Cứu 3 tàu cá gặp nạn trên vùng biển Bến Tre
Ngày 27-11, Biên đội 3/19, Hải đoàn 18 BĐBP phối hợp với Hải đội 2, BĐBP Bến Tre và các lực lượng chức năng tổ chức cứu hộ, cứu nạn và khống chế thành công đám cháy trên 3 tàu bị nạn trên vùng biển Bến Tre.
Cán bộ, chiến sỹ Hải đoàn 18 tham gia chữa cháy 3 tàu cá. Ảnh: Vũ Hùng
Vào khoảng 12 giờ 14 phút ngày 27-11, 2 tàu cá mang số hiệu BT93339TS và BT93499TS của ông Tô Hoàng Nam (SN 1968), trú tại ấp Tân Nam, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre và tàu cá BT90238 TS của ông Khấu Văn Nghỉ (SN 1965), trú tại ấp 8, xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đang hành trình đến tọa độ 10000′N-106030′E, cách cửa Hàm Luông khoảng 10 hải lý thuộc vùng biển của tỉnh Bến Tre thì bị cháy. Lúc này, trên 3 tàu cá có 13 thuyền viên và nhiều ngư lưới cụ.
Nhận được tin báo cứu nạn, Biên đội 3/19 Hải đoàn 18 BĐBP đã thông báo cho Hải đội 2, BĐBP Bến Tre đề nghị hỗ trợ, đồng thời, thông báo với Bộ Chỉ huy BĐBP Bến Tre và các tàu hoạt động gần đó để phối hợp ứng cứu.
Đến khoảng 16 giờ 40 phút cùng ngày, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Vụ hỏa hoạn may mắn không gây thiệt hại về người.
Biên đội 3/19 lai dắt tàu bị nạn vào bờ. Ảnh: Vũ Hùng
Video đang HOT
Hiện, Biên đội 3/19, Hải đoàn 18 BĐBP đã lai dắt 3 tàu bị nạn cập cảng Gập Bà Bèo, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, Bến Tre để tiến hành điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Vũ Hùng
Theo bienphong.com.vn
Trang trại nuôi vịt xả thải gây ô nhiễm nguồn nước
Trên 20 hộ dân tại Tổ 10, Ấp 7, xã An Hiệp, huyện Ba Tri (Bến Tre) phải chịu tình trạng ô nhiễm môi trường vì nguồn nước tại kênh Bàu Gòng (kênh nội đồng) bị đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Cá tôm chết, người dân không còn đánh bắt được đành phải cuốn lưới. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN
Nguyên nhân do một trang trại chăn nuôi vịt quy mô lớn với hơn 35 nghìn con nằm giữa đồng, đã xả nước thải ra kênh, gây ô nhiễm môi trường.
Bà Nguyễn Thị Mỹ (64 tuổi) có ruộng lúa nằm sát trang trại nuôi vịt trên cho biết, nước thải từ trang trại nuôi vịt chảy qua ruộng lúa đen ngòm, đặc quánh lại.
Nhiều ngày qua, bà thuê nhân công dặm lúa nhưng không ai nhận làm vì lội xuống nước đen sẽ bị ngứa và nổi mụn đỏ. Bên cạnh đó, mùi hôi thối còn bốc lên nồng nặc.
Hiện bà Mỹ lo ngại vụ lúa này sẽ mất trắng vì lúa có dấu hiệu chuyển sang màu vàng, ít đẻ nhánh. Bà Mỹ chia sẻ: Các ruộng lúa xung quanh không dám bơm nước từ kênh lên, chỉ chờ vào nước mưa.
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì nước mưa không đủ tưới cho ruộng và lúa sẽ bị ảnh hưởng khi vào giai đoạn làm đòng, trổ bông.
Ông Phan Văn Tạc, sinh sống bằng nghề chài lưới cho hay, từ khi trang trại vịt hoạt động và xả nước thải ra kênh, cá tôm cũng chết hoặc bỏ đi hết.
Nước kênh đen bốc mùi hôi, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN
Hiện nay, không ai dám xuống kênh vì sợ ngứa. Vì vậy, ông Tạc đành phải thu gom các dụng cụ đánh bắt cá, đợi nguồn nước sạch trở lại.
Theo ông Tạc, nếu không xử lý dứt điểm, tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ lan dần sang các kênh khác và lan ra xã khác, vì nguồn nước chung một tuyến kênh.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, kênh Bàu Gòng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất của nhiều hộ dân với hàng chục hecta đất sản xuất lúa đang vào giai đoạn đẻ nhánh.
Nhưng từ khi nước kênh chuyển màu đen kịt, bốc mùi nồng nặc, người dân nơi đây phải đi đổi nước để sử dụng.
Hơn nữa, không ai dám dùng nước để tưới cỏ vì sợ bò, dê ăn dễ bị nhiễm bệnh, nhiễm giun sán. Do đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm từ trang trại nuôi vịt, trả lại nguồn nước sạch cho người dân sử dụng.
Chủ tịch UBND xã An Hiệp Lê Văn Chiến cho biết, bước đầu xác định nước kênh bị ô nhiễm là do xả thải từ trang trại vịt của bà Trần Thị Cẩm Linh mới đi vào hoạt động được khoảng 20 ngày.
Bà Linh đã có giải trình với UBND xã An Hiệp và người dân về việc xả thải ra môi trường là do hầm xử lý nước thải bị quá tải. Hiện bà Linh đã mua thêm đất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải từ việc chăn nuôi vịt.
Chính quyền địa phương đã yêu cầu chủ trang trại nuôi vịt khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh và cam kết không xả thải ra môi trường.
Theo ông Chiến, hộ chăn nuôi này chưa làm xong đánh giá tác động môi trường trước khi thả nuôi, vì vậy UBND xã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hộ này theo qui định.
Riêng những tuyến kênh đã bị ô nhiễm môi trường, địa phương sẽ tiến hành xổ xả trong một vài ngày tới./.
Theo Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN
Vụ sản phụ chết nghi thuốc gây tê: Cần Thơ đổi thuốc từ tháng 4 Từ phản ánh của một số bệnh viện về sự cố của thuốc gây tê do Ba Lan sản xuất, Sở Y tế Cần Thơ đã chuyển sang dùng thuốc cũ do Pháp sản xuất. Ảnh minh họa Ngày 21-11, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Nguyễn Phước Tồn xác nhận tháng 4-2019 sở đã có công văn về việc...