Cướp sim để rút tiền: thủ đoạn quá dễ
Đầu tiên chúng cướp số rất dễ, có số rồi là rút tiền trong tài khoản ngân hàng của khổ chủ.
Mất 30 triệu trong 5 phút
Một thành viên diễn đàn Otofun tên là Tuấn vừa trình báo lại vụ việc mất sim và mất tiền của mình.
Anh Tuấn cho biết, hôm kia, anh nhận được tin nhắn từ đầu số 155 của Viettel: “Số thuê bao quý khách đang sử dụng sẽ được đổi sang sim mới. Nếu có thắc mắc hoặc khiếu nại, đề nghị gọi đến số 18008119. Trân trọng cảm ơn” và sau đó sim Viettel của anh đang sử dụng bị khóa.
Liên hệ với tổng đài Viettel (18008119) thì được thông báo là sim này có người đã báo mất sim, xin cấp lại sim mới.
Mọi việc chưa dừng lại ở đó, chỉ trong vào 50 phút kể từ khi sim điện thoại của anh Tuấn không sử dụng được thì tài khoản của anh đã bị mất 30 triệu trong tài khoản ngân hàng. Ngay lập tức, anh chạy ra ATM để rút hơn 14 triệu đồng còn lại trong tài khoản.
Ngay sau đó anh đã lên trung tâm của Viettel và được cấp lại sim điện thoại nhưng vẫn chưa có câu trả lời cũng như hướng giải quyết thỏa đáng từ Viettel.
Cung cấp thêm bản tường trình vụ việc, thông tin từ ngân hàng xác nhận tiền từ tài khoản đã bị gửi gửi tới tài khoản nào, số tiền bao nhiêu, giấy báo nợ của ngân hàng cho 3 món tiền bị mất thì được nhân viên viết cho biên nhận và nói 20 ngày sẽ có phản hồi.
Video đang HOT
Các chứng từ anh Tuấn đã cung cấp cho Viettel:
Phiếu tiếp nhận của Viettel
Bản lịch sử giao dịch internet banking của Maritime bank (in từ website)
Bản Hoạt động tài khoản của Maritime bank cấp (đóng đấu tròn)
Anh Tuấn đang yêu cầu Viettel giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và uy tín.
Thủ đoạn của kẻ gian
Hiện nay, phần lớn giao dịch qua internet banking trên mạng, ngân hàng sẽ gửi mật mã xác nhận OTP (One Time Password) về số điện thoại khách hàng đăng ký, bạn chỉ cần nhập mật mã OTP này vào, thì giao dịch hoàn tất (thành công). Kẻ gian không cần phải biết tên đăng nhập mật khẩu để đăng nhập vào website Internet Banking của ngân hàng, chỉ cần biết số tài khoản số thẻ sim điện thoại là đã có thể cướp tiền.
Chẳng hạn như khi khách hàng mua thẻ điện thoại online, khi tới phần thanh toán, bạn chọn thanh toán qua thẻ nội địa (ATM), chọn ngân hàng sẽ ra bảng thông tin tên chủ thẻ số thẻ vào thì ngay sau đó vài giây ngân hàng sẽ gửi mã xác nhận OTP (One Time Password) về điện thoại của bạn. Bạn chỉ cần xác nhận mã này vào là giao dịch thực hiện thành công.
Có thể tóm tắt cách lừa đảo của kẻ gian như sau:
1/ Tìm thông tin nạn nhân: lên mạng tìm các người bán hàng online mạng, giả làm khách mua hàng, lấy thông tin chuyển khoản, số điện thoại liên hệ.
2/ Dùng 5 – 10 sim khuyến mãi gọi vào số điện thoại của nạn nhân.
3/ Ra nhà cung cấp mạng báo mất sim, xin cấp lại sim mới.
4/ Khi có sim mới, tiến hành mua hàng online qua hệ thống smartlink, lấy tiền của nạn nhân.
TheoNhịp cầu đầu tư
Chưa trộm được tiền đã phải lĩnh án
Kết thúc phiên xét xử vào sáng qua (10-7), TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Wu Wen Tung (SN 1981, người Đài Loan, Trung Quốc) 30 tháng tù giam về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước", quy định tại khoản 1, Điều 263-BLHS.
ảnh minh họa
Năm 2012, sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, Wu Wen Tung quen biết với đối tượng tên Hu Zi người Trung Quốc thông qua mạng Internet. Được Hu Zi hướng dẫn, đồng thời cung cấp thiết bị, Wu Wen Tung đã đi đến một số cây ATM trên địa bàn Hà Nội để cài đặt thiết bị hòng sao chụp lại thông tin cá nhân của những người đến rút tiền. Sau đó, Wu Wen Tung cùng với Hu Zi "chế tác" ra nhiều thẻ ATM giả để sau đó thực hiện hành vi rút trộm tiền từ các máy ATM.
Thực tế là trong các ngày 23, 24 và 25-8-2012, hai đối tượng đã gắn thiết bị và sao chép được không ít thông tin cá nhân của nhiều người đến các cây ATM rút tiền. Tuy nhiên, chiều 29-8-2012, khi Wu Wen Tung đang lắp đặt thiết bị trộm cắp thông tin, dữ liệu tại một máy ATM trên đường Trường Chinh thì bị CAP Khương Trung, quận Thanh Xuân bắt quả tang. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu giữ nhiều thiết bị và cả một máy in thẻ ATM của Wu Wen Tung cùng đồng bọn, tại nơi hai đối tượng thuê trọ ở một khách sạn thuộc quận Cầu Giấy. Rất may hành vi của Wu Wen Tung cùng đồng bọn đã được lực lượng công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn nên chưa ai bị mất trộm tiền tại máy ATM. Vào thời điểm đồng bọn bị bắt giữ, Hu Zi đã nhanh chân "chuồn" khỏi Việt Nam.
Bị đưa ra tòa, Wu Wen Tung thành khẩn khai nhận lại hành vi vi phạm pháp luật của nước sở tại như nêu trên. Xem xét toàn bộ nội dung vụ án, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt đối tượng người nước ngoài này 30 tháng tù giam.
Theo ANTD
Kẻ trộm dữ liệu ở cây ATM lĩnh 30 tháng tù Ngô Văn Tống (quốc tịch Trung Quốc) cùng đồng bọn nhập cảnh vào Việt Nam, gắn thiết bị vào cây ATM để trộm dữ liệu phục vụ việc làm thẻ giả. Ngày 10/7, Ngô Văn Tống (32 tuổi) bị xét xử tại TAND Hà Nội về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật của Nhà nước. Ngô Văn Tống trong giờ nghị...