Cướp lộc ở hội Gióng là …”cướp có văn hóa”!
Việc cướp lộc trong hội Gióng đang bị nhiều người hiểu sai theo ý “cướp giật”, nhưng thực chất không phải như vậy, đây giống như tục cướp vợ của người Mông, là “cướp có văn hóa”.
Ông Phan Đăng Long – Phó trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Chiều 3/3, trong cuộc họp giao ban báo chí thành ủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long đã bày tỏ nhiều ý kiến xung quanh việc tổ chức các lễ hội ở Việt Nam vào những ngày đầu năm.
Theo Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đa phần Lễ hội của chúng ta là lễ hội nông nghiệp, mang dấu ấn của nền nông nghiệp lạc hậu, trong khi đó, đất nước ta lại đang trong giai đoạn phát triển nên phải nhìn nhận, đánh giá hoạt động của các lễ hội sao cho phù hợp, đúng mức.
Ông Long cho rằng, trong khi bàn về các lễ hội, chưa nói đến việc phản ánh đúng hay không, thì nhiều khi báo chí lên tiếng phê phán lễ hội nhưng chưa có cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn.
Điển hình, gần đây nhất báo chí có phản ánh đến việc xảy ra tình trạng ẩu đả, đánh nhau trong lễ hội Đền Gióng, tuy nhiên, ông Phan Đăng Long một lần nữa khẳng định, các cơ quan chức năng cũng như Ban tổ chức đã vào cuộc kiểm tra và nhận thấy không hề có tình trạng đánh nhau.
Một cảnh được cho là đã để xảy ra xô xát, đánh nhau ở hội Gióng. Ảnh: Zing
“Trong lễ hội Gióng, có một tục gọi là tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau. Đúng là nhiều khi cũng xảy ra xô xát. Nhưng phải nói rõ hơn về việc “cướp” ở đây. Theo quan niệm của người xưa, họ coi đây là một tục có từ lâu đời, quan niệm đây là sự may mắn. Nhiều người không hiểu, nghĩ là cướp giật, nhưng không phải như vậy, “cướp” ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người Mông” – ông Long phân tích và nhấn mạnh thêm rằng: “Đây là cướp có văn hóa, cướp trong tục lệ. Vấn đề ở đây là cướp có sự nỗ lực của cá nhân mới có được chứ không phải tự nhiên mà có”.
Liên quan đến một số lễ hội khác được cho là dã man, mang tính chất man rợ như lễ chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) hay tục đập trâu đến chết ở Phú Thọ, trong khi nhiều ý kiến cho rằng nó mang tính chất dã man thì nhiều người lại bảo vệ và cho rằng, đó là tập quán của họ.
Video đang HOT
“Đúng là những lễ hội trên mang tính chất dã man, với những gì còn cổ hủ, lạc hậu, không phù hợp thì chúng ta nên loại bỏ” – ông Long nêu quan điểm.
Theo ông Long, riêng về văn hóa, chúng ta phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi cho ý kiến.
“Nếu những lễ hội trên mang tính dã man, chúng ta nên góp ý theo cách tìm ra giải pháp phù hợp, nên tìm ra cách cải tiến, có sự “di phong dịch tục” cho hợp lý, đừng phê phán theo kiểu nhổ bỏ tất cả sẽ động chạm đến tâm linh tín ngưỡng của người dân. Ví dụ như thay vì chém lợn hay đập chết trâu, chúng ta có thể tiến hành với một vật thay thế khác phù hợp hơn” – ông Long đề xuất.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng cho rằng, để các lễ hội văn minh và tốt đẹp hơn, chúng ta cũng cần phải quan tâm và nhắc nhiều đến ý thức của người dân để họ tự nâng cao ý thức khi tham gia lễ hội.
Theo_Giáo dục thời đại
Lễ hội chém lợn: "Hãy để chúng tôi tự quyết"
Người chủ trì cuộc họp về lễ hội chém lợn Ném Thượng liên tục ngắt lời các cụ cao niên, bởi quá nhiều cụ bày tỏ ý kiến phản đối việc chấm dứt nghi thức chém lợn và đổi tên lễ hội
Hơn 1 tuần nay, người dân làng Ném Thượng (Khắc Niệm, Tp.Bắc Ninh) sôi sục trước thông tin lễ hội của làng bị Tổ chức Động vật châu Á đề nghị chấm dứt. Tổ chức này bày tỏ lo ngại nghi thức "chém lợn" tác động tiêu cực đối với xã hội về nhiều mặt. Trong đó, ảnh hưởng xấu tới tâm lý của những người chứng kiến và tác động xấu tới ngành du lịch cũng như hình ảnh của Việt Nam.
Sân đình làng Ném Thượng, nơi diễn ra nghi lễ chém lợn tế thánh
Những ngày gần đây, làng quê xứ Kinh Bắc bỗng dưng mất đi vẻ bình yên vốn có. Từng đoàn nghiên cứu, đoàn báo chí nối tiếp nhau về làng. Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Ninh tiếp tục có công văn gửi UBND TP. Bắc Ninh về việc quản lý Lễ hội Chém lợn. Sở đề nghị lấy ý kiến của cộng đồng dân cư về việc đổi tên Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn.
Ngày 8.2, ban tổ chức lễ hội làng Ném Thượng mở cuộc họp lần thứ hai để lấy ý kiến người dân việc đổi tên Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn và bàn bạc tổ chức lễ hội sắp tới.
"Hãy để chúng tôi tự quyết"
Ngày 8.2, ban tổ chức lễ hội làng Ném Thượng tổ chức cuộc họp thứ 2 để lấy ý kiến các cụ cao niên và người dân trong làng
Các cụ cao niên, trưởng họ trong làng đều có mặt đông đủ tại hội trường phía sau đình. Cuộc họp còn có đại diện chính quyền phường Khắc Niệm, phòng văn hóa thông tin thành phố Bắc Ninh.
Ông Trần Văn Đức, trưởng khu Thượng, trưởng ban tổ chức lễ hội thông báo kế hoạch lễ hội năm 2015 vẫn diễn ra theo nghi thức truyền thống. Tuy nhiên, nghi lễ chém lợn sẽ thay bằng chọc tiết lợn sau sân đình để làm cỗ tế thánh.
"Chúng tôi không đồng ý, năm nay vẫn chém lợn như bình thường - Đúng! Vẫn phải chém lợn", cả hội trường bỗng chốc ồn ào bàn tán.
Khuôn mặt đỏ gắt, ông Nguyễn Hữu Chế, 60 tuổi nói: "Hai năm qua, dân làng đã chấp hành yêu cầu thay chém lợn bằng cắt cổ lợn. Mọi người bớt hào hứng hơn, tính chất gắn kết cộng đồng cũng giảm hẳn. Việc chém lợn, cúng tế thần linh hàng trăm năm của dân làng mà coi đó như hành động dã man. Chúng tôi cảm thấy mình bị xúc phạm. Đã vậy, việc làng chúng tôi, chúng tôi làm. Năm nay, làng vẫn chém lợn".
"Đúng! Đúng" - những tiếng hô lớn, kèm tiếng vỗ tay ầm ầm.
Lần lượt các cụ cao niên trong làng đứng lên phát biểu đồng tình với ông Chế.
Người chủ trì cuộc họp liên tục phải ngắt lời các cụ bởi quá nhiều cụ lên tiếng phản đối gay gắt.
Ông Nguyễn Văn Diễm, 80 tuổi nói: "Từ bao đời nay, dân làng tổ chức hội theo nghi thức truyền thống, gìn giữ bản sắc quê hương, đảm bảo an toàn, không vi phạm luật pháp. Chẳng ai có quyền cấm cả, lễ hội là của chúng tôi, hãy để chúng tôi tự quyết".
Việc bàn bạc tổ chức chém lợn giữa sân đình thay bằng chọc tiết lợn phải dừng lại mà chưa tìm được sự đồng thuận giữa ban tổ chức và bô lão trong làng.
Giữ nguyên tên lễ hội chém lợn
Đề xuất thứ hai được đưa ra lấy ý kiến người dân là thay tên gọi Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn. Đề xuất này cũng không được dân làng Ném Thượng hưởng ứng.
Ông Nguyễn Đình Bình, 68 tuổi bày tỏ: "Vốn dĩ lễ hội chém lợn đã bao gồm màn rước lợn quanh làng rồi. Sao lại phải đổi tên? Chém lợn tế thành bắt nguồn từ tích xưa của thành hoàng làng chém lợn rừng nuôi quân, để thế hệ sau tưởng nhớ công lao của ông cha. Dân làng chúng tôi không đồng ý đổi tên lễ hội".
Ông Nguyễn Đình Bình, 68 tuổi cùng nhiều người dân trong làng phản đối đề xuất đổi tên Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn
Ông Nguyễn Hồng Chương, PCT phường Khắc Niệm cho biết nguyên nhân đề xuất sửa đổi lễ hội do nghi thức chém lợn giữa sân đình chưa phù hợp trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
"Trong tất cả văn bản các cấp về lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, chưa có văn bản nào thể hiện việc cấm lễ hội. Riêng tục chém lợn, chúng ta nên thay đổi sao cho phù hợp. Mong các cụ, người dân hiểu cho. Còn việc đổi tên lễ hội, cá nhân tôi nghĩ vẫn nên giữ nguyên, hoặc có thể gọi tên là Lễ hội truyền thống khu Thượng", ông Chương nói.
Ông Chương khẳng định lại yêu cầu đối với ban tổ chức lễ hội Ném Thượng 2015, không tổ chức chém lợn ở sân đình.
Được biết, ban tổ chức lễ hội sẽ tiếp tục tổ chức cuộc họp thứ 3 vào ngày mồng 4 Tết để đưa ra quyết định cuối cùng cho lễ hội chém lợn Ném Thượng 2015.
Theo Tất Định (Danviet.vn)
Hà Nội không có chủ trương làm xe buýt riêng cho phụ nữ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, lãnh đạo Hà Nội không có chủ trương thực hiện xe buýt dành riêng cho phụ nữ. Hà Nội không có chủ trương làm xe buýt riêng cho phụ nữ Báo chí đưa tin, trước thông tin nữ giới sử dụng phương tiên giao thông công cộng dễ bị...