Cụt hai bàn tay vì tự chế pháo nổ tại nhà
Bệnh viên Trung ương Quân đội 108 cho biết, khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân Đỗ Văn T (25 tuổi, Hải Phòng) chuyển đến viện vì tai nạn do pháo nổ tự chế. Hậu quả bệnh nhân bị cụt 2 bàn tay, vết thương vùng hàm mặt, chảy nhiều máu.
Theo người nhà kể lại khoảng 18 giờ, ngày 29/01/2019, bệnh nhân đang tự chế pháo nổ tại nhà thì phát nổ, sau tiếng nổ lớn, bệnh nhân bị cụt 2 bàn tay, vết thương vùng hàm mặt, chảy nhiều máu, được sơ cứu và chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108 trong tình trạng: cụt bàn tay 2 bên, gẫy hở xương hàm dưới, chấn thương ngực kín, dập nhu mô thuỳ trên hai phổi, bỏng rộng vùng ngực, nhiều vết thương nhỏ ở 2 chân.
Hình ảnh X- quang cho thấy, bệnh nhân bị mỏm cụt dâp nát 1/3 dưới 2 xương cẳng tay và gẫy xương hàm dưới trái trên phim CLVT hàm mặt.
Nạn nhân đã được mổ cấp cứu cắt cụt để ngỏ 1/3 giữa cẳng tay phải, cắt lọc cơ dập nát cẳng tay trái, kết xương hàm dưới, sau mổ phải điều trị tiếp tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện. Hiên tại, tình trạng bệnh nhân đã giữ được tính mạng, tuy nhiên sẽ để lại di chứng nặng nề, là nỗi buồn to lớn đối với gia đình và xã hội.
Đây là một trong những vụ tai nạn thương tâm do pháo nổ tự chế là bài học đắt giá cho mọi người. Đồng thời cũng là những lời cảnh tỉnh chân thành và sâu sắc với bằng chứng người thật việc thật cho những người có ý định sử dụng pháo nổ.
Video đang HOT
Trong khi những mặt hàng pháo nổ bị cấm sản xuất và tiêu thụ ở khắp mọi nơi thì vẫn có rất nhiều người sử dụng pháo nổ tự chế. Nguồn hàng có thể do chính nạn nhân tự ý mua về làm pháo nổ, cũng có thể là mua ở những nơi hoạt động thủ công trái phép.
Hiện tại, pháo nổ là mặt hàng cực nóng bởi đây là thời điểm cuối năm, rất nhiều người muốn sử dụng để đón chào năm mới hân hoan, vui vẻ. Vì bị cấm sản xuất và lưu hành thì nhiều người vẫn chọn cách tự chế để vẫn có hàng sử dụng. Nạn nhân thường là đối tượng tuổi trẻ, tai nạn để lại những hậu quả đáng tiếc, là nỗi lo mỗi dịp Tết đến cho các bậc cha mẹ.
Để một năm mới an toàn hạnh phúc, toàn xã hội cũng như các bậc cha mẹ, nhà trường và bản thân những thanh niên, học sinh phải nhận thức rõ mối nguy hiểm của pháo nổ tự chế, tránh những thiệt hại sức khỏe và tính mạng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bác sĩ phẫu thuật phải dốc ngược đầu bệnh nhân để mổ
Nữ bệnh nhân xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng, buộc bác sĩ phải mổ trong tư thế dốc đầu bệnh nhân và truyền máu thành dòng.
Rạng sáng 24/1, các bác sĩ ở Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp từ khoa Cấp cứu thông báo về bệnh nhân 66 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch.
Người bệnh đến viện với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp, nghi phình mạch chủ bụng. Tại khoa cấp cứu, bệnh nhân đau bụng, nôn, khó thở, huyết áp 90/60 mmHg, được duy trì thuốc vận mạch. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy khối phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận đường kính hơn 9 cm, hình ảnh khối phình đang ra máu, tụ máu lớn sau phúc mạc, dịch tự do ổ bụng dạng máu.
Các bác sĩ của 2 khoa đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhân.
Bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: Hoa Lê.
Bác sĩ Hán Văn Hòa trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân, cho biết phẫu thuật phình động mạch chủ bụng rất khó khăn, phẫu thuật vỡ phình mạch chủ bụng còn khó khăn gấp bội. Kịch tính diễn ra khi người bệnh chưa kịp gây mê thì huyết áp tiếp tục tụt xuống thấp 50/30 với 3 loại thuốc vận mạch.
"Chúng tôi vừa hồi sức, gây mê vừa phẫu thuật. Để giữ cho não bệnh nhân không thiếu máu, ê kíp đã mổ trong tư thế người bệnh dốc đầu 45 độ, máu truyền nhanh thành dòng, sử dụng 3 thuốc vận mạch liều tối đa", bác sĩ Hòa nói.
Khó khăn liên tiếp trong khi mở ổ bụng ra, khối phình quá lớn, máu đang chảy ra ổ bụng. Ê kíp vừa lấy tay giữ khối phình không cho ra máu, vừa nhanh chóng tìm động mạch chủ, kẹp mạch. Để nhanh chóng tìm và khống chế mạch, vừa tránh tổn thương động, tĩnh mạch thận, tá tràng, niệu quản... làthách thức vô cùng lớn không chỉ với bác sĩ tuyến tỉnh mà ngay các chuyên gia đầu ngành phẫu thuật mạch máu.
Sau 4 giờ, cuộc phẫu thuật thành công. Người bệnh được chuyển khu hồi sức tim mạch tích cực, huyết động ổn.
"Người bệnh đã phải truyền 3 lít khối hồng cầu, 1,6 lít huyết tương, 450 ml khối tiểu cầu, gần như thay máu cho người bệnh trong và sau mổ để chống đỡ lại tình trạng mất máu và rối loạn đông máu" bác sĩ Hòa chia sẻ.
Sau 10 tiếng hồi sức tích cực, thở máy hỗ trợ, người bệnh đã hoàn toàn tỉnh táo, không có tai biến. Ngày thứ 6 sau phẫu thuật, người bệnh tự đi lại, ăn uống bình thường. Đây là trường hợp thứ 2 mà Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Lồng ngực gặp và đều cấp cứu thành công.
Lê Nga
Theo VNE
Hàng nghìn bệnh nhân được cung cấp xuất ăn miễn phí trong 4 ngày Tết PGS.TS. Nguyên Quôc Anh - Giam đôc BV Bach Mai cho biêt, trong 4 ngày Tết, khoảng 2000 bệnh nhân đang phải điều trị nội trú tại bệnh viện sẽ được cung cấp xuất ăn miễn phí. Các bác sĩ khoa Khám bệnh cũng đi làm toàn bộ trong những ngày nghỉ lễ để giảm áp lực cho khoa Cấp cứu. Sáng 1/2...