Cướp biển: Câu chuyện về tàu Maersk Alabama (Kỳ 1)
Con tàu nổi tiếng với việc bị hải tặc cướp nhiều lần và sự dũng cảm của thuyền trưởng.
Giới thiệu
Cướp biển từ lâu đã trở thành mối tai hoạ của các thuyền viên ngay từ buổi bình minh của ngành hằng hải. Từ thời còn sơ khai, các tên cướp biển vùng Cilician đã bắt giữ danh tướng Julius Caesar, người giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nền cộng hòa La Mã thành đế quốc La Mã (năm 100-44 TCN) và đòi một số tiền chuộc. Không những không phản kháng, Caesar còn “xin” nộp tiền chuộc cao hơn nữa. Dĩ nhiên là băng cướp không thể không từ chối.
Tuy nhiên chúng không ngờ rằng đã gặp phải “hung thần” vì ngay sau khi được tự do, Caesar đã cử binh lính đuổi theo băng cướp và xử tử tất cả. Các tài liệu lịch sử cũng như trong các bộ phim lãng mạng kể rất nhiều về thời hoàng kim của các băng cướp biển khét tiếng, từ thời của những băng cướp vùng Tây Ban Nha đến cướp biển Caribê, dọc theo bờ biển Barbary của vùng Bắc Phi… Những băng cướp này nổi tiếng trong thời gian dài, từ thế kỷ thứ 16 tới thế kỷ 18 với những câu chuyện về băng cướp Jolly Roger chuyên bắt người và thiêu sống tới các giai thoại về những kho báu bị chôn vùi, những lời nguyền trên biển… Phần lớn các giai thoại này là nguỵ tạo hoặc do trí tưởng tượng phong phú của những người đi biển.
Video đang HOT
Các tên cướp biển bị buộc phải bước ra giá treo cổ trên tàu.
Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được đó là tội ác của những tên cướp biển. Chúng chính là những kẻ ưa bạo lực, những tên giang hồ lang bạt đã ra tay giết hại nhiều người hoặc biến các con tin làm nô lệ cho mình. Thậm chí cho tới ngày nay, cướp biển vẫn là một mối đe doạ có thực tới mạng sống của các thuỷ thủ, tới kinh tế của các tập đoàn doanh nghiệp lớn… Những điều đó là sự thật, không hề có chút huyền thoại hay hư cấu.
Ngày 12/4/2009, một băng cướp biển táo tợn đã tấn công tàu Maersk Alabama của Hoa Kỳ, chiếm giữ con tàu và những thuỷ thủ trên đó. Đích thân thuyền trưởng Richard Phillips, 53 tuổi, đã tự nguyện đứng ra làm con tin để thuỷ thuỷ đoàn được an toàn. Chỉ 4 ngày sau, lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã phản công giành lại con tàu. Các tay súng bắn tỉa đã hạ 3 tên đang có ý định hạ sát thuyền trưởng Phillips bằng súng tự động. Những tên hải tặc còn lại sẽ bị xử lý thế nào là một vấn đề còn đang bàn cãi nhưng kết quả may mắn là thuyền trưởng Phillips, con tàu và thuỷ thủ đoàn của ông đã được an toàn sau 4 ngày bị khống chế.
Đây là một chiến công xuất sắc của Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cuộc tấn công con tàu Maersk Alabama chỉ là một trong rất nhiều tội ác do hải tặc gây ra ở Ấn Độ Dương và Vịnh Aden mỗi năm. Và tình trạng này vẫn đang leo thang. Việc giải cứu con tàu Maersk Alabama đánh dấu một hi vọng rằng Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu trong cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề cướp trên biển, đặc biệt là các băng cướp Somali.
Tuy nhiên, dù việc đó có thành hiện thực hay không, những tên hải tặc vẫn thề rằng chúng sẽ trả thù cho các “đồng đội” đã bị bắn chết.
Cuộc tấn công trên biển
Con tàu Maersk Alabama có trọng tải 17.375 tấn, mang trên mình 20 container thực phẩm và các đồ viện trợ khác là con tàu trở hàng nổi tiếng của Hoa Kỳ. Trước khi bị cướp, tàu nhổ neo từ Djibouti tới cảng Kalindi, thuộc Mombasa, thành phố lớn thứ hai của Kenya. Khi tàu đang lênh đênh trên biển cách Somali chừng 200 dặm, các sĩ quan chỉ huy cũng như thuỷ thủ đoàn dù đang rất hưng phấn với thời tiết lý tưởng trên biển nhưng vẫn đề cao cảnh giác vì tệ nạn cướp biển hoành hành tại khu vực này.
Con tàu Maersk Alabama
Và mối lo ngại của họ đã trở thành hiện thực. Đầu tháng 4/2009, họ đã phải đối mặt với 3 vụ tấn công của hải tặc. 2 lần đầu tiên, một nhóm những thanh niên trẻ tuổi đã tiếp cận con tàu, sử dụng các khẩu súng AK-47 tấn công thuỷ thủ đoàn nhưng cả nhóm đã bị triệt hạ. Lần thứ hai, “băng cướp” chỉ là một tên đơn thương độc mạ. Tên này cũng nhanh chóng bị “xử lý”. Các thuỷ thủ cho rằng hắn mới chỉ được cử đi để do thám tình trạng an ninh của tàu để trở về báo cáo cho đồng bọn. Hai lần đầu tiên này, mọi người trên tàu đã hoàn toàn bình an vô sự.
Tuy nhiên, 7h15 thứ Tư ngày 4/8, một nhóm hải tặc được trang bị vũ khí, đi trên một tàu cao tốc đã tấn công tàu Maersk Alabama. Nhờ tình tiết bất ngờ, cộng thêm được trang bị vũ khí và vật dụng hiện đại, băng hải tặc đã thành công trong việc áp sát và lên tàu.
Theo 24h
Bằng khen cho tàu cá và cảnh sát bắt hải tặc cướp tàu Zafirah
Chiều 30.11, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã trao bằng khen và tiền thưởng cho 3 tập thể cùng 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc cứu nạn 9 thủy thủ tàu Zafirah vàtruy bắt 11 tên hải tặc tham gia cướp tàu Zafirah.
Hải tặc bị cảnh sát biển Việt Nam khống chế. Ảnh: Vietnamnet
Các tập thể, cá nhân được UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khen thưởng gồm: Cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 3 (Cục Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng); kíp tàu cá BV 95192TS; kíp tàu cá BV 92350TS; ông Võ Huy Cường- ngụ tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền- chủ 2 tàu cá BV 95192TS và BV 92350TS; ông Nguyễn Tụ- ngụ tại Phước Tỉnh, huyện Long Điền- thuyền trưởng tàu cá BV 95192TS và ông Nguyễn Quang- ngụ tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền- thuyền trưởng tàu cá BV 92350TS.
Theo laodong
Cận cảnh tàu ZAFIRAH bị cướp biển tấn công Chiều 23.11, Cảnh sát biển vùng 3 đã bàn giao hàng hóa và tàu ZAFIRAH cho Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiếp tục điều tra vụ việc con tàu này bị cướp biển tấn công. Trước đó, vào lúc 14 giờ cùng ngày, Cảnh sát biển vùng 3, Bộ đội biên phòng, Sở ngoại vụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,...