Cướp xe chở tiền táo tợn ở Đức
Đã có thêm 1 vụ cướp tiền táo tợn xảy ra ở Đức khi 1 số đối tượng chặn 1 xe chở tiền tại quận Marienburg thuộc thành phố Kln, miền Tây nước Đức, nổ súng và sau đó chạy trốn khỏi hiện trường.
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn nguồn truyền thông sở tại cho biết vào khoảng 7h30′ sáng 22/7 (giờ địa phương), khoảng 4-5 đối tượng che kín mặt đã chặn chiếc xe chở tiền này tại 1 nút giao thông. Những tên này yêu cầu những người trên xe mở cửa và khi bị từ chối, chúng dùng súng tự động bắn nhiều phát đạn vào chiếc xe.
Cảnh sát cho biết, các đối tượng tấn công đã bắn khoảng 10 viên đạn vào xe chuyển tiền, song không xuyên được qua lớp kính chống đạn. Trước khi cảnh sát được báo động và tới hiện trường, các đối tượng đã phóng hoả 1 trong 2 phương tiện chúng sử dụng và chạy trốn trên một chiếc xe Mercedes Vito tối màu.
Video đang HOT
Thông tin ban đầu không rõ trên xe chở tiền có bao nhiêu nhân viên an ninh. Cảnh sát đã tìm thấy nhiều vỏ đạn, phong toả hiện trường để phục vụ điều tra manh mối các đối tượng thực hiện vụ tấn công. Thông tin sơ bộ cũng cho biết không có người bị thương trong vụ việc trên và nhiều khả năng các đối tượng tấn công chưa cướp được tiền trong xe trước khi bỏ chạy. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.
Thời gian gần đây, tại Đức xảy ra 1 số vụ tấn công để cướp xe chở tiền. Cách đây chưa đầy 1 tháng, 1 vụ cướp tương tự xảy ra hôm 29/6 khi các đối tượng tấn công nổ súng, cướp đi 1 vali đựng tiền do các nhân viên an ninh đưa tới 1 chi nhánh ngân hàng Postbank ở quận Berlin-Wilmersdorf của Berlin, khiến 1 số người bị thương. Không chỉ nhằm vào xe chở tiền, các đối tượng cũng sử dụng cả chất nổ để cướp tiền ở các cây ATM trong những năm gần đây.
Lý do Đức thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ
Đức đang tìm cách tăng cường quan hệ thương mại với Ấn Độ nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào cả hàng nhập khẩu của Nga và Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Scholz (phải) và người đồng cấp Ấn Độ Modi. Ảnh: EPA
Ngày 2/5, Đức tuyên bố tìm cách thúc đẩy quan hệ song phương với Ấn Độ để hỗ trợ các nỗ lực của EU nhằm nối lại mối quan hệ với New Delhi và tăng cường hợp tác với quốc gia được cho là "cùng chí hướng".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp người đồng cấp Đức Olaf Scholz tại Berlin trong một hội nghị tham vấn liên chính phủ và ký kết một thỏa thuận đối tác nhằm hỗ trợ Ấn Độ trong quá trình chuyển đổi xanh.
"Ấn Độ là đối tác quan trọng của Đức ở châu Á về lĩnh vực kinh tế, an ninh và chính sách khí hậu", ông Scholz cho biết trong một thông cáo báo chí sau cuộc tham vấn.
Trong khi cuộc tham vấn lần thứ 6 của hai chính phủ Đức và Ấn Độ tập trung vào vấn đề khí hậu và tính bền vững, với việc Đức cam kết viện trợ phát triển 10 tỷ Euro trong 10 năm tới, các nội dung thảo luận cũng bị chi phối bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Ông Scholz nhấn mạnh: "Chúng tôi đồng ý rằng không được thay đổi biên giới bằng vũ lực cũng như về tính toàn vẹn và chủ quyền của các quốc gia".
Về phần mình ông Modi cho biết: "Chúng tôi là các quốc gia dân chủ và do đó, chúng tôi chia sẻ toàn bộ các giá trị chung", khẳng định cam kết chung đối với nhà nước pháp quyền.
Để thúc đẩy hợp tác giữa các nền dân chủ về "những vẫn đề toàn cầu", ông Scholz cũng thông báo rằng Ấn Độ sẽ tham gia các cuộc đàm phán G7 vào tháng 6 tới với tư cách là một quốc gia quan sát viên.
Theo ông Modi, Ấn Độ hiện có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các nền kinh tế hàng đầu khác và chúng tôi tin tưởng rằng Ấn Độ sẽ trở thành một trụ cột quan trọng của sự phục hồi toàn cầu.
Mức độ liên kết của Ấn Độ trong thương mại quốc tế đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Riêng năm 2021, ngoại thương của Ấn Độ đã tăng khoảng 50%. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong EU và lớn thứ sáu trên toàn cầu: Ấn Độ đã nhập khẩu hàng hóa trị giá khoảng 14 tỷ Euro từ Đức vào năm 2021.
Tuy nhiên, Ấn Độ hiện chỉ được xếp hạng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 23 của Đức, đó là lý do tại sao Đức và EU đang thúc đẩy ký kết một hiệp định thương mại tự do toàn diện vì Ấn Độ có "tiềm năng tăng trưởng cao và năng lực đổi mới ấn tượng", Thủ tướng Đức Scholz nêu rõ.
Châu Âu không có nhiều lựa chọn thay thế khí đốt của Nga Tờ Bưu điện Washington của Mỹ cho rằng nhiên liệu của Nga tương đối rẻ đối với châu Âu so với các lựa chọn thay thế khác. Châu Âu đang vật lộn tìm nguồn cung năng lượng thay thế từ Nga. Ảnh: TASS Hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 1/5 dẫn nhận định của tờ Bưu điện Washington (Mỹ) cho biết, các nước...