Cuồng sát trong trường học
Vụ việc của Barry Dale Loukaitis không chỉ khiến nhiều phụ huynh nhìn lại cách giáo dục con cái của mình, mà còn khiến giới chức Mỹ cân nhắc lại các quy định về quản lý và sử dụng vũ khí.
Từ nỗi ám ảnh bạo lực…
Barry Dale Loukaitis sinh ngày 26-2-1981 tại Iowa, Mỹ, sau đó cùng gia đình chuyển đến sống ở Washington. Bố Barry là ông Terry Loukaitis, mẹ là bà Joann Phillips. Từ bé, Barry luôn phải chứng kiến những trận cãi vã, bạo lực giữa bố mẹ. Đến năm 1996, ông Terry ly dị bà Joann và đi theo một người phụ nữ khác. Điều này khiến bà Joann thay tính đổi nết, trở thành một bà mẹ độc đoán, cay nghiệt. Bà Joann thường xuyên chì chiết và luôn nhắc đến từ “tự sát” trước mặt cậu con trai, khiến Barry thường xuyên sống trong tình trạng bị kích động mạnh.
Trong dòng họ, gia đình nhà ông Terry Loukaitis cũng có gene bị bệnh tâm thần. 3 thế hệ nhà Loukaitis đều bị bệnh này. Bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó, Barry cũng có những biểu hiện khác thường. Barry ghét đi học. Với cậu, đến trường như một cực hình vì Barry thường bị các anh chị lớp lớn hơn bắt nạt. Có lần, Barry kể, cậu bị vùi đầu vào bồn vệ sinh và bị lột hết quần áo… Ám ảnh bởi những hình ảnh bạo lực ở nhà và cả ở trường khiến Barry luôn ấp ủ “ước mơ” giết hết những kẻ thường bắt nạt mình và trả thù những người khinh bỉ cậu ta. Barry dự định sẽ gây ra mỗi chuỗi vụ giết người.
Video đang HOT
Nghĩ là làm, ngày 2-2-1996, Barry chuẩn bị một áo khoác có mũ to trùm kín đầu, 1 khẩu súng trường và 2 khẩu súng ngắn, 1 súng lục và 1 súng bán tự động. Barry lấy những vũ khí này của bố và lấy trộm cả 78 viên đạn mang theo. Sau khi khoác lên mình bộ trang phục kỳ quặc cùng những khẩu súng, đạn dược, Barry tiến thẳng đến lớp học của cậu ta tại trường Trung học Frontier, ở Moses Lake, Washington.
… Đến hành vi tội lỗi
Lúc đó, đúng tiết Đại số, Barry lầm lũi đi vào lớp học và bắn phát súng đầu tiên, trúng thẳng đầu cậu bé Manuel Vela, 14 tuổi, bạn học cùng lớp khiến Manuel tử vong tại chỗ. Nhìn thấy bạn nằm bất động trên vũng máu, Barry không hề cảm thấy run sợ, cậu ta tiếp tục chĩa súng vào “bạn gái” cũ của mình, khiến cô bé 13 tuổi xấu số thiệt mạng. Tất cả học sinh trong lớp chạy toán loạn, Barry tiếp tục nhằm súng thẳng vào giáo viên môn Đại số, cô Leona Caaires và bóp cò. Barry lẩm bẩm câu thoại trong tiểu thuyết Rage của nhà văn Stephen King: “Dành cho môn Đại số quái quỷ này, thế này mới là vật lộn với môn Đại số, đúng không?”.
Ngay khi nghe thấy tiếng súng, thầy Jon Lane, giáo viên dạy môn Thể dục của trường, chạy thẳng đến lớp. Thầy Jon Lane cố gắng tiếp cận Barry, khiến cậu ta càng thêm hung dữ hơn. Thấy bị nhiều người bao vây, sợ cảnh sát sắp đến, Barry bắt cóc bạn cùng lớp làm “lá chắn sống” để trốn thoát khỏi trường. Trước tình hình đó, thầy Jon Lane tình nguyện làm con tin thay thế. Sau một hồi thương lượng, Barry cũng đồng ý. Nhanh như chớp thầy Jon tóm lấy súng của Barry và bẻ ngược tay kẻ sát nhân về phía sau. Barry bị khống chế và giao cho cảnh sát.
Trong vụ cuồng sát này, Barry đã giết chết 3 người và làm bị thương 7 người bạn cùng lớp khác. Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 6-1996, mặc dù Barry Dale Loukaitis mới 15 tuổi nhưng tòa án vẫn quyết định xử mức phạt tương đương mức dành cho một người trưởng thành. Đến phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 2-7-1996, tòa án đã chỉ định giám định tâm thần cho Barry. Bác sĩ giám định Joan Petrich khẳng định, Barry luôn tự cho mình như một vị chúa tể và bị ảnh hưởng bởi sự hận thù, nỗi đau bị khinh thường nên sinh ra những ý nghĩ và hành động dại dột. Tuy nhiên, luật sư bên nguyên lại cho rằng, Barry đã lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi thực hiện vụ bắn súng đẫm máu.
Ngày 24-9-1997, Barry bị tuyên một tội giết người ở cấp độ hai, một tội cố ý giết người ở cấp độ một và 16 tội danh bắt giữ con tin. Tổng cộng mức án dành cho Barry là 2 án tù chung thân, trong đó 205 năm đầu không được ân xá.
Theo_An ninh thủ đô
BMW mở rộng nhà máy sản xuất sợi carbon
Lần thứ 2 trong chưa đầy một năm, BMW công bố kế hoạch mở rộng nhà máy sợi carbon ở Moses Lake, Washington (Mỹ).
Nhà máy liên doanh với SGL Automobile này, sẽ nhận thêm 200 triệu USD tiền đầu tư. Quá trình mở rộng dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2015 và sẽ đưa nhà máy Moses Lake trở thành nơi sản xuất sợi carbon rộng nhất thế giới.
Nhà máy sản xuất sợi carbon của BMW.
Hiện tại, Moses Lake có hai dây chuyền sản xuất với công suất 3.000 tấn sợi carbon hàng năm. Theo kế hoạch, hai dây chuyền mới sẽ được thêm vào mùa hè này, còn đến đầu năm 2015, tổng số dây chuyền sẽ tăng lên con số 6 với công suất xấp xỉ 9 tấn sợi carbon mỗi năm.
Theo ông Klaus Draeger, thành viên ban điều hành, phụ trách mạng lưới cung cấp và mua bán của BMW: "CFRP (sợi carbon gia cường) là vật liệu quan trong đối với ngành công nghiệp xe hơi trong thế kỷ 21 này. Chúng tôi muốn tăng cường sử dụng vật liệu nhẹ để giảm trọng lượng xe, lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải. Vì vậy, sợi carbon đóng vai trò cốt yếu. Trong tương lai, chúng tôi sẽ ứng dụng carbon vào cả những model khác, bên cạnh dòng BMW i và BMW M".
Thu Hiền (TTTĐ)