Cúp điện, tưới nước… ‘yểm bùa’
HLV Chu Đình Nghiêm của đội Hà Nội lên tiếng về việc chủ nhà Nam Định “xấu chơi” khi tưới nước làm ướt sũng mặt sân Thiên Trường để hạn chế lối chơi kỹ thuật của Hà Nội trong chiến thắng 3-0 của chủ nhà.
Chuyện “xấu chơi” đấy từng xảy ra trên các sân cỏ của Việt Nam, như cố tình không cắt cỏ để mặt cỏ dày, làm khó những đối thủ đá kỹ thuật chuyền sệt, phối hợp nhỏ.
Sân Thiên Trường bị tố rằng ban tổ chức sân cố tình bơm nước vào để làm nhão sân, hạn chế lối chơi kỹ thuật của đội Hà Nội. Ảnh: LAO ĐỘNG
Hay ban tổ chức sân từng bị nhiều đội than phiền nhiều là sân Cao Lãnh (Đồng Tháp) với trò bỗng dưng toàn khách sạn đội khách bị mất điện giữa trưa nóng trước trận đấu, báo hại cả đội không nghỉ ngơi được.
Hoặc thời bóng đá chuyên nghiệp chưa siết chặt những quy định về cơ sở vật chất thì có những sân cố tình không làm giàn đèn hoặc báo hư để đội khách phải thi đấu giữa trưa hè nóng bức, dễ mất nước và xuống sức.
Song song với những tiểu xảo thường thấy còn là những màn “yểm bùa” mà làng bóng Việt Nam có rất nhiều câu chuyện được ghi lại. Mới mùa giải năm ngoái, một lãnh đạo đội bóng Quảng Nam bị cổ động viên Nam Định vây lấy đòi “xử đẹp” vì phát hiện ra ông này mang một thứ bột được gói kín ra rải trên sân Thiên Trường.
Video đang HOT
Không biết đó là hành động gì và đó là bột gì nhưng cổ động viên và cả cầu thủ đội Nam Định lại cho rằng ông lãnh đạo đội nọ “yểm bùa” cái sân mà bằng chứng là mùa 2020, sân Thiên Trường bị xem là “sát chủ” lại bị các trọng tài liên tục sai lầm khiến Nam Định mất oan 8 điểm và suýt xuống hạng.
Cũng câu chuyện “yểm” hay có kiêng có lành, nhiều quan chức bóng đá đến giờ vẫn còn nhắc lại câu chuyện một thành viên từng phải đi thắp nhang quanh sân Mỹ Đình để đảm bảo phần thắng thuộc về chủ sân.
Bóng đá Quảng Ninh, 7 năm và 1 cuộc tình dang dở
Dịp này 7 năm trước, những người hâm mộ bóng đá Quảng Ninh đang hân hoan vì CLB tỉnh nhà vừa giành quyền thăng hạng lên chơi ở V.League. Đúng như kỳ vọng, đội bóng đất Mỏ đã trở thành một thế lực của bóng đá Việt Nam, đóng góp không ít gương mặt cho ĐTQG. Tuy nhiên không ai nghĩ hồi kết với bóng đá Quảng Ninh lại đến gần và trớ trêu như bây giờ.
Quá khứ tươi đẹp
Giải hạng Nhất 2013 chỉ có 8 đội tham dự cùng 3 suất thăng hạng trực tiếp lên V.League, nhưng điều đó không làm các trận đấu mất đi sự quyết liệt. 5 đội bóng Quảng Nam, Quảng Ninh, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ đã tạo nên một cuộc đua kịch tính bậc nhất lịch sử các giải đấu hạng dưới của bóng đá Việt Nam. Đến tận vòng đấu cuối cùng, tên của những người chiến thắng mới được xác định với kịch bản có một không hai.
Về phần Quảng Ninh, họ từng mắc kẹt ở giải hạng Nhất gần một thập niên trước khi cửa lên chơi ở V.League sáng lên rõ rệt ở mùa giải 2013. Với nòng cốt cầu thủ phần lớn là những người sinh ra và lớn lên ở địa phương, người hâm mộ bóng đá đất Mỏ luôn mong muốn đội bóng con cưng có thể sánh vai với những thế lực của bóng đá Việt Nam. Dù vậy từng có lúc Quảng Ninh bị nghi ngờ về tham vọng lên V.League chơi bóng.
Vòng 13, vòng áp chót giải hạng Nhất 2013 chứng kiến trận chung kết sớm giữa Quảng Nam và Quảng Ninh. Đội bóng đất Mỏ bất ngờ chơi dưới phong độ và nhận thất bại 2-4 đầy bẽ bàng. Họ buộc phải giành chiến thắng ở trận đấu cuối cùng trước Cần Thơ, cũng là một CLB rất mạnh được đầu tư không ít tiền bạc, nếu không muốn tiếp tục luẩn quẩn ở giải hạng Nhất.
Bị dồn vào chân tường, không ai ngờ Quảng Ninh trỗi dậy mạnh mẽ đến thế với chiến thắng 3-0 đầy thuyết phục. Đó cũng là ngày bóng đá đất Mỏ trình làng một thế hệ Vàng với những cầu thủ do chính CLB đạo tạo lên như Huỳnh Tuấn Linh, Vũ Minh Tuấn hay Nguyễn Hải Huy. Cho đến giờ họ đều là những danh thủ hàng đầu, có suất thi đấu ở đội tuyển quốc gia với đẳng cấp đã được khẳng định.
Từ hạng Nhất lên V.League, Quảng Ninh luôn thể hiện được những nét đẹp nhất của bóng đá đất Mỏ. Họ chơi chắc chắn, mạnh mẽ, nhưng cũng không kém phần lãng mạn nhờ phong cách thi đấu sáng tạo của Minh Tuấn, Hải Huy. Giành hạng 6 ngay mùa giải đầu tiên tham dự là thành tích hoàn toàn xứng đáng cho Quảng Ninh, nhưng họ không muốn chỉ dừng lại ở mức đó.
Trên cương vị Chủ tịch CLB, ông Phạm Thanh Hùng muốn đưa bóng đá Quảng Ninh có thành tích cao hơn, thậm chí là hướng tới những danh hiệu và vươn ra đấu trường châu Á. Đó là lý do họ đưa một nhà vô địch V.League, HLV Phan Thanh Hùng về dẫn dắt CLB để xây dựng bản sắc của một đội bóng lớn. Thành quả cho sự đầu tư khôn ngoan đó là chức vô địch Cúp Quốc gia 2016, đồng nghĩa với tấm vé tham dự AFC Cup.
Vũ Minh Tuấn là một sản phẩm của bóng đá Quảng Ninh.
Hiện thực phũ phàng
Tính ra, Quảng Ninh chỉ mất 3 năm kể từ ngày thoát khỏi giải hạng Nhất để trở thành đội bóng có tên tuổi ở tầm quốc tế. Bên cạnh nòng cốt là những cầu thủ giỏi được đào tạo ở địa phương từ nhỏ, không thể phủ nhận tiền bạc là một lý do khác giúp bóng đá đất Mỏ hóa rồng. Với khoản đầu tư lên tới 70-80 tỷ mỗi năm, họ luôn có những cầu thủ tốt nhất. Nhưng mầm mống của một nền bóng đá ăn xổi cũng bắt đầu từ đó.
Cuối năm 2017, tiền vệ Vũ Minh Tuấn bất ngờ nói lời chia tay Quảng Ninh để vào đầu quân cho Thanh Hóa. Là cầu thủ nổi tiếng nhất của CLB khi đó, Minh Tuấn vẫn quyết định ra đi bởi CLB không thể đưa ra một bản hợp đồng phù hợp với yêu cầu của anh. Đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy bóng đá đất Mỏ có tiền, nhưng nền tảng tài chính lại không thực sự vững vàng.
Chưa đầy 1 năm sau khi Minh Tuấn ra đi, bóng đá Quảng Ninh trải qua cuộc khủng hoảng lần thứ nhất. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc gói tài trợ 30 tỷ đồng bị chậm giải ngân. Cầu thủ và BHL tỏ rõ sự bi quan, khiến bầu Hùng một lần nữa phải bỏ tiền túi ra trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Quảng Ninh vẫn thi đấu tốt, nhưng về mặt tiền bạc, mọi thứ như chỉ mành treo chuông.
V.League 2020 khép lại, Quảng Ninh chứng kiến cuộc binh biến lần thứ hai. Mọi thứ không diễn ra âm thầm như trước đó mà công khai trước truyền thông. "Đội bóng không hề thiếu tiền, mà hết tiền rồi", một người hâm mộ bóng đá Quảng Ninh chua chát lên tiếng chia sẻ. Ai cũng biết giờ đây bóng đá đất Mỏ đang gặp khó, bằng chứng là 12 cầu thủ đã tìm bến đỗ mới. Lúc này HLV Phan Thanh Hùng chỉ còn 12 học trò, cầm cự tập luyện trong cảnh bị nợ 4 tháng lương.
Giải pháp chuyển giao đội bóng cho tỉnh Quảng Ninh đã được bầu Hùng tính tới. CLB đại diện tỉnh nhà, hãy để cho tỉnh nhà quản lý, đó là lập luận của ông khi nói bản thân mình cũng không còn đủ khả năng nuôi đội bóng nữa. Nhưng trớ trêu thay là chính lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng không sẵn sàng nhận lại đội bóng, bởi ngân sách tỉnh không cho phép làm điều đó.
Mắc kẹt giữa 2 đầu doanh nghiệp và Nhà nước, một viễn cảnh đen tối đáng chờ CLB Quảng Ninh. Họ sẽ lại tiếp tục duy trì hoạt động và cầm cự, hay bị trả về địa phương? Trong hoàn cảnh tệ nhất, liệu Quảng Ninh có bị giải thể? Mọi kịch bản đều có thể xảy ra, nhưng đều có một điểm chung: Giấc mơ hóa rồng của bóng đá Quảng Ninh đã kết thúc dở dang theo cách không một ai mong muốn.
Những ai đã rời Quảng Ninh?
Trong số 12 cầu thủ dứt ao ra đi khỏi đội bóng đất Mỏ để tìm bến đỗ mới, thủ môn Huỳnh Tuấn Linh là người đáng chú ý nhất. Trưởng thành từ lò đào tạo của bóng đá Quảng Ninh, Tuấn Linh có hơn 10 năm gắn bó với đội bóng quê hương và đeo băng đội trưởng suốt một thời gian dài.
Bên cạnh anh, một cựu tuyển thủ khác là tiền vệ Giang Trần Quách Tân đã rời Quảng Ninh để đầu quân cho Hà Tĩnh. Gần một nửa trong danh sách 12 người rời Quảng Ninh đã đến Hải Phòng. Ngoài thủ môn Vũ Hải và tiền đạo Jermie Lynch trở lại đội bóng thành phố Cảng sau khi đáo hạn hợp đồng cho mượn, những người như trung vệ Tuấn Tú, tiền vệ Quang Huy và tiền đạo Hữu Khôi đều thuộc biên chế của Quảng Ninh, nhưng được cho Hải Phòng mượn để tăng cường lực lượng.
Thua Long An ở 'chung kết ngược', Đồng Tháp xuống hạng nhì Nhận thất bại 0-1 trước Long An trong trận đấu chỉ cần hòa là đủ, Đồng Tháp đã thay thế chính đối thủ này ở vị trí chót bảng, qua đó ngậm ngùi xuống chơi ở hạng nhì từ mùa giải tới. Chỉ còn 1 con đường là phải thắng Đồng Tháp, Long An mới trụ hạng. Tuy có ưu thế sân nhà...