Cúp điện toàn miền Nam
Điện cúp đột ngột tại 22 tỉnh thành miền Nam từ 2h chiều nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố đường dây 500 KV. Giao thông nhiều nơi hỗn loạn do hệ thống đèn báo ngưng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đình trệ.
Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Điện lực Sóc Trăng, đây là lần tiên xảy sự cố mất điện trên diện rộng trong nhiều năm qua. Có thể đường dây 500 KV đã bị đứt ở một khu vực nào đó, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định chính xác vị trí nên hiện các trạm biến điện tất cả các tỉnh thành buộc phải ngưng phát. Trung tâm Điều độ điện quốc gia đang rà soát lại để tìm ra nơi xảy ra sự cố. Trong khoảng ít nhất một tiếng nữa, các trạm biến điện sẽ dần cho phát trở lại.
Đại diện Tổng công ty Điện lực miền Nam cho biết vẫn đang làm rõ nguyên nhân sự cố điện đường dây 500 KV. Tạm thời hệ thống điện bị rã lưới hoàn toàn, các tỉnh từ Ninh Thuận, Bình Thuận trở vào đều bị mất điện.
“Chúng tôi đang khôi phục dần các trạm, nhà máy, ưu tiên những nơi cần thiết trước. Đến thời điểm này (khoảng 16h) một số khu vực ở TP HCM có, một số nơi vẫn bị mất, các tỉnh khác ngoài trừ TP HCM vẫn đang trong tình trạng mất điện”, đại diện Tổng công ty Điện lực miền Nam nói.
Một lãnh đạo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam không nói cụ thể chi tiết về mức độ ảnh hưởng, song ông khẳng định không có chuyện cháy nhà máy điện.
Các tỉnh thành bị mất điện (đánh dấu đỏ trên bản đồ) lúc 2h chiều nay
Sự cố mất điện đang làm đảo lộn đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại TP HCM, tín hiệu đèn giao thông mất toàn bộ, hàng loạt các ngã tư tắc đường, xe cộ chen nhau nhích từng chút như: góc Phan Văn Trị – Nguyễn Oanh, Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng Tám, ngã tư An Sương, ngã tư Hòa Lân (Bình Dương)… Khoảng 20 phút sau, lực lượng cảnh sát giao thông đã tiến hành phân luồng, điều tiết giao thông ở các khu vực này.
“Điện tự dưng mất đột ngột từ 13h30 đến nay, nhưng công ty không có máy phát, cả cơ quan chịu không nổi”, Bảo Châu, nhân viên một công ty trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM cho biết.
Video đang HOT
Ngay sau đó, chia sẻ trên Facebook của Châu nhận được nhiều ý kiến tương tự của bạn bè khi điện mất đột ngột trên diện rộng ở các khu vực quận 5, 10, quận 1… “Điện mất cả thành phố rồi”, trên các mạng xã hội tràn ngập các chia sẻ như vậy.
Giao thông hỗn loạn tại ngã năm Nguyễn Thị Nhỏ – Hồng Bàng, quận 6, TP HCM. Ảnh: Nhật Anh.
Một công ty làm game online thì chỉ biết “kêu trời” khi có tới 60% người đang chơi mất nguồn khiến ai cũng bức xúc.
Một người dân ở đường Hưng Phú, quận 8 than phiền, điện mất từ 13h. “Cả xóm, cả khu không có điện trong thời tiết này là cực hình, không biết vì sao”, chị Phương Nghiệp cho biết.
Đại diện Tổng công ty Điện lực TP HCM nói: “Đây là sự cố bất khả kháng nên điện lực TP HCM mong người dân thông cảm. Tổng công ty điện lực TP HCM gửi lời xin lỗi đến khách hàng. Chúng tôi đang thực hiện theo chỉ đạo cũa Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam để nhanh chóng tái lập điện trong thời gian sớm nhất có thể”, vị này nói.”Lưới điện bị mất do hệ thống chung, không phải sự cố của tòa nhà, ban quản lý vẫn chưa liên hệ được với điện lực Tân Thuận”, một công ty trong khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 nói.
Tại Hà Nội, trong những ngày nắng nóng, nhiều khu vực điện phập phù. Giải thích vì điện lúc có lúc không, lãnh đạo này cho hay, một số nơi như Từ Liêm, Cầu Giấy do quá tải nên hay bị mất điện cục bộ. “Điện tháng 5 vẫn cung ứng đủ, cơ quan điện lực vẫn túc trực để khác phục khi có sự cố”, ông khẳng định.
Theo VNE
Cứ nắng nóng lại mất điện, tại sao?
Sự cố mất điện cục bộ trong mấy ngày vừa qua khi thời tiết nắng nóng lên đến 40 độ C khiến người dân bức xúc. Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi chiêu cắt điện như vậy có phải là để tăng giá điện.
Miền Bắc và miền Trung vừa trải qua một đợt nắng nóng cao độ. Có những ngày, nhiệt độ lên tới trên dưới 40 độ C. Trong khi đó, độc giả liên tục phản ánh về tình trạng mất điện đột xuất khiến cuộc sống bị đảo lộn, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội.
Ngày 17/5, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN HANOI) đã gửi lời xin lỗi khách hàng về các sự cố mất điện trong những ngày nắng nóng vừa qua. Theo Tổng công ty Điện lực Hà Nội, ngành điện không có "chủ trương" cắt điện trong những ngày nắng nóng trên 36 độ C. Sự cố mất điện cục bộ trong mấy ngày vừa qua là do thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, hệ thống quá tải gây nhảy atomat.
Trước đó, vào đầu tháng 5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 5 này, tổng nhu cầu điện toàn hệ thống vào khoảng 11,78 tỷ kWh, tăng 11,13% so với cùng kỳ 2012. EVN cam kết cung ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong tháng 5, trừ trường hợp quá bất thường về nhu cầu điện xảy ra.
Cách bảo dưỡng đường điện "có vấn đề"?
Trước lời giải thích của Tổng công ty Điện lực Hà Nội, độc giả có địa chỉ email nguyentuanthanh...@yahoo.com cho rằng không thể đổ lỗi do người dân dùng nhiều nên quá tải. Theo độc giả này, cần kiểm tra đánh giá dựa trên nhiều yếu tố: "- Khi làm dự toán hệ thống cung cấp điện anh dự toán như thế nào? Có tính đến yếu tố tương lai không hay chỉ khảo sát hiện thời? - Thi công có đúng với thiết kế không? Các khí cụ điện khác có đúng với thiết kế không? Hay lại dùng hàng kém chất lượng? - Công tác bảo trì bảo dưỡng thế nào?"
Trong khi đó, độc giả ở địa chỉ email tranhai...@gmai.com cho rằng cách duy tu bảo dưỡng có vấn đề: "Hằng năm cứ đến mùa nóng là quá tải, ngành điện phải lường trước được vấn đề này và có phương án rồi mới phải chứ? Tại sao lại sửa đường dây vào những ngày này?"
Còn độc giả ngan_ha...@yahoo.com thắc mắc: "Tại sao lúc chưa nắng nóng không chịu tu sửa mà cứ để đến khi có sự cố mới khắc phục?". Theo độc giả này, lưới điện Hà Nội quá rách nát, thiếu an toàn. Rất nhiều vụ tai nạn điện và tai nạn giao thông do vướng vào dây điện đã xảy ra.
Quá nóng, ông Hải cũng không thể ngủ, đành ra ngoài đường hóng gió
Độc giả Trung Kiên ( trungkien...@gmail.com) bức xúc: "Nào thì phá khu rừng này, ngăn con sông kia. Hàng trăm dự án thủy điện tàn phá môi trường, hàng trăm dự án nhiệt điện ô nhiễm môi trường nhưng mất điện vẫn hoàn mất điện. Chỉ khổ người phải chịu cảnh &'nửa đêm thức giấc, hóng gió ngoài đường'."
"Ngành điện nên đặt mình vào vị trí làm dịch vụ" là ý kiến của độc giả vietnamseaman...@gmail.com. Độc giả này viết: "Người dân có phải đi xin điện đâu, họ trả tiền đầy đủ mà. Lãnh đạo ngành điện phải xem lại cách thức phục vụ của mình, nên đặt mình vào vị trí làm dịch vụ, người dân là khách hàng. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của mình thì phải làm cho tốt. Đây chính là điểm tối của "bệnh" độc quyền. Năm nào đến mùa nóng cũng nghe ngành điện ca bài ca thiếu nhân lực, thiếu vật lực..."
Dấu hỏi về giá điện
Trước tình trạng điện lưới không ổn định, nhiều người đặt câu hỏi về giá điện.
Độc giả tại địa chỉ email Thedoan...@gmail.com viết: "Cứ mùa nóng nào điện bị cúp liên tục thì y như rằng sau đó là tăng giá điện. Chắc lần này cũng vậy. Sao việc nâng cấp đường dây và trạm biến áp không thực hiện vào mùa mát mẻ mà cứ đợi lúc nắng nóng nhất mới làm???"
Còn độc giả Hoang Minh Tuan ( minh...@gmail.com) cho rằng ngành điện lực đã không thực hiện đúng hợp đồng với người dân: "Ngành điện lực không đảm bảo cấp điện cho khách hàng, dù chỉ là điện sinh hoạt. Vậy là không thực hiện đúng hợp đồng mua bán điện, có bị phạt không?"
Độc giả tên Tùng ( toptrade...@yahoo.com) cho rằng không thể tăng giá điện khi chất lượng không được nâng lên. Độc giả này viết: "Nước mình lúc nào cũng công nghiệp hoá hiện đại hoá nhưng đến 2013 thì điện vẫn cứ... lúc có lúc không. Ngành điện lực thì đòi tăng giá điện nhưng... kiểu phục vụ như vậy mà vẫn cứ đòi tăng giá sao???"
Anh Hoan cùng hai con ngồi ngoài đường tránh nóng
Trước thắc mắc về chất lượng điện và giá điện, độc giả ở địa chỉ email cimientay...@yahoo.comcho rằng, người dân nên hiểu và thông cảm với ngành điện lực. "Các bạn đừng có suy nghĩ rằng ngành điện muốn tăng giá mà phải làm như vậy. Những công nhân ngành điện đâu có muốn nửa đêm phải đi làm. Ai chẳng muốn cho mọi người có được giấc ngủ ngon và bản thân họ cũng không phải vất vả, nhưng sự cố bất khả kháng nào ai muốn. Nên hiểu và thông cảm cho nhau còn hơn cứ ngồi mà trách móc."
Trong khi đó, độc giả Đoàn Tuấn Anh ( anhld...@gmail.com) lại cho rằng điện vẫn đang được sử dụng một cách lãng phí. Độc giả này góp ý: "Với tình hình nắng nóng hiện nay, điện sinh hoạt là vô cùng cần thiết, nhất là với các gia đình có cháu nhỏ. Nhưng tôi thấy đâu đó vẫn có tình trạng lãng phí điện thắp sáng. Đơn cử như cầu vượt Láng Hạ - đường Láng, thông thường tôi thấy cứ tầm 5h chiều là đã bật cả mấy dàn đèn từ đèn cao áp tới đèn trang trí. Khi tôi nêu thắc mắc với các đồng nghiệp của mình, họ nói không chỉ ở Láng Hạ, cầu vượt Xuân Thủy cũng vậy. Nên chăng, thành phố nên kiểm tra và lùi giờ bật điện tại các công trình này khoảng một giờ đồng hồ, như vậy sẽ tiết kiệm được điện phục vụ sinh hoạt của nhân dân."
Theo 24h
EVN Hà Nội xin lỗi về sự cố mất điện Ngày 17/5, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN HANOI) đã gửi lời xin lỗi khách hàng về các sự cố mất điện trong những ngày nắng nóng vừa qua. EVN HANOI cho biết, những ngày vừa qua nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, làm phụ tải sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô tăng đột biến....