Cường quốc như Trung Quốc cũng phải tôn trọng luật pháp quốc tế

Theo dõi VGT trên

“Vai trò của ASEAN trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên biển Đông rất quan trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc đang cố tình chia rẽ ASEAN để ASEAN không có tiếng nói chung”, GS. Erik Franckx, Thành viên Tòa Trọng tài thường trực La Haye, Hà Lan nói.

Bên lề hội thảo Quốc tế “Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực” đang diễn ra tại TPHCM, GS. Erik Franckx đã có những chia sẻ với truyền thông xung quanh vấn đề Trung Quốc đang tôn tạo các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.

GS. Erik Franckx cho rằng, hội thảo quốc tế này là cần thiết, đưa các vấn đề về Trung Quốc tôn tạo đảo nhân tạo chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam ở góc độ quốc tế chứ không phải là chuyện riêng của một quốc gia. Biển Đông và các nguyên tắc ứng xử trên biển Đông theo luật pháp quốc tế là vấn đề mà toàn bộ nhân loại quan tâm.

Cường quốc như Trung Quốc cũng phải tôn trọng luật pháp quốc tế - Hình 1

Gs. Erik Franckx – thành viên Tòa trọng tài thường trực La Haye. (Ảnh: Hiệp Trần)

PV: Hiện tất cả ý kiến của các lãnh đạo trên thế giới như Tổng thống Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Philippines… đều quan tâm và phản đối hành vi tôn tạo trái phép các đảo trên biển Đông. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

GS. Erik Franckx: Tôi nghĩ rằng, cộng đồng quốc tế có đến 200 thành viên. Bất kỳ nước nào cũng không muốn đứng bên ngoài và vi phạm luật pháp quốc tế. Như vậy, với quan điểm đấy, cường quốc như Trung Quốc cũng phải tôn trọng quy định của quốc tế.

Quan điểm của ông như thế nào về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo. Các vấn đề pháp lý quốc tế quy định như thế nào đối với hành động này?

Để trả lời một cách chính xác, tôi nghĩ là cả một vấn đề nên không thể nói trong vòng 1-2 phút. Tôi nghĩ rằng, ai cũng có thể khẳng định, tin tưởng tất cả các vấn đề trên cơ sở Công ước luật Biển 1982. Nguyên tắc quan trọng là chúng ta không thể biến đổi thực trạng thiên nhiên. Chúng ta không thể đưa một thực thể ở dạng này sang dạng khác bằng hành vi nhân tạo vì điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi không phải của một quốc gia riêng biệt.

Video đang HOT

Khi làm đảo nhân tạo, quyền của các nước rất hạn chế. Trong Công ước luật Biển 1982, các nước chỉ yêu cầu khu vực an toàn xung quanh hòn đảo đó thôi.

Trong trường hợp khi một quốc gia tạo ra tranh chấp thì vấn đề đầu tiên là các bên phải ngồi lại với nhau để đưa ra những quy định hành vi ứng xử trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở thỏa thuận đó thì mới tiếp tục các quá trình giải quyết tranh chấp. Đó là quá trình giải quyết tranh chấp mà luật quốc tế tôn trọng.

Chính vì vậy, hội thảo quốc tế như thế này rất quan trọng và ý nghĩa vì nó nêu rõ những nguyên tắc nào các bên phải tôn trọng để giải quyết các vấn đề đang tồn tại.

Trong trường hợp Trung Quốc đang cố tình vi phạm các thỏa thuận và nguyên tắc của công ước luật biển để xây dựng các đảo nhân tạo, ASEAN và cộng đồng quốc tế ứng xử như thế nào?

Vai trò của ASEAN trong vụ việc giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông rất quan trọng. Vì thế, Trung Quốc đang cố tình chia rẽ ASEAN để ASEAN không có tiếng nói chung. Hiện các nước ASEAN cũng đang cố gắng tạo ra khung thỏa thuận về hành vi ứng xử nếu các bên áp dụng được thì tôi nghĩ vai trò ASEAN rất mạnh.

Vụ kiện Trung Quốc của Philippines sẽ đi đến đâu?

Việc này rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, vấn đề biển Đông được đưa ra giải quyết bằng biện pháp tư pháp. Trong vụ kiện này, cơ quan tài phán có thể không giải quyết vấn đề chủ quyền trực tiếp khi họ giải thích vấn đề liên quan đến luật biển, hàng hải… thì họ có thể giải quyết phần nào đó của vấn đề.

Điều quan trọng tôi nghĩ chúng ta cần lưu ý trong vụ kiện này là mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia nhưng quyết định của cơ quan tài phán vẫn có tác động đến quốc gia liên quan và thông thường các quốc gia tuân thủ phán quyết của cơ quan tài phán.

Trong tương lai, Việt Nam có nên theo con đường của Philippines khởi kiện Trung Quốc?

Tôi nghĩ đây là vấn đề không đơn thuần về pháp lý mà là chính trị nữa. Đưa ra cơ quan tài phán quốc tế hay không là quyết định của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam nên cân nhắc, xem xét hướng giải quyết của Philippines. Có những tác động tích cực, tiêu cực nên cần cân nhắc rất kỹ càng.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Công Quang

Theo Dantri

Philippines kiện Trung Quốc: Bị đơn phải tham gia bất kể đồng ý việc khởi kiện hay không

Nói về việc Trung Quốc không tham gia phiên toà giải quyết tranh chấp trên biển Đông mà Philippines khởi kiện, GS.TS. Erik Franckx khẳng định: "Trung Quốc phải tham gia bất kể có đồng ý việc khởi kiện hay không. Nếu Trung Quốc không tham gia thì phiên toà vẫn diễn ra".

Philippines kiện Trung Quốc: Bị đơn phải tham gia bất kể đồng ý việc khởi kiện hay không - Hình 1

Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu luật quốc tế xác định khung pháp lý phù hợp để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông

Chiều 24/7, Hội Luật gia Việt Nam và Trường Đại học Luật TPHCM đã tổ chức buổi họp báo trước Hội thảo quốc tế: "Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực".

Ngay từ đầu buổi họp báo, giới truyền thông đã đặt nhiều câu hỏi dành cho GS.TS. Erik Franckx, Giám đốc Khoa Luật quốc tế và Luật Châu Âu Đại học VrijeUniversiteit Brussel (VUB), Trọng tài viên của Tòa Trọng tài thường trực La Haye, Hà Lan.

GS.TS. Erik Franckx cho biết, hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu luật quốc tế xác định khung pháp lý phù hợp để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông hiện nay.

GS.TS. Erik Franckx cho rằng, trong Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) việc các bên tranh chấp tham gia phiên toà quốc tế là điều bắt buộc. Do đó, việc Philippines khởi kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế nhưng bị đơn là Trung Quốc không tham gia không có nghĩa là sẽ tạo một tiền lệ xấu trong việc chấp hành luật pháp quốc tế. Trung Quốc phải tham gia bất kể là đồng ý việc khởi kiện của nguyên đơn hay không. Nếu bị đơn không tham gia thì phiên toà vẫn diễn ra. Trong lịch sử, đã có một vụ kiện tương tự như vậy. Bị đơn không tham gia nhưng cuối cũng phải thực thi phán quyết của toà.

Philippines kiện Trung Quốc: Bị đơn phải tham gia bất kể đồng ý việc khởi kiện hay không - Hình 2

GS.TS. Erik Franckx cho là trong vụ Philippines kiện Trung Quốc thì Trung Quốc phải tham gia bất kể là đồng ý việc khởi kiện của nguyên đơn hay không

GS. TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM cho biết, từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc tiến hành xây dựng, tôn tạo, bồi đắp bất hợp pháp với quy mô rất lớn trên 7 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Tư Nghĩa, Xu Bi, Gaven và Vành Khăn thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm chiếm. Hành vi này hoàn toàn trái với quy định về xây dựng đảo và công trình, thiết bị nhân tạo của UNCLOS, trái với các cam kết chính trị giữa Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, đặc biệt là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông - DOC năm 2002, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đe dọa hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, tự do hàng không...

Chính vì vậy, Hội thảo quốc tế: "Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực" nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia luật quốc tế, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các luật sư đến từ các nước trên thế giới và Việt Nam thảo luận chuyên sâu các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 liên quan đến xây dựng đảo và các công trình, thiết bị nhân tạo cũng như những tác động tiêu cực của việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông mà Trung Quốc đang thực hiện.

GS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật Gia Việt Nam cho biết, sẽ có hơn 20 học giả, bao gồm các chuyên gia có uy tín lớn về luật quốc tế nói chung, luật biển quốc tế nói riêng đến từ các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học lớn của thế giới như: GS. Erik Franckx, Phó Đô đốc Anup Singh, Nguyên tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Miền Đông Ấn Độ, Biên tập viên Tạp chí Hiệp hội Nghiên cứu Ấn Độ Dương, GS. Jay L. Batongbacal, Giám đốc, Viện các vấn đề hàng hải và Luật Biển, đại học Philippines...

Hội thảo chia làm 2 phiên và sẽ diễn ra trọn vẹn ngày 25/7 tại Dinh Thống Nhất, TPHCM.

Công Quang

Ảnh: Hiệp Trần

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo
06:14:22 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump
06:04:51 15/11/2024
Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người
13:58:40 15/11/2024

Tin đang nóng

Rầm rộ tin đồn Kỳ Duyên bị 1 thí sinh chơi xấu ngay trước chung kết Miss Universe
15:10:11 16/11/2024
Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
MC Kỳ Duyên: "Tôi và chị Hồng Đào đều hận đàn ông giống nhau"
16:07:28 16/11/2024
Hay tin công ty chồng bị cháy, tôi hối hả chạy vào bệnh viện thì phát hiện ra chồng ngoại tình và bí mật về chiếc nhẫn ở ngăn tủ
15:06:45 16/11/2024
Nhiều lần theo dõi chồng, chị vợ 'chết đứng' khi thấy cận mặt của ả tình nhân sau lớp khẩu trang
15:12:26 16/11/2024
Một tuần sau khi ra ở riêng, tôi 'muối mặt' xin mẹ chồng cho về, nhưng câu trả lời của bà khiến tôi ám ảnh
15:26:50 16/11/2024
Drama gia đình: Vợ cũ kéo vali đòi nhà, đòi con, mẹ chồng phơi bày thái độ gây sốc
15:35:06 16/11/2024
Vừa xuất hiện video "giải oan" cho Kỳ Duyên, trang chủ Miss Universe lại có động thái gây thất vọng
15:07:41 16/11/2024

Tin mới nhất

Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump

14:14:39 16/11/2024
Ông Nicolas Bidault, Trưởng phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, khẳng định với tờ Izvestia rằng theo truyền thống, chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng đóng vai trò trung gian khi các bên liên quan đồng thuận.

Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine

13:58:20 16/11/2024
Theo hãng tin AFP, khi đồng ý tham gia xây dựng lại các khu chung cư bị phá hủy ở thị trấn Gostomel ngoại ô Kiev, ông Gruyaert không ngờ rằng mình sẽ gặp phải những yêu cầu bất thường từ chính quyền địa phương.

Nga bán được tiêm kích "bóng ma bầu trời" Su-57 đầu tiên cho nước ngoài

06:00:05 16/11/2024
Nga thông báo đã tìm được khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích hiện đại nhất của nước này, Su-57, nhưng không tiết lộ cụ thể bên mua.

Độc đáo nghi lễ Xaybath tại Boun Thatluang - Lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm của Lào

05:08:15 16/11/2024
Đây cũng là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Philippines sơ tán người dân tránh bão Man-yi

04:59:46 16/11/2024
Đây là cơn bão thứ 6 mà Philippines phải đối mặt chỉ trong 1 tháng qua và hoạt động sơ tán người dân đã được thực hiện ngay trong ngày 15/11.

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Anh tiến tới dừng cấp phép cho các mỏ than mới

22:07:26 15/11/2024
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Công đảng đang đẩy mạnh kế hoạch đưa nước này trở thành quốc gia đi đầu về năng lượng sạch.

Hungary kêu gọi chính quyền đương nhiệm Mỹ chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine

22:00:58 15/11/2024
Ông Orban đã đưa ra tuyên bố trên trong chương trình buổi sáng của Đài phát thanh Kossuth. Ông lưu ý rằng tại Mỹ, cuộc tranh luận về các chính sách tương lai liên quan đến xung đột Ukraine vẫn đang diễn ra.

EU 'bật đèn xanh' cho phép sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

21:29:52 15/11/2024
Trước đó, vào tháng 7, EMA đã từ chối phê duyệt Leqembi do lo ngại về tác dụng phụ nghiêm trọng như sưng não. Tuy nhiên, sau khi đánh giá kỹ lưỡng hơn, Ủy ban các sản phẩm thuốc dùng cho người (CHMP) thuộc EMA đã thay đổi quyết định.

Australia thử nghiệm xe đẩy hàng sử dụng công nghệ AI

20:11:03 15/11/2024
Ông Ben Levinson, Trưởng phòng Chiến lược số, phân tích và chuyển đổi của Coles, cho rằng công nghệ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, thanh toán nhanh hơn và quản lý ngân sách của mình .

TikTok triển khai công cụ quảng cáo AI trên toàn cầu

20:09:28 15/11/2024
Andy Yang, Giám đốc sản phẩm sáng tạo của TikTok, cho biết công cụ này này trao quyền cho các nhà quảng cáo và giúp họ kết nối với cộng đồng của quảng cáo với sức mạnh của AI thế hệ mới.

Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc

19:42:06 15/11/2024
Các yêu cầu được CUPW đưa ra là mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn, quyền nghỉ hưu với cuộc sống an nhàn và mở rộng các dịch vụ tại bưu điện công cộng.

Có thể bạn quan tâm

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Mỹ nhân cả đời chỉ đóng 1 phim mà được nhớ đến suốt 20 năm, nhan sắc như tiên nữ "xé sách bước ra"

Hậu trường phim

21:04:44 16/11/2024
Nữ diễn viên thể hiện tốt nhất vai Hoàng Sam Nữ Tử là Hồ Tiểu Nhiễm trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký phiên bản kinh điển của Tô Hữu Bằng.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Cặp đôi Hoa ngữ yêu từ cổ trang sang hiện đại, hôn cực ngọt giữa phố làm netizen rạo rực trái tim

Phim châu á

20:53:51 16/11/2024
Mới đây, một cảnh hôn cực lãng mạn ngay giữa phố của cặp đôi chính Trương Lăng Hách - Triệu Kim Mạch đã được chia sẻ lên mạng xã hội, khiến khán giả cảm thấy phấn khích.

Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ

Netizen

20:52:29 16/11/2024
9 năm trước, bố dượng của mẹ tôi sẵn lòng bán nhà cửa, kỷ vật để giúp con riêng của vợ trả nợ. Nhờ ơn ông, mẹ tôi vượt qua khó khăn, vực gia đình đi lên.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?

Tv show

20:03:00 16/11/2024
Đã đi hơn nửa chặng đường, Bài hát của chúng ta (Our song Việt Nam) gây ấn tượng bởi sự kết hợp, hòa quyện giữa các giọng ca đa thế hệ.

Gã đàn ông cho 61 người vay lãi nặng, thu lợi bất chính cả trăm triệu đồng

Pháp luật

19:56:25 16/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Kiên Kêne (48 tuổi, ngụ xã An Quảng Hữu) để điều tra hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Quán quân The Voice bị bắn

Sao âu mỹ

19:34:24 16/11/2024
TMZ đưa tin nam ca sĩ Sundance Head đã bị bắn vào bụng tại trang trại của anh ở vùng nông thôn Texas, Mỹ vào ngày 15/11.

Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz

Sao thể thao

18:46:39 16/11/2024
Gần 1 thập kỷ trước, Kỳ Hân và Mạc Hồng Quân là cặp đôi được công chúng dành nhiều sự quan tâm vào thời điểm mới công khai chuyện hẹn hò.