CƯỚP CẠN LỘNG HÀNH Ở ĐBSCL: Còn quá nương tay?
Hàng loạt vụ cướp cạn ở ĐBSCL cứ tái diễn song việc ngăn chặn, xử lý lại chậm trễ và không mạnh tay khiến người dân lo âu
Cuối tháng 4 vừa qua, Công an huyện Thới Bình – Cà Mau đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với 6 đối tượng có hành vi “cướp tài sản”. Cầm đầu nhóm này là Nguyễn Minh Sự (21 tuổi) cùng 5 thanh niên đều có hộ khẩu thường trú ở huyện Thới Bình là Ngô Văn Tính (18 tuổi), Võ Minh Luân (19 tuổi), Trần Văn Nguyền (18 tuổi), Nguyễn Long Hồ (25 tuổi) và Võ Trọng Hữu (18 tuổi).
Vì bị cướp tiền bán cá tra, hộ nông dân này lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần. Ảnh: TRÀ ÔN
Bắt không xuể
Theo điều tra của công an, vào giữa tháng 4-2011, sau một chầu nhậu, cả nhóm rủ nhau lấy mã tấu tự chế rồi lên ba xe máy chở nhau ra hướng TP Cà Mau chặn xe người đi đường “xin đểu”. Ra đến Quốc lộ 63, Sự ra lệnh cho đàn em chặn đường chém bể hai kính chiếu hậu của một xe tải để xin tài xế 200.000 đồng. Do không có tiền vì đang chở hàng thuê nên tài xế móc túi đưa hết mớ tiền lẻ được gần 100.000 đồng. Vài phút sau, cả nhóm cất xe vào bụi rậm, nấp vào lùm cây chặn tiếp nhiều xe tải, xe khách để xin tiền rồi kéo nhau về Đồng Sậy ở huyện Thới Bình nhậu tiếp.
Còn tại Kiên Giang, vào cuối năm 2010, Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an, Công an tỉnh Kiên Giang và Công an huyện An Minh đã tóm gọn được băng trộm tôm quy mô lớn trên địa bàn giáp ranh giữa huyện An Minh (Kiên Giang) và U Minh (Cà Mau). Để bắt được băng trộm này, các chiến sĩ công an được sự hỗ trợ của người dân địa phương phải mất 2 tháng trời theo dõi, mật phục. Khi bọn trộm đang định chở 57 lú tôm vừa trộm được về huyện U Minh tiêu thụ thì bị lực lượng công an vây bắt quả tang. Một cán bộ công an địa phương cho biết tuy bắt giữ, xử lý không ít đối tượng nhưng đến mùa tôm, tệ nạn này lại tái diễn.
Video đang HOT
Khó xử lý
Thượng tá Trần Quốc Trung, Trưởng Công an quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhận định: “Vụ dùng thuốc trừ sâu để thuốc cá có thể khởi tố hình sự. Tuy nhiên, hiện nay việc bắt đối tượng vi phạm rất khó vì thiếu chứng cứ”. Vụ ao cá của ông Nguyễn Văn Năm bị thiệt hại, hiện Công an quận Bình Thủy đang tiếp tục điều tra.
Còn vụ chặt phá vườn cam sành của ông Nguyễn Văn Khải, cho đến nay công an địa phương vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Ông Cao Quốc Khánh, Phó trưởng Công an xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Chúng tôi đang điều tra để làm rõ vụ này. Sau sự việc xảy ra ở hộ ông Khải, công an xã đã phối hợp với xã đội thường xuyên đi tuần tra nhằm bảo vệ tài sản của nhân dân”.
Ông Thạch Phu Mi là tổ trưởng ấp Chung Nô 2, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nên thường xuyên được người dân tới báo bị trộm dừa. Nhưng nghe ông Mi than vườn dừa nhà ông cũng bị mất trộm nên người tố cáo cũng lắc đầu.
Vẫn có thể xử lý hình sự
Nhiều vụ cướp cạn của nông dân ở ĐBSCL bị chính quyền địa phương bắt quả tang nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính. Theo lý giải của chính quyền địa phương, bọn cướp thường đi theo từng nhóm, khi bị bắt, giá trị tang vật chia trên đầu người thường không đến 2 triệu đồng nên không cấu thành tội phạm.
Luật sư Trịnh Quang Nho, Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nhiều địa phương đã vận dụng luật chưa đến nơi đến chốn để xử lý tội trộm cắp tài sản. Điều này vô tình tạo kẽ hở cho tội phạm lợi dụng và gây bức xúc trong dư luận. Tại khoản 1, điều 138 BLHS năm 2009, quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
Cũng theo luật sư Trịnh Quang Nho, đối với nạn trộm cắp tôm nuôi, dù tang vật không đủ 2 triệu đồng vẫn có thể bị khởi tố hình sự, nếu hành vi đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho ao tôm. Ngoài ra, một đối tượng trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng đã bị công an xã xử phạt hành chính thì đã mang một tiền sự, mà tiền sự thì vô hạn, sẽ theo người đó suốt đời. Nếu người đó tái phạm nhưng cũng dưới 2 triệu đồng, sẽ gộp hai lần đó lại, đủ 2 triệu đồng thì lọt vào khung hình sự.
Theo Người Lao Động
Cướp cạn lộng hành: "Nông tặc" tác quái
Chặt phá vườn cây, bỏ thuốc trừ sâu xuống ao cá, trộm dừa sáp, cướp tiền bán cá... là vấn nạn do "nông tặc" gây ra, khiến nông dân thiệt hại nặng nề
Mới đây, "nông tặc" tấn công vườn cam của hộ ông Nguyễn Văn Khải (ấp Bảy Thưa, xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy - Hậu Giang). Chúng đốn hạ hơn 470 gốc cam sành 6 tháng tuổi làm gia đình ông thiệt hại nặng.
Đàn heo của gia đình ông Nguyễn Văn Dững (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh - Vĩnh Long) bị kẻ gian chém khiến 1 con bị chết, 6 con bị thương. Ảnh: TRÀ ÔN
Triệt hạ vườn cây
Ông Khải bức xúc: "Sáng ra đi thăm vườn như thường lệ, tôi tá hỏa khi thấy hàng trăm gốc cam nằm xơ xác bên những mô đất. Tính theo giá thị trường hiện nay, tôi bị thiệt hại gần 10 triệu đồng". Còn hộ anh Nguyễn Văn Phong (ấp Phú An 2, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ - Vĩnh Long) bị thiệt hại nhiều hơn khi chỉ trong một đêm, hơn 320 cây đu đủ, 85 cây chôm chôm và 15 cây nhãn bị chặt ngã nằm la liệt dưới đất. Anh Phong nghẹn ngào: "Hằng năm, các loại cây này cho trái cũng thu hoạch hàng chục triệu đồng. Giờ bị chặt phá như thế này tôi không biết lấy tiền đâu mà đầu tư lại".
Tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) gần đây rộ lên nạn trộm dừa sáp vì đây là loại trái cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Thạch Phu Mi, Chủ nhiệm HTX Dừa sáp Hòa Tân, cho biết với giá bán hiện nay từ 100.000 - 140.000 đồng/quả, loại dừa này đã trở thành mục tiêu trộm cắp của nhiều kẻ xấu, khiến không ít vườn dừa gần như mất trắng. Anh Thạch Dách (ấp Chung Nô 1, xã Hòa Tân) méo mặt: "Thường một buồng dừa sáp có gần chục trái nhưng chỉ có 1-4 trái là có sáp thôi, còn lại là dừa thường. Ngày 25-4 vừa qua, vườn nhà tôi cũng bị trộm viếng".
Thuốc cá, cướp tiền giữa ban ngày
Người chăn nuôi cũng rơi vào cảnh dở khóc, dở cười vì kẻ gian phá hoại. Mấy tháng nay, kẻ gian ném đá vào nhà và trại gà 36.000 con của bà Trần Thị Vân (ấp Phú Hòa Yên, xã Song Phú, huyện Tam Bình - Vĩnh Long) làm gà hoảng, đẻ trứng ít đi. Đàn heo 7 con của hộ ông Nguyễn Văn Dững (ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh - Vĩnh Long) bị người xấu đột nhập sát hại làm 1 con heo chết, 6 con bị thương. Trước đó, tháng 5-2010, tại khu vực cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy - TP Cần Thơ) đã xảy ra vụ thuốc cá của hộ ông Nguyễn Văn Năm làm chết gần 30 tấn cá tra, thiệt hại trên 400 triệu đồng. Anh Nhất, chủ hầm cá tra ở ấp Tân Lập, xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ, cũng bị kẻ xấu thuốc cá chết gần 24 tấn, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
Thời gian gần đây, tại địa bàn tỉnh An Giang xuất hiện tình trạng cướp giật tiền bán cá tra, ba sa của nông dân. Thủ đoạn của bọn cướp là rình rập trước trụ sở các công ty, chờ nông dân đến lấy tiền bán cá về sẽ đeo bám theo chờ cơ hội ra tay. Hầu hết các vụ án đều xảy ra vào buổi chiều và cũng trên tuyến Quốc lộ 91 đoạn đi qua TP Long Xuyên, huyện Châu Thành - An Giang và quận Thốt Nốt - TP Cần Thơ. Ông Huỳnh Thanh Bình (xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú - An Giang) vừa nhận 500 triệu đồng tiền bán cá tra từ Công ty CP Thủy sản Nam Việt, trên đường về nhà đã bị cướp sạch.
Kỳ tới: Có quá nương tay?
Theo Người Lao Động
Cướp cạn lộng hành ở ĐBSCL Mỗi khi đến mùa thu hoạch, ngưi nuôi tôm ở ĐBSCL lại nơm np lo trộp hoành hành. Dù đã chiu tiền cho việc chống trộm và phải thức trắng đêm canh trộmng hễ sơ sẩy là mất ngay Con lộ tráng nhựa chạy dài ra đê biển Đông là đưng phân chia ranh gii giữa hai vùng ven biểnng và Bạc Liêu....