Cường Nhóc: 4 tuổi biết gõ nồi ra nhạc, 17 tuổi thành tay trống ma mị
Ngồi sau bộ trống, Cường Nhóc thỏa sức cùng niềm đam mê với âm nhạc.
Cường Nhóc (tên thật là La Cẩm Cường) không phải là cái tên quá xa lạ với người yêu mến nhạc Rock. Tiếng trống độc đáo, đầy ma mị, phong cách thời trang khác biệt cùng phong thái biểu diễn tự tin, tràn đầy năng lượng trên sân khấu của Cường Nhóc luôn thu hút công chúng.
Cường Nhóc bắt đầu bộc lộ tài năng âm nhạc của mình từ rất sớm. Năm lên 4 tuổi, Cường bắt đầu mê các loại nhạc cụ có sẵn trong nhà. Rồi cậu bé xem các thứ nhạc cụ đó như là đồ chơi của riêng mình. Một lần tình cờ, Cường xem trên tivi cảnh một nhóm nhạc đánh trống rồi tỏ vẻ đặc biệt thích thú. Sau đó cậu liền đi loanh quanh trong nhà gom nồi, bàn ghế ra xếp ngay ngắn giống hệt dàn trống, rồi đứng đó gõ gõ y như thật. Đến 6 tuổi, cậu có thể chơi thành thạo trên bộ trống da lẫn điện.
Đến 7 tuổi, Cường Nhóc đủ chiều cao để được chơi trên bộ trống thực sự. Cậu cùng anh trai – một tay keyboard có tiếng, đi biểu diễn khắp các tụ điểm Sài thành.
Cường Nhóc bộc lộ năng khiếu về âm nhạc từ rất sớm.
Video đang HOT
Không ít người nhận xét, trái ngược với vẻ ngoài cá tính, có phần lạnh lùng, mỗi lần Cường Nhóc ngồi trên bộ trống, anh thành người hoàn toàn khác biệt.
“Tôi chẳng biết vì sao từ bé đến lớn, mỗi lần được ngồi vào bộ trống luôn có cảm giác rất đặc biệt. Nó khiến tôi rất vui, rộn ràng, chẳng còn để ý gì thứ khác, chỉ biết đánh theo cảm xúc, phiêu theo nhạc. Đến khi đi biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp, chưa bao giờ tôi thấy áp lực hay căng thẳng” – Cường Nhóc chia sẻ.
Sau hơn 10 năm bước vào con đường âm nhạc, năm 2010, Cường Nhóc và anh trai chính thức trở thành một mảnh ghép của Black Infinity – ban nhạc Rock Việt Nam.
Dù xuất hiện cùng ban nhạc Black Infinity hay trong vai trò cá nhân, Cường Nhóc luôn để lại dấu ấn mạnh mẽ. Điển hình là lúc Cường Nhóc tham gia dự án âm nhạc Múa sạp xòe hoa của Dzung. Tay trống sinh năm 1996 không chỉ là người đảm nhiệm vị trí Drum Producer mà còn là “trái tim” của tập thể trống, tạo nên thành công của dự án nghệ thuật công phu này.
Không chỉ riêng Dzung mà nhiều người sau khi làm việc cùng Cường Nhóc cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vì tinh thần cống hiến hết mình cho nghệ thuật của anh.
Tính đến nay, sự nghiệp của Cường Nhóc đạt được nhiều cột mốc ý nghĩa. Năm 2022, anh tham gia dự án Dzanca Dzanvu với vai trò nghệ sĩ trình diễn và Drum Producer (lần đầu trình diễn cùng với các nghệ sĩ đại diện cho TP.HCM mở màn Lễ Hội âm nhạc quốc tế HOZO tại phố đi bộ Nguyễn Huệ 12/2022).
Cũng trong năm 2022, Cường Nhóc giành Quán quân hai cuộc thi: Rock Việt – Bùng nổ bản lĩnh và The only. Trước đó, anh là Quán quân Ban nhạc Việt (2018).
Sản phẩm 'ca sĩ ảo' có phải là nghệ thuật?
Làng giải trí Việt đang xôn xao với sự kiện ca sĩ ảo, được xây dựng bằng trí tuệ nhân tạo, có nghệ danh là Ann, ra mắt MV đầu tay có tên 'Làm sao nói thương anh'.
Sau 9 ngày tung ra, MV này đạt gần 170 ngàn lượt xem trên youtube, một số lượng khiêm tốn so với thời đại giải trí trực tuyến hôm nay song không hẳn là con số bi quan cho một nội dung đầu tiên của một nhân vật mới toanh.
Ca sĩ thực tế ảo Damsan. Ảnh minh họa.
Ann không phải là ca sĩ ảo đầu tiên ở Việt Nam. Trước Ann, ở Lễ hội âm nhạc Hozo 2022 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh cũng đã giới thiệu 2 ca sĩ "siêu thực" là Michau và Damsan. Hai nhân vật này được tạo ra bởi công nghệ thực tế ảo (AR) và trí tuệ nhân tạo. Cũng khá nhiều khán giả đã ra sân khấu tò mò xem Michau và Damsan có làm nên khác biệt gì không. Sau Hozo, cả hai dường như chìm nghỉm đúng như dư âm không quá ấn tượng của lễ hội âm nhạc này.
Trên thế giới, nghệ sĩ ảo xuất hiện cũng khá lâu, với ban nhạc Gorillaz lừng danh từ Anh quốc những năm cuối thập niên 90. Tuy nhiên, Gorillaz khác biệt rất xa với những ca sĩ, nhóm nhạc ảo thời nay ở chỗ đứng sau Gorillaz là những nghệ sỹ thực thụ. Họ lựa chọn cách đứng sau những nhân vật hoạt hình được tạo ra như đại diện của bản thân mình để tạo hiệu ứng thu hút sự quan tâm của công chúng mà thôi. Còn ngày nay, đứng đằng sau các nhân vật ảo trong thế giới showbiz lại không phải là các nghệ sĩ thực thụ thể hiện mà chỉ là đội ngũ lập trình viên. Giọng hát của các ca sĩ ảo thời đại này cũng không phải giọng người thật mà là một sự tổng hợp các chất giọng được trí tuệ nhân tạo chắt lọc và tuyển lựa.
Liệu có thể nhận định rằng nhiều người đã và đang quá lời khi gọi các dự án âm nhạc cho các ca sĩ ảo là "dự án nghệ thuật"? Dường như đang có sự đánh lẫn, thậm chí là thiếu hiểu biết về nghệ thuật khi đánh giá quá lời như vậy. Nếu chỉ nhìn vào doanh số từ các ca sĩ ảo đang thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... mà điển hình là Lạc Thiên Ý (Trung Quốc), Aespa (Hàn Quốc) để cho rằng đó chính là nghệ thuật thì có lẽ đang tồn tại sự lầm lẫn tai hại giữa giải trí, công nghiệp giải trí với nghệ thuật chân chính.
Công chúng hoàn toàn có thể thần tượng một nhân vật không có thật ngoài đời như chuột Mickey, Super Mario... nhưng điều đó không có nghĩa là một ca sĩ ảo đông đảo người thần tượng sẽ là... nghệ sĩ. Cơ bản, bản chất của nghệ thuật cần phải đến từ cái "chân", nằm ở cảm xúc, ở thể nghiệm và trải nghiệm, ở biểu đạt và biểu hiện, ở thái độ thực hành nghệ thuật và ở tư duy nghệ thuật... Trí tuệ nhân tạo có thể học được kiến thức và kinh nghiệm, song không bao giờ có thể học được cái "chân" trong xúc cảm và lối tư duy của loài người.
Tìm kiếm tính nghệ thuật trong các dự án ca sĩ ảo may ra chỉ còn lại ở ca khúc mà ca sĩ ấy thể hiện, nếu nó được viết ra bởi nhạc sĩ là con người thật.
Điều đáng khen duy nhất của nỗ lực xây dựng những ca sĩ như Ann chính là lối tư duy, cách hành động cũng như khả năng, trình độ kiến thức của đội ngũ kỹ thuật đằng sau hậu trường. Họ tỏ ra nhanh nhạy, đúng như thế hệ GenZ, để bắt kịp xu hướng thời đại. Nhưng cần phải nhớ rằng nghệ thuật không dễ dàng như thế. Người ta có thể thích giọng nói "chị Google" nhưng người ta không có nhu cầu tìm kiếm hình tượng "chị Google" làm gì cả. Đơn giản, vì đó là một ảo tưởng không thực. Những gì không chân thực không thể là nghệ thuật, một di sản của loài người được hun đúc dày công qua ngàn năm.
HOZO Festival: "Siêu lễ hội" tầm quốc tế của Việt Nam, vượt xa khuôn khổ một sự kiện giải trí! Nếu có thể nhắc đến một lễ hội âm nhạc mang đậm màu sắc Việt Nam với chất lượng quốc tế, thu hút đông đảo khán giả sẵn sàng chi tiền tham dự cùng quy mô lớn chưa từng có - công chúng chắc chắn nghĩ ngay đến "siêu lễ hội" HOZO Festival. Sau 4 ngày lễ hội, HOZO Festival đã thiết lập...