myanmar) xúc động nói: "Chúng tôi rất cảm ơn các cơ quan chức năng, nhất là Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong thời gian ở Vũng Tàu, ngoài việc được chăm sóc sức khỏe, chúng tôi đã được các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng giúp đỡ và tạo điều kiện rất nhiều. Hiện giờ tàu của chúng tôi đã được sửa chữa xong để có thể rời Vũng Tàu về nước".
Lãnh đạo Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tiễn các thuyền viên về nước - Ảnh: Nguyễn Long
Cũng tại lễ bàn giao, các thuyền viên tàu ZAFIRAH rất vui mừng. Nhiều thuyền viên mập mạp và trắng hơn nhiều so với ngày đầu tiên được cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp nhận sau sự cố bị cướp biển tấn công. Thuyền trưởng Sann Winnaung cho biết, có 4 người Indonesia đi máy bay về nước ngay sau lễ bàn giao, số còn lại sẽ đi bằng tàu ZAFIRAH. Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã mở niêm phong, trao lại máy tính xách tay, điện thoại di động và sổ nhật trình... cho các thuyền viên tàu ZAFIRAH.
Như Thanh Niên đã thông tin, rạng sáng 18.11, tàu ZAFIRAH cùng thủy thủ đoàn đang hành trình trên vùng biển Indonesia thì bị một nhóm người lạ tấn công, khống chế và cướp tàu. Đến ngày 20.11, những người cướp tàu đã đẩy 9 thuyền viên bị nạn xuống biển bằng một chiếc xuồng cứu sinh thì được ngư dân xã Phước Tỉnh, H.Long Điền cứu vớt bàn giao cho cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng tàu sau khi bị cướp đã chạy vào vùng biển Việt Nam thì bị Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức vây bắt.
Liên quan về việc xử lý 11 nghi can cướp tàu ZAFIRAH, đại tá Trần Công Hiểu, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho PV Thanh Niên biết: "Do thời hạn giam giữ hình sự 11 nghi can này đã hết nên Bộ đội Biên đã bố trí phòng ăn, ở cho những người này để tiện chăm sóc sức khỏe tại một đơn vị thuộc Bộ chỉ huy trên địa bàn TP.Vũng Tàu. Hiện nay, Bộ đội Biên phòng đang chờ ý kiến của Bộ Ngoại giao 2 nước để tiếp tục xử lý theo quy định"
Theo TNO
"Kình ngư"... một chân Không nhà cửa, không đất đai, ruộng vườn, chỉ có một chiếc ghe nhỏ làm chỗ trú thân, hơn 30 năm qua, anh Hồ Tân (khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) luôn bám dưới lòng sông để mưu sinh. Anh Hồ Tân trong một lần lặn dưới sông Ngã Bảy. Anh là một "kình ngư" nức...