Cường quốc nông sản mà chỉ có lèo tèo vài thương hiệu?
“Xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia không chỉ dừng lại ở quyền lợi của doanh nghiệp hay nông dân, mà đây còn là quyền lợi và cạnh tranh riêng cho nông sản Việt và là vấn đề chiến lược không chỉ phải giải quyết trong thời gian ngắn hạn mà mang tính dài hạn” – ông Trần Văn Khởi – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh.
Nông sản Việt “lệ thuộc” thương hiệu thế giới
Tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi gắn với xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa” vừa được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Quảng Nam tổ chức, ông Trần Văn Khởi cho biết: Thời gian qua, Việt Nam vẫn duy trì vị thế là cường quốc về xuất khẩu nông sản với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015. Trong đó, có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, như: Gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu…
Tuy nhiên, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới hiện rất khiêm tốn. Cả nước mới chỉ có vài sản phẩm được công nhận dưới dạng đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo số liệu thống kê, trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, thì chỉ có khoảng 15% là của doanh nghiệp trong nước, còn lại hơn 80% hàng nông sản của nước ta bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Ngay tại thị trường trong nước cũng có 80% lượng nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu…
Các đại biểu tham quan cơ sở chế biến dầu phụng mang thương hiệu “Đất Quảng” tại lễ khai trương vừa qua. ảnh: PHẠM LỘC
Video đang HOT
“Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại, thị trường xuất khẩu nông sản ngày càng rộng mở nhưng áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việc xây dựng thương hiệu nông sản còn bao hàm cả việc phát triển thương hiệu sau khi đã đăng ký, tạo dấu ấn cho người tiêu dùng để đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế…” – ông Khởi nhấn mạnh.
Thạc sĩ Võ Thị Lý – Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối cho rằng: “Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng nghĩa với việc phải tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Đây là một trong những giải pháp phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp đang hướng tới thông qua việc chú trọng, đẩy mạnh xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam…”.
Gắn nhãn “made in Vietnam” cho nông sản
Tại diễn đàn, đã có hàng chục ý kiến của các nông dân, doanh nghiệp tập trung phản ánh về tình hình, định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam; xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản của Quảng Nam gắn với chuỗi giá trị; mô hình liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa ở Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Đà Nẵng…
Mới đây, Bộ NNPTNT đã lên kế hoạch đề xuất một số giải pháp cơ bản để triển khai việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản. Còn theo lãnh đạo Sở KHCN tỉnh Quảng Nam, phát triển thương hiệu, giá trị thương hiệu các sản phẩm đặc sản nông nghiệp của tỉnh gắn với niềm tin cho người tiêu dùng là nhiệm vụ có tính chiến lược để giữ vững thị trường nội địa và tiến đến xuất khẩu. Đến thời điểm hiện nay, hơn 45 sản phẩm đặc sản, làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam đã được tiến hành xây dựng thương hiệu dưới hình thức như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: sâm Ngọc Linh, quế Trà My, tiêu Tiên Phước, rau Trà Quế, nước mắm Cửa Khe, gà tre Đèo Le, bê thui Cầu Mống…
Ông Nguyễn Đức Thành – Giám đốc HTX Nông nghiệp Điện Quang (Quảng Nam) chia sẻ: sản phẩm dầu phụng “Đất Quảng” của HTX đã được Cục Sở hữu trí tuệ ban hành quyết định công nhận thương hiệu “Dầu phụng Đất Quảng” vào ngày 18.11.2016. “Nhờ có thương hiệu riêng, nên “Dầu phụng Đất Quảng” qua một năm thử nghiệm đưa ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận và khen ngợi. Năm 2016 HTX đã xuất bán 25.000 lít dầu phụng” – ông Thành cho hay.
Ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: Trong khuôn khổ của diễn đàn không thể nói hết được, nhưng các ý kiến sẽ góp phần để tới đây Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo về Nghị định hợp tác liên kết sản xuất gắn với sản xuất hàng hóa. Đây là nội dung rất quan trọng nhằm mục đích tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng. /.
Theo Danviet
Củ sâm Ngọc Linh hơn 7 lạng, được ra giá hơn 400 triệu đồng
Củ sâm Ngọc Linh được một người dân ở Quảng Nam lấy ngoài tự nhiên đưa về vườn trồng hơn 30 tuổi, nặng hơn 7 lạng đang ra giá 430 triệu đồng.
Ngày 22/4, chị Nguyễn Thị Huỳnh (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, vừa mua một củ sâm Ngọc Linh nặng hơn 7 lạng của ông Hồ Văn Thuật (thôn 3, xã Trà Linh).
"Cây sâm được cha tôi lấy từ rừng đem về trồng trong vườn, ước thời gian trên 30 tuổi. Sau nhiều năm chăm sóc, nay thấy giá cao tôi đào bán", ông Thuật nói.
Củ sâm nặng hơn 7 lạng, có 4 nhánh, dài khoảng 30 cm. Ảnh: Đắc Thành.
"Củ sâm có 4 nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Nhiều người trả giá nhưng tôi chưa bán, củ sâm này ai mua khoảng 430 triệu đồng thì sẽ chuyển nhượng", chị Huỳnh nói.
Ông Hồ Quang Bửu (Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, "sâm trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh nặng vài lạng còn nhiều, nhưng củ sâm nặng gần một kg rất hiếm. Để đạt được trong lượng này phải mất hàng chục năm chăm sóc và bảo vệ".
Sâm Ngọc Linh vốn được người dân Xê Đăng sống dưới ngọn núi cao nhất miền Trung dùng để chữa bệnh. Họ gọi đó là "thuốc dấu". Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc dấu" trị vết thương, sốt rét... cho bộ đội.
Loài cây được biết đến rộng rãi vào năm 1973, khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng để trị bách bệnh. Ông sau đó đặt tên cho loài cây là sâm Ngọc Linh.
Khi biết được cây thuốc quý có giá trị kinh tế, nhiều người lên núi tìm khiến sâm tự nhiên khan hiếm. Người dân Xê Đăng đem trồng trong vườn ở trên đỉnh núi. Hiện giá bán loại rẻ nhất khoảng 40 triệu đồng một kg, loại nhiều năm tuổi giá cao gấp nhiều lần.
Đắc Thành
Theo VNE
"Vua sâm" ở Tê Xăng giúp nhiều hộ thoát nghèo "Đời người, chuyện được mất thật khó biết trước được hay dở. Như mình đây chẳng hạn..." - A Hình, dân tộc Xê Đăng, người được mệnh danh là "Vua sâm" ở thôn Đăk Song, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) mở đầu câu chuyện bằng một nụ cười ẩn chứa nhiều ý nghĩa... A Hình từng thay cha làm...