Cướp biển gia tăng hoạt động tại các vùng biển châu Á
Trong năm 2020, số các vụ cướp biển và cướp có vũ trang ở các vùng biển châu Á đã tăng 17% so với năm 2019, nhiều nhất là ở Eo biển Singapore.
Lực lượng thực thi pháp luật bắt giữ một toán cướp biển trên vịnh Guinea thuộc khu vực Tây Phi. Ảnh minh họa: TTXVN/phát
Theo Trung tâm Chia sẻ thông tin (ReCAAP) – một tổ chức quốc tế do Nhật Bản đứng đầu – tổng cộng 97 vụ cướp đã được báo cáo trong năm 2020, trong đó ở Eo biển Singapore có tới 34 vụ.
Trong báo cáo thường niên công bố ngày 15/1, ReCAAP cho biết Eo biển Singapore, một trong những vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới, vẫn là khu vực có nguy cơ xảy ra cướp biển cao trong năm 2020, tiếp tục xu hướng trong năm 2019 (ghi nhận 31 vụ việc). Tiếp đến là các vùng biển thuộc Indonesia với 22 vụ, Philippines ghi nhận 13 vụ, Ấn Độ là 9 vụ… Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của các vụ việc vẫn ở mức trung bình.
Theo ông Masafumi Kuroki, Giám đốc điều hành của ReCAAP, “tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng các vụ cướp.” Ông nhấn mạnh các quốc gia ven biển không giảm mức độ cảnh giác. Ngoài ra, ông cho biết thêm, do Eo biển Singapore nhỏ hẹp nên tàu bè rất khó qua lại với lưu lượng lớn, điều này khiến tàu giảm tốc độ, tạo cơ hội cho cướp biển lên tàu.
Trước đó, trung tuần tháng 9 năm ngoái, Babel Street, công ty phân tích dữ liệu mã nguồn mở có trụ sở tại bang Virginia (Mỹ), cũng công bố báo cáo về tình trạng cướp biển ở các biển châu Á trong 7 tháng đầu năm 2020. Vào thời điểm đó, Babel Street ghi nhật ít nhất 50 vụ cướp biển, cướp có vũ trang và bắt cóc đòi tiền chuộc đã xảy ra trên các vùng biển của châu Á, phần lớn là tại Biển Sulu và Eo biển Malacca – một trong những tuyến đường hàng hải đông đúc nhất thế giới. Con số này cao gấp đôi so với những vụ tội phạm được ghi nhận cùng kỳ năm 2019 và là con số cao nhất tính từ năm 2016 trở lại đây.
Theo Babel Street, một nhóm Hồi giáo Abu Sayyaf tại Philippines và có liên hệ với tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng thực hiện nhiều phi vụ trên. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Biển Sulu và khu vực ven biển ở phía Nam Philippines.
Thủy thủ Hy Lạp bị cướp biển Guinea bắt làm con tin
Hiện, một số thân nhân các thủy thủ bị bắt cóc đã được thông báo và đang đàm phán với cướp biển để trả tự do cho những người này trong vài ngày tới.
Các quan chức Hy Lạp hôm qua cho biết, 5 thủy thủ nước này tham gia vận chuyển trên một tàu chở dầu của nước này đã bị nhóm cướp biển bắt làm con tin trên tàu ngoài khơi bờ biển Nigeria.
Theo báo cáo của Bộ Chính sách Hàng hải và các Đảo của Hy Lạp công bố vào cuối tuần trước, tàu chở dầu Stelios K đang trên đường vận chuyển hàng hóa thì bị cướp biển ở Vịnh Guinea tấn công. Hiện, quan chức nước này cho biết một số thân nhân các thủy thủ bị bắt cóc đã được thông báo và đang đàm phán với cướp biển để trả tự do cho những người này trong vài ngày tới.Tuy nhiên, một số khác vẫn chưa thể liên lạc với thủy thủ này từ thứ cuối tuần vừa rồi. Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng xử lý./.
Thế giới ghi nhận trên 48 triệu ca mắc, 1,2 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 4/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 48.030.327 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.223.171 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 34.465.814 người. Chuyển thi thể bệnh nhân mắc COVID-19 ra nhà xác dã chiến tại một...