Cướp biển Somalia thả con tin người Việt sau gần 5 năm
Nhóm ngư dân châu Á bị bắt cóc từ năm 2012, trong đó có người Việt Nam, vừa được thả tự do và đang chờ về nhà, Guardian đưa tin.
Nhóm ngư dân được thả tự do ngày 22.10 (Ảnh: Oceans Beyond Piracy)
Cướp biển Somalia vừa thả 26 con tin châu Á bị bắt cóc trong gần 5 năm qua, các nhà đàm phán cho biết ngày 22.10.
Các ngư dân trên tàu cá Naham 3 đã bị cướp biển tấn công và giữ làm con tin hồi tháng 3 năm 2012 ở phía nam Seychelles, một quốc gia ở Đông Phi. Đây là vụ bắt cóc con tin dài thứ hai của cướp biển Somali.
26 con tin được thả lần này có quốc tịch Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, tuy nhiên chưa rõ danh tính.
Một trong những ngư dân rơi nước mắt khi được thả tự do (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
“Chúng tôi rất vui mừng khi thông báo rằng các con tin của tàu Naham 3 đã được thả vào sáng sớm hôm nay”, theo John Steed, điều phối viên của Chương trình Hỗ trợ Con tin (HSP), người đã giúp thương lượng thả tự do các con tin.
Steed nói với AFP việc đưa các con tin về với gia đình vẫn còn một vật cản tại thành phố Galkayo ở Somalia, nơi đang diễn ra giao tranh khốc liệt giữa lực lượng của các nước thù địch trong khu vực như Puntland và Galmudug.
“Mọi thứ ở đây đang rất nguy hiểm, họ sẽ bắn pháo trong đêm nay. Chúng tôi sẽ rời đi vào sáng sớm ngày mai nếu cuộc giao tranh ngừng lại. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa các con tin về Nairobi để tắm giặt và khám sức khỏe”. Sau đó, toàn bộ con tin sẽ được trở về với gia đình ở quê nhà.
Những nụ cười sau gần 5 năm bị bắt cóc (Ảnh: Reuters)
“Họ đã trải qua 4 năm rưỡi trong điều kiện tồi tệ, xa rời gia đình của họ,” Steed nói. Ông cũng cho biết thêm các ngư dân trên tàu đã bị suy dinh dưỡng, một người có một vết thương do đạn bắn vào chân. Một người khác bị đột quỵ và một người nữa mắc bệnh tiểu đường.
Cướp biển Somali ban đầu bắt giữ 29 ngư dân, nhưng một người đã thiệt mạng trong vụ cướp, 2 người khác “qua đời vì bệnh tật”, theo tuyên bố của tổ chức Oceans Beyond Piracy (OBP).
Trong năm 2012, cướp biển Somalia đã khiến nền kinh tế toàn cầu tổn thất 5,7 tỷ đến 6,1 tỷ USD (Ảnh: AP)
Cướp biển là mối đe dọa lớn với vận tải quốc tế khiến Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu và NATO phải can thiệp nhiều lần.
Trong năm 2012, cướp biển Somalia đã khiến nền kinh tế toàn cầu tổn thất 5,7 tỷ đến 6,1 tỷ USD. Đỉnh điểm là tháng 1 năm 2011, hải tặc Somalia đã bắt giữ 736 con tin và 32 thuyền.
Theo OBP, tuy số vụ bắt cóc có giảm ở phía tây Ấn Độ, những tên cướp biển trong khu vực vẫn tấn công ít nhất 306 thủy thủ trong năm 2015.
Hiện vẫn còn 10 con tin Iran bị bắt giữ từ năm 2015 và 3 con tin Kenya chưa được giải thoát. Trong đó có một người phụ nữ bị liệt và đang rất ốm yếu, theo Steed.
Theo Trà My – The Guardian (Dân Việt)
Tòa án Hà Nội cho phép dẫn độ nhóm hải tặc về Malaysia xét xử
Indonesia và Malaysia đều đề nghị dẫn độ nhóm 8 nghi can bị cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ về nước mình xét xử và sáng nay TAND Hà Nội đã ra phán quyết đưa về Malaysia.
Ngày 12/9, TAND Hà Nội mở phiên họp xem xét việc dẫn độ nhóm nghi can cướp biển quốc tịch Indonesia bị cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ hơn một năm trước.
Trước đề nghị của đại diện sứ quán Indonesia đề nghị đưa nghi can về nước sở tại để xét xử, TAND Hà Nội đã ra phán quyết không chấp nhận. Căn cứ luật tương trợ tư pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự, tòa chấp nhận yêu cầu của phía Malaysia, cho phép dẫn độ các nghi can sang nước này.
Đồ dùng của 8 nghi phạm đang bị tạm giữ tại Cục Cảnh sát Hình sự sẽ được trao trả. Các nghi can có quyền kháng cáo quyết định dẫn độ trong ngày 15 ngày.
Một nghi can cướp biển khi bị bắt.
Khoảng 20h ngày 11/6/2015, một nhóm hải tặc đã tấn công tàu Orkim Harmony (Malaysia) khi đang ở trên lãnh hải của Malaysia. Chúng bắn bị thương một thuỷ thủ và gây thương tích cho 11 người khác hòng cướp 6.000 tấn dầu.
8 hải tặc người Indonesia trên đường bỏ trốn đã vào lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngày 19/6/2015, nhóm này bị lực lượng cảnh sát biển và biên phòng phối hợp bắt giữ.
Đầu tháng 2/2016, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia đã có văn bản đến Bộ Công an Việt Nam yêu cầu dẫn độ các nghi can về Malaysia để xét xử. Và theo luật, tòa án là cơ quan xem xét yêu cầu này.
Việt Dũng
Theo VNE
Chưa rõ thông tin về bé gái được cho là người Việt mang thai tại Trung Quốc Về vụ bé gái người Việt mang thai tại Trung Quốc, ông Lê Hải Bình cho biết do bé gái nói tiếng Việt rất ít, nói tiếng Trung cũng không sõi nên thông tin về nhân thân chưa được rõ. Bé gái người Việt mang thai ở Trung Quốc: "Nói tiếng Việt rất ít" Liên quan đến câu hỏi về bé gái người...