Currywurst – món ăn Đức mang đậm chất Anh
Ở Đức tồn tại một món ăn được xem là sự pha trộn của các nền văn hoá sau Thế chiến thứ 2 – Currywurst.
Ba điều đáng yêu ở Chiang Mai – thành phố giao thoa quá khứ và hiện tạiHạ Long có một đặc sản ngon lên đài EBS Hàn QuốcHành trình lan tỏa hương vị Việt
Đây là món ăn nổi tiếng tới nỗi nó đã truyền cảm hứng cho một bảo tàng nghệ thuật và một tác phẩm âm nhạc. Những “fan cuồng” của Currywurst thậm chí còn có kỳ nghỉ của riêng mình: Ngày của Currywurst vào ngày 4 tháng 9.
Nhưng trên thực tế, currywurst có thực sự là món ăn của riêng người Đức?
Bằng chứng cho thấy rằng gia vị đặc trưng của currywurst, bao gồm nước sốt cà chua và cà ri bột, không thể được phát minh mà không có sự hiện diện của binh lính Anh tại Berlin sau Thế chiến thứ hai.
Video đang HOT
Ông Bianca Wohlfromm, quản lý dự án tại Bảo tàng Currywurst Berlin, nói với The Local rằng currywurst “sẽ không thể có được nếu các lực lượng quân Đồng Minh không ở trong thành phố”.
Theo bảo tàng, món ăn này được tạo ra lần đầu tiên vào ngày 4 tháng 9 năm 1949 tại quận Charlottenburg của Berlin. Vào thời điểm đó, khu vực này nằm dưới quyền kiểm soát của người Anh.
Trong thời kỳ hậu chiến, các binh sĩ phe Đồng Minh đã giới thiệu các loại thực phẩm mới và thói quen ăn uống mới cho người Đức. Các thói quen này có thể kể tới việc ăn ketchup cà chua với thịt bò như người Mỹ hay cách mà bột cà ri được mang đến bởi người Anh.
Trên thực tế, không cần tìm hiểu quá sâu, ngay từ cái tên currywurst đã cho thấy ảnh hưởng của người Anh trong món ăn. “Curry” hay còn gọi “cà ri” chính là cách đề cập đến nước sốt từ Ấn Độ, trong đó thịt, cá hoặc rau được nấu chín.
Trong khi ở Ấn Độ, người Anh cũng đã sử dụng thuật ngữ “cà ri” để chỉ hỗn hợp gia vị đặc biệt này. Người Anh yêu thích thứ nước sốt đặc trưng của Ấn Độ tới nỗi họ đã tìm cách mang nó trở về Anh và gọi chúng là bột cà ri.
Như vậy, currywurst là “phát minh của Đức” song cũng là một “món ăn quốc tế” mang đậm sự pha trộn giữa các nền ẩm thực trên toàn thế giới.
Theo The Local
Khám phá kim chi xứ Hàn
Không chỉ là một món ăn nổi tiếng, kim chi còn là một nét văn hóa gắn liền với đời sống của người dân xứ Hàn
Được coi là một "huyền thoại văn hóa" gắn liền với thời đại cổ xưa ở Hàn Quốc, từ lâu kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người dân xứ Hàn. Trải qua một quá trình lịch sử dài lâu, ngày nay ở Hàn Quốc có đến hàng trăm loại kim chi khác nhau, trong đó nổi tiếng và phổ biến nhất là kim chi cải thảo. Với thành phần chính là cải thảo, tỏi, bột ớt và nhiều gia vị khác, không ít người chỉ ăn thử một lần mà nhớ mãi hương vị cay nồng rất đặc biệt của món ăn lên men này.
Mùa đông ở Hàn Quốc vốn rất khắc nghiệt với những ngày nhiệt độ xuống tới âm độ kéo dài. Đặc điểm khí hậu này khiến cho người dân nơi đây không thể trồng bất cứ loại rau nào trong mùa lạnh, bởi vậy họ đã tìm ra cách lên men thực phẩm với muối để bảo quản và lưu giữ đồ ăn cho mùa đông lạnh kéo dài. Cách thức này không chỉ được được áp dụng cho các loại rau củ mà còn trở thành nghệ thuật bảo quản đồ ăn trong nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.
Nhiều nguồn thông tin cho rằng, cách ủ men thức ăn bắt đầu được người Hàn sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ 7. Và đây cũng là khoảng thời điểm loại kim chi đầu tiên ra đời. Theo ghi chép được tìm thấy trong cuốn Kinh Thi, "kimchi" ban đầu được gọi là "ji" với nghĩa gốc là ngâm, tẩm thấm. Những nghiên cứu về món ăn này cũng chỉ ra rằng "kimchi" đã trải qua một số tên gọi như shimchae (rau muối) - dimchae - kimchae - kimchi, do việc thay đổi ngữ âm theo thời gian.
Trong suốt một thời gian dài, kim chi đơn thuần chỉ được coi như một loại rau muối thông thường, không có ớt đỏ. Và loại kim chi phổ biến trong thời gian đó là củ cải được ngâm trong nước muối chứ không phải là cải thảo.
Từ thế kỷ thứ 12, người dân xứ Hàn mới bắt đầu biến tấu và bổ sung thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho món ăn này. Tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 18 thì ớt đỏ mới bắt đầu được sử dụng như một thành phần chính để làm nên kim chi. Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhưng loại kim chi chúng ta thưởng thức ngày nay vẫn giữ được những nét đặc trưng của kim chi trước kia.
Quá trình phát triển của kim chi gắn liền với lịch sử các thời đại của Hàn Quốc. Kim chi trong thời Goryeo (918-1392) được thêm vào nhiều thành phần như tỏi, nấm thông, củ cải lớn và loại bắp cải nổi tiếng của Trung Quốc (thường gọi là cải thảo). Vị ngọt của kim chi cũng ra đời từ đây.
Một nhà thơ đã ghi chép lại như sau "món kim chi ngâm trong nước muối đã trở thành món ăn rất tốt trong mùa đông. Đặc biệt, loại bắp cải của Trung Quốc lớn lên từ trong lòng đất có mùi vị giống như quả lê, nhất là sau đêm sương giá đầu tiên trong mùa thu hoạch". Và cũng chính ở giai đoạn này, kim chi bắt đầu được nhiều người sử dụng như một loại thực phẩm hàng ngày chứ không chỉ là món ăn lưu trữ trong mùa đông.
Cho đến triều đại Joseon (1392-1910), kim chi trở nên đa dạng hơn. Muối không còn là chất bảo quản duy nhất mà món ăn này cũng có thể được bảo quản trong nước tương. Là triều đại có nhiều biến động trong lịch sử Hàn Quốc, Joseon cũng kéo theo những sự thay đổi lớn về ẩm thực với nhiều loại kim chi mới ra đời. Ớt đỏ cũng bắt đầu xuất hiện và trở thành thành phần chính không thể thiếu của kim chi. Sự kết hợp giữa vị cay của ớt, vị mặn của muối, vị ngọt của cải thảo cùng nhau làm nên hương vị nổi tiếng của kim chi mà chúng ta thưởng thức ngày nay.
Tính đến năm 1827, Hàn Quốc đã có đến 92 loại kim chi khác nhau, trong số đó có cả những món cá lên men kim chi vô cùng độc đáo. Cho đến ngày nay, kim chi ở Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại khác nhau. Thậm chí người ta còn xây dựng bảo tàng kim chi ở Seoul - thủ đô Hàn Quốc để trưng bày các loại kim chi khác nhau cùng với những thông tin về lịch sử cũng như những tác dụng của món ăn này. Đến thăm quan bảo tàng, du khách cũng có thể tự tay làm thử kim chi trong lớp dạy chế biến kim chi tại đây./.
Theo Dulichvn.org.vn
Dông nướng Phan Thiết Từ lâu Phan Thiết, Bình Thuận đã nổi tiếng không chỉ bởi những bãi biển đẹp, những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp mà nói đến nơi đây, khách du lịch còn nhắc đến hàng loạt món ăn nổi tiếng như: mực nướng, cá đục nướng, sò huyết, ốc luộc..., Trong số đó du khách không thể nào bỏ qua món dông nướng....