Cướp đêm lắm, có ngày gặp công an!
Đối tượng của bọn cướp là những người đi đường, xe gắn máy có giá trị cao, đi một mình vào lúc đêm khuya. Khi phát hiện con mồi, chúng sẽ theo sát cho đến đoạn đường vắng thì mới ra tay.
Tuy nhiên, lần này chúng gặp phải sự kháng cự quyết liệt cùng sự hỗ trợ của người dân quanh khu vực nên một tên trong nhóm đã bị bắt. Cuộc truy bắt vẫn còn tiếp tục nhưng đây là sự cảnh tỉnh cho những người đi đường, nhất là phải đi về khuya.
Các đôi tình nhân tâm sự chỗ vắng rất dễ trở thành mục tiêu của bọn cướp giật. Ảnh minh họa.
Vụ cướp không thành
Lúc 4h30″, ngày 04/3/2012, anh Nguyễn Ngọc Điệp, (SN 1977, thường trú ấp 3, xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) đang đi từ tỉnh lộ 824 (huyện Hóc Mônh, TP.HCM) đến tỉnh Long An. Khi chạy xe đến gần khu dân cư ở ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, thì anh Điệp chạy vào đoạn đường vắng đi tắt để nhanh về nhà.
Cùng lúc này, có 4 thanh niên đi trên 2 xe mô tô bất ngờ từ phía sau vượt qua và cúp đầu xe, làm anh Điệp và chiếc xe té ngã. Bốn thanh niên lạ mặt tỏ vẻ rất hung hãn, chúng lao vào tấn công anh Điệp. Nạn nhân nhận ra mình đã gặp phải bọn cướp nên vừa đánh trả, vừa tri hô.
Một tên trong băng cướp đến dựng chiếc xe AirBlade của anh Điệp lên, định nổ máy chạy đi thì bị các anh Thạch Kim Sương, Phạm Công Khai, cùng đông đảo công nhân trong xưởng nhôm nghe tiếng tri hô chạy ra ứng cứu. Ba trong bốn tên cướp kịp lên xe mô tô của bọn chúng để tẩu thoát, tên còn lại là Quảng Tấn Đạt bị quần chúng nhân dân bắt được giao cho cơ quan công an, còn lại 3 tên bỏ chạy thoát thân.
Tại cơ quan công an, Quảng Tấn Đạt, (SN 1985, ấp Thới A, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) khai nhận: Băng cướp của chúng gồm 4 tên. Tuy thường trú khác điạ phương, nhưng Đạt cùng các đồng bọn đều đến TP. HCM để kiếm việc.
Do cùng là thành phần lười lao động, ham thích ăn chơi đua đòi, bọn chúng đã sa dần vào con đường tệ nạn xã hội. Cả 4 tên cùng sống lang thang tại một khu nghĩa địa thuộc địa bàn phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP. HCM. Bọn chúng cấu kết nhau thành một băng tội phạm chuyên trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản… để có tiền phục vụ cho nhu cầu ăn chơi trác táng.
Lần này, bọn chúng bàn bạc thống nhất nhau sẽ đến địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An để “ăn hàng đêm”. Loại “hàng” mà bọn chúng nhằm đến là các loại xe mô tô đời mới, giá trị cao. Mục tiêu của chúng là những người điều khiển xe mô tô chạy trên những đoạn đường vắng vào lúc đêm tối.
Thủ đoạn của chúng là khi phát hiện “con mồi” sẽ bám theo. Lúc đến đoạn đường vắng vẻ, bọn chúng cho xe áp sát, đạp ngã xe, hoặc vượt lên cúp đầu xe và dùng hung hung khí tấn công, uy hiếp tinh thần nạn nhân để cướp tài sản.
Sau khi đã thống nhất kế hoạch gây án, lúc 3h sáng ngày 2/3/2012, bọn chúng chở nhau đi trên 2 xe mô tô từ phường Bình Hưng Hòa, TP. HCM để đến địa bàn Long An. Trên đường đi, khi đến Ngã Ba Giồng thuộc địa bàn huyện Hóc Môn, bọn chúng phát hiện anh Điệp đang đi một mình trên chiếc xe AirBlade liền ra hiệu cho nhau hành động. Tuy nhiên, phải đến đoạn vắng gần khu dân cư xã Mỹ Hạnh Nam bọn chúng mới ra tay.
Video đang HOT
Bọn chúng đinh ninh rằng với đêm khuya đường vắng như thế, gây án sẽ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, khi hành động, bọn chúng nhanh chóng bị rơi vào tình thế bị động, bởi nạn nhân tri hô và đánh trả quyết liệt, cộng với việc nhân dân quanh khu vực chạy đến, khiến bọn chúng hoảng sợ, mạnh tên nào nấy lên xe tẩu thoát.
Do quá bị động nên lúc rút đi, bọn chúng bỏ tên Đạt lại hiện trường và bị quần chúng nhân dân bắt giao cho cơ quan công an. Chiếc xe tang vật được thu trả cho anh Điệp. Ngay sau đó, công an huyện Đức Hòa lập hồ sơ đề nghị UBND huyện Đức Hòa tặng giấy khen và tiền thưởng cho số quần chúng có thành tích vây bắt cướp nêu trên.
Không phải là nhóm cướp duy nhất
Hiện cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Đức Hòa đang tiếp tục truy bắt số đối tượng còn lại của băng cướp nêu trên để xử lý. Những tên đồng bọn chung băng cướp nêu trên hãy thức tỉnh, ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật. Ai phát hiện bọn chúng ở đâu, hãy báo tin cho cơ quan công an gần nhất.
Thời gian gần đây, địa bàn Long An xảy ra một số vụ cướp xe môt ô vào ban đêm rất táo bạo. Hoạt động của bọn cướp tỏ ra rất liều lĩnh. Thông thường, bọn chúng có từ 3 tên trở lên, đêm xuống rảo xe trên các tuyến đường, tìm người đi đường bằng xe mô tô đời mới đắt tiền để cướp.
Bọn chúng trang bị cả hung khí nguy hiểm như dao, mã tấu, roi điện để gây án. Công an huyện Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức thời gian qua đã khám phá được một số vụ cướp với thủ đoạn tương tự, bắt được đối tượng để xử lý. Trong đó, đáng chú ý nhất là vụ phá 2 băng cướp sử dụng roi điện để cướp xe mô tô trên tuyến Quốc lộ 1A.
Đối tượng trong 2 băng cướp này gồm hàng chục tên, đều ngụ tại TP. HCM, nhưng địa bàn gây án vẫn là khu vực vắng người ở huyện Thủ Thừa và Bến Lức, tỉnh Long An.
Hiện nạn cướp đường vào ban đêm vẫn đang diễn biến khá phức tạp, đề nghị người đi đường cần cảnh giác đề phòng. Khi phát hiện có dấu hiệu đang bị cướp bám đuổi, cần tấp xe vào nhà dân gần nhất để thông báo tình hình hoặc điện thoại báo tin cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Theo NDT
Lật tẩy những chiêu giả sư, đóng kịch xin đểu
Gần đây ngoài chiêu giả sư đi khất thực còn xuất hiện nhiều người xin tiền "đểu" dưới chiêu đóng kịch giả làm người mang bệnh nặng, kẻ lỡ đường, mất ví,...
Từ đầu năm đến nay, tại TP.HCM phóng viên báo Nguoiduatin.vn đã ghi nhận gần 10 trường hợp sư giả đi khất thực. Dù trước đó không lâu đã có nhiều vụ sư giả bị lật tẩy và các cơ quan chức năng đã xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng xem ra tình hình vẫn đâu lại vào đấy.
Không những vậy, hiện nay theo phản ánh của người dân, nhiều kẻ lười lao động ngoài chiêu trò giả sư không ít người còn sử dụng đủ mọi chiêu trò mới, đóng kịch, lợi dụng đức tin và lòng tốt của người dân để lừa tiền.
Hai sư giả đi khất thực trên đường 3 tháng 2, TP.HCM
Theo dấu sư giả đi khất thực
9h sáng một ngày đầu tháng 3, tôi theo bước một nhà sư trong sắc áo vàng đi khất thực. Khu cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6 (TP.HCM) hôm ấy đông đúc người qua kẻ lại. Bầu không khí ồn ã, náo nhiệt của một khu phố ăn uống sầm uất trở nên thanh thản, nhẹ nhàng vì xuất hiện một nhà sư "thoát tục" đang du bước chậm rãi, miệng nhẩm chú từ bi.
Sư nữ đầu đã xuống tóc, tuổi độ 40, thân hình gầy guộc, người quấn cà sa màu vàng, đi chân đất, hai tay ôm lấy bát đồng.
Anh Tuấn, một người dân sống nơi đây cho biết: " Mấy tháng qua thấy xuất hiện đến mấy nhà sư đi khất thực trong khu này. Không biết sư thật hay giả nhưng thấy nhiều người cho tiền và thức ăn nên mình cũng cho theo. Mình bố thí để cầu phúc, cầu may thôi. Mà nếu không phải sư thật thì coi như xả xui vậy...".
Theo quan sát, chỉ một đoạn đường hơn 200m nhưng có đến 17 người "bố thí" phẩm vật (tiền và thức ăn) cho nhà sư. Trong đó phần đông là người đi đường, rồi đến chủ quán và thực khách. Nhiều người đã không ngần ngại bỏ ra những tờ tiền có mệnh giá lên đến vài chục ngàn, hai tay kính cẩn "dâng" vào bát đồng của nhà sư này.
Cái khác thường cũng như sự nổi bật của sư này ở chỗ, sư hay láo liên đôi mắt để thăm dò chứ không chú tâm nhìn vào bát đồng hay hướng xuống mặt đường. Mỗi khi đi vừa gần đến một quán ăn có thực khách đông đúc sư lại đưa mắt "liếc" vào trong như van lơn, như "mời chào" và mong mọi người bố thí.
Cứ độ mươi phút, sư lại "làm xiếc" đưa tay vớ tiền từ bát đồng cho vào tay nải và cũng tiện tay lấy chai nước ra "làm" mấy hớp. Người ngoài nhìn vào dễ tưởng như sư chỉ lấy chai nước ra mà uống vậy (!).
Hết một con đường trong khu cư xá, với những bước đi thanh thoát, sư băng qua đường rất nhanh rồi rẽ vào chợ Phú Lâm. Nơi đây có 21 người đã "thí" cho sư rất nhiều phẩm vật nào tiền, nào khoai, nào trái cây, .v.v. đủ loại.
Thoáng chốc chiếc bị lép xẹp đã căng đầy sư phải liên tục đổi vai cho đỡ mỏi (!). Hết chợ Phú Lâm, sư cô rẽ vào đường Tân Hòa Đông. Lúc này đồng hồ đã chỉ gần 11h trưa, cái nắng tháng 3 trở nên oi ả và gay gắt hơn.
Gặp một người bán kính dạo, sư dừng lại mua cho mình một cặp kính đeo cho đỡ chói mắt. Chị bán kính cho biết: "Thấy cổ (sư cô) như vậy nên tôi để cho cổ 25 ngàn chứ thường tôi bán 50 ngàn không hà. Mà không biết sư thật hay giả nữa, trông người cứ sao sao ấy, ánh mắt cổ cứ đưa qua đưa lại hoài hà...".
Tại góc đường Tân Hòa Đông và một con hẻm nhỏ, một đứa trẻ chừng hơn 10 tuổi, quần áo rách rưới, mặt mày lấm lem khắc khổ đang loay hoay chìa tay xin tiền lẻ người qua đường.
Khi sư cô vừa đi khất thực đến gần đứa bé thì một chiếc xe tay ga lù lù đi tới và thắng gấp. Một người phụ nữ thân hình phốp phát, vàng đeo đỏ tay bước xuống và kính cẩn thí vào bát đồng của sư tờ 50 ngàn. Đứa bé thấy vậy liền bước ra chìa tay nhưng chỉ nhận một cái liếc xéo và bĩu môi của người phụ nữ. Còn nhà sư thản nhiên ngoảnh mặt và rảo bước thật bình thản, dáng vẻ đạo hạnh đến lạ thường (!).
Chứng kiến cảnh này, một bác xe ôm khá triết lý: "Sư sãi gì kỳ cục vậy. Còn cái bà đó làm phúc gì mà ác dễ sợ. Thằng nhỏ trông tội vậy không cho đi cho cái bà sư giả đó. Thiệt trông mà ngán ngẩm cho cái sự đời...". Nói xong bác chỉ chép miệng và lắc đầu ngao ngán.
11h45', nắng trời như thiêu đốt bỏng da bỏng thịt. Sư cô lấy mảnh cà sa choàng lên đầu che nắng và cứ vậy mà đi. Một lúc sau sư đưa mắt láo liên, tay vẫy xe ôm rồi nhảy phóc lên xe hướng về quận Tân Phú. Chiếc xe lao đi vùn vụt qua từng ngõ hẻm. Từ đường Tân Hòa Đông vòng sang đường Hòa Bình, rồi chạy qua đường Khuông Việt, .v.v. Thoáng chốc sư cô đã vụt mất trong một con hẻm sâu... Tôi đếm, sau gần 3 giờ đi khất thực, có 64 người đã bố thí cho "sư".
Xin 4 năm chưa đủ tiền về đến quê nhà!
Gần đây, theo nhiều người dân phản ánh xuất hiện nhiều người xin tiền "đểu", thủ đoạn rất tinh vi. Không chọn cho mình hình thức xuống tóc và mượn sắc áo nhà sư để "kiếm ăn", nhiều người đã lợi dụng lòng tốt, sự thương hại mà giả làm người mang bệnh nặng, kẻ lỡ đường, mất ví, .v.v. để lừa gạt xin tiền người đi đường.
Anh Nguyễn Minh Văn, nhà quận 6 cho biết: "Tôi đã gặp nhiều lần một thanh niên đi xe máy để xin tiền. Tên này hay cho xe chạy gần đến đèn đỏ thì giả bộ xe hết xăng và dắt bộ. Khi mọi người dừng chờ đèn đỏ thì hắn mở cốp xe xem bình xăng rồi than vãn là quên mang theo tiền. Một tên cò mồi đứng ra cho 10 ngàn và cứ như vậy, mấy người đi đường thấy tội là móc bóp cho vài chục. Tôi biết hắn đểu vì đúng chiều hôm đó tôi tạt vào cây xăng trên đường Kinh Dương Vương để đổ thì hắn xuất hiện bên cạnh. Vẫn động tác mở cóp xe xem bình xăng, mặt tỏ ra lo âu, miệng cứ than vãn hết tiền rồi cứ vậy tiến đến xin tiền hết người này đến người kia, hắn còn bảo là đổ xăng về Bình Dương...".
Anh Nguyễn Quỳnh, nhà quận Bình Tân thì bức xúc: "Mấy lần rồi, sáng ghé trạm đổ xăng để đi làm thì tôi gặp một thằng dắt xe máy đi vào. Miệng hắn than quên mang tiền, tay cứ chìa ra trước mặt mấy người phụ nữ để xin ít tiền đổ xăng. Nhiều người biết là phường xin đểu nhưng vẫn phải cho vì sợ nó ghét, nó làm hung thì khổ. Nhất là phụ nữ thấy mặt chúng thì sợ khiếp...".
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết thủ đoạn những kẻ lười nhác chuyên sống bằng nghề lừa lọc này thường "ăn hàng" không cố định một con đường, một cây xăng vì sợ quen mặt sẽ bị phát giác.
Anh Quỳnh phân tích: " Mỗi ngày chúng đi vài cây xăng này, mai lại vài chục cây xăng khác, cứ như vậy ai mà biết. Mà mấy nhân viên đổ xăng đâu dám nói. Họ sợ bị trả thù lắm! Và tôi chỉ tính thế này, mỗi buổi sáng chỉ cần ghé qua khoảng hơn 10 cây xăng thôi thì chúng sẽ có trong tay tiền trăm là cái chắc. Ai đời cho tiền đổ xăng mà cho 5 ngàn bao giờ. ít ra cũng phải vài chục. Làm như vậy thì quá ngon cơm rồi còn gì"!
Chị Hồng, nhà ở quận 6 cho chúng tôi biết một câu chuyện nghe qua thật oái oăm và khôi hài. Khu phố ăn uống cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6 thường hay xuất hiện một ông già độ tuổi chừng ngoài 60, gương mặt lúc nào cũng nhăn nhó, thiểu não.
Ông bảo rằng nhà ở Đồng Tháp, lên Sài Gòn tìm việc làm nhưng bị người ta móc hết tiền nên không về quê được. Một thanh niên khác tuổi độ gần 40 mà người ta đồn rằng anh chàng này là con ông già tuổi 60 kia vì trông ngoại hình hai người rất giống nhau. Anh chàng này cũng với bộ dạng "sầu thảm" cùng tâm sự về hoàn cảnh lỡ đường nghe "não nề" đó mà lợi dụng lòng tốt người dân để xin tiền. Cứ như vậy 4 năm nay, hai cha con ấy xin tiền mãi mà vẫn không đủ về quê nhà...(?!)
Cách nhận biết sư khất thực chân chính Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, Phó tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì sư đi khất thực là nhằm gieo vào lòng chúng sanh tâm lành, biết hướng thiện và tạo phúc trên tinh thần tốt đời đẹp đạo. Sư đi khất thực không được đi dép, không đội mũ, chỉ mặc cà sa. Chỉ nhận thực phẩm chay đã nấu chín, không nhận tiền và thức ăn mặn. Tâm phải tịnh, mắt luôn hướng xuống bát trì bình bằng đất nung hoặc gỗ, không được nhìn người bố thí và láo liên xung quanh. Đi khất thực phải là buổi sáng, không quá giờ ngọ ...
Theo Người đưa tin
Ngư dân khổ vì trộm cắp, xin đểu Thường xuyên mất ngư cụ kể cả neo đậu trong hoặc ngoài âu thuyền, ngư dân Đà Nẵng và miền Trung đang khốn khổ với tình trạng đạo chích tái diễn. Nhiều chủ tàu phải nằm bờ vì không đủ tiền sắm lại. Những tay lưới hàng trăm triệu luôn là món mồi ngon của đạo chích. Ảnh: Nam Cường. Hở là mất...