Cuồng nhạc Hàn ở Việt Nam, có tội tình gì?
Nếu những người chỉ trích fan nhạc Hàn hôm nay biết The Beatles từng bị coi là “rẻ tiền, rác rưởi, độc hại với giới trẻ” ở thập niên 60, có lẽ họ sẽ nghĩ lại.
Trong cuốn sách “chân thực nhất về thập niên 60″ – Sáu người đi khắp thế gian, tác giả James A. Michener viết dưới góc nhìn của một người đàn ông trung niên, thích giao du với giới trẻ. Nhưng ông vẫn thất kinh khi thấy những người bạn tuổi 20 cuồng loạn với “thứ âm nhạc rác rưởi” từ “một ban nhạc tuổi 20 tên là The Beatles toàn hát về yêu đương với cảm giác đê mê khi dùng chất kích thích”.
Sao Hàn thân thiện đúng lúc và đúng cách, lại có ngoại hình đẹp.
Ông phản đối ầm ĩ khi nhóm bạn của mình đắm chìm cuồng si trong nhạc The Beatles, dẫn đến cuộc cãi nhau gay gắt giữa ông già và một cậu trai trẻ trong nhóm. Rốt cuộc, tranh cãi chẳng đi đến đâu. Một bên vẫn thần tượng The Beatles và bên kia vẫn coi khinh, nhưng nảy sinh chút tò mò: “Đó là thứ nhạc nhẽo gì mà bọn trẻ nó mê vậy?”.
Chỉ có điều, từ năm 1960 đến nay, cuộc cãi nhau này dạng này lặp lại qua nhiều thế hệ. “The Beatles” được thay thế bằng nhiều đối tượng khác
Hồi thập niên 1990, một thế hệ từng khiến phụ huynh tá hỏa khi say mê cô ca sĩ Britney Spears hở rốn, hở ngực, nhảy nhót “như con điên”. Hoặc ngày đêm ngắm anh chàng tóc vàng rẽ ngôi giữa Nick Carter của Backstreet Boy. Thời đỉnh cao đó nhỡ Spears hay Backstreet Boy sang Việt Nam, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra?
Sang đầu những năm 2000, một thế hệ khác lại đua nhau nghe rock, chủ yếu là Linkin Park. Họ xé gối quần jeans, dán hình xăm giả, mua quần áo toàn màu đen, thậm chí đeo khuyên dưới môi giống ca sĩ chính của ban nhạc này. Thời đó, vài chục nghìn còn rất giá trị, mà họ đã dám bỏ tiền trăm mua đĩa rock xịn “cho máu”.
Nếu Britney Spears đến Việt Nam thời đỉnh cao, không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Video đang HOT
Nay ở Việt Nam có thêm đối tượng “sao Hàn”. Ở đó có cả lòng yêu thích thực sự, cả hiệu ứng đám đông lẫn sự bồng bột của tuổi trẻ. Hôm 24/3, tôi thấy cô em gái 18 tuổi của mình buồn ngẩn ngơ vì bỏ lỡ đêm nhạc cổ điển đàn dây ở Heritage Space (Hà Nội). Cả buổi em đeo tai nghe thưởng nhạc Beethoven, bảo là “không thèm mua vé đi nghe Kpop”.
Sang 27/3, em bỗng dưng vội vã đăng ký mua vé Music Bank vì “đến gần ngày tự dưng háo hức quá”. Đến hôm diễn 28/3, em hẹn bạn đến sân Mỹ Đình từ sớm cho “có không khí”. Sang 29/3, cô em lại ngần ngừ muốn đến tụ tập bên ngoài khách sạn Daewoo gần nhà để “tiễn nhóm EXO ra sân bay, biết đâu được nhìn tận mặt các anh”. Nhưng rồi em ở nhà vì thấy “như vậy thì hơi quá”.
Fan Kpop nghe nhạc Hàn và có thể vẫn nghe nhạc cổ điển cùng lúc, thậm chí thích thêm vài thể loại nhạc khác. Âm nhạc có một khả năng tuyệt vời là có nhiều thể loại phù hợp với nhiều hoàn cảnh, tâm trạng, tính cách.
Nhiều người lớn (và cả không lớn) khi xúm vào chỉ trích fan nhạc Hàn, có biết rằng hàng nghìn người trẻ ở Hà Nội đã chen chúc mua sách ở Hội sách Mùa xuân từ 25 – 29/3, đến nỗi quầy hàng tính tiền quá tải đến tận khuya. Không gian sân Bảo tàng Phụ nữ kín đặc người hầu như từng ngày trong hội sách.
Hội sách Mùa xuân ở Hà Nội hôm 28/3 đông nghịt giới trẻ mê sách, không thấy ai khen một bài.
Đó cũng là một dạng chen chúc, cũng đông đúc và cuồng (sách), nhưng không thấy người lớn nào lên tiếng khen ngợi một câu, trong khi viết hẳn nhiều bài, nhiều nghìn chữ chê bai fan cuồng nhạc Hàn. Phải chăng vì ở hội sách không ai khóc và la hét nên không chụp được những hình ảnh đắt giá, dư luận ít chú ý hơn?
Thực ra, đi mua sách mà khóc và la hét thì cũng chẳng khác gì đi xem nhạc trẻ mà ngồi yên và giữ vẻ mặt bình thản. Ở cả hai trường hợp đều vô duyên.
Hãy nhìn những khán giả lớn tuổi và có chức quyền ngồi ở hàng ghế RVIP ở Music Bank, họ ngồi yên và bình thản, trông lạc lõng hơn bao giờ hết trong một đêm nhạc sôi động. Có thể, ở tuổi trẻ của mình, họ cũng từng khóc và la hét vì một thần tượng thập niên 70 nào đó.
Theo Mi Ly/ Theo Thể thao&Văn hóa
Công bố ảnh hiếm cuối đời của John Lennon
Vài tháng trước khi bị fan cuồng sát hại bên ngoài căn hộ ở New York ngày 8/12/1980, cuộc sống của John Lennon và vợ Yoko Ono đang tràn ngập hạnh phúc.
Những khoảnh khắc hạnh phúc đó đã được lưu lại trong bộ sưu tập ảnh về họ, do nhiếp ảnh gia Nhật Bản Kishin Shinoyama chụp. Bộ ảnh được thực hiện trong quá trình Lennon và Ono cùng nhau sản xuất album cuối cùng, mang tựa đề Double Fantasy.
Vừa qua Shinoyama đã quyết định lấy tên album làm tên cuốn sách có chứa bộ sưu tập ảnh của ông.
Cái chết oan nghiệt đúng lúc muốn thay đổi cuộc đời
Thời điểm đó, ban nhạc Beatles đã tan rã được 1 thập kỷ và Lennon đã chấp nhận một cuộc sống mới, được ông miêu tả trong mấy từ "lo việc nhà là chính", bên cạnh các dự án sáng tạo, chính trị và âm nhạc.
Lennon nhận cái chết đầy oan nghiệt đúng vào lúc ông đang chứng tỏ sự trưởng thành trong âm nhạc và sự tận tâm với Ono qua album Double Fantasy. Ono là người phụ nữ đầu tiên nói với ông rằng cuộc sống phóng đãng trước đây, khi ông mải mê theo đuổi gái gú, rượu bia, ma túy, là hết sức vô nghĩa.
Đây cũng là thời điểm mối bất hòa giữa ông và cựu thành viên Paul McCartney của Beatles đã được giải quyết. 2 người trở lại là "bạn tốt" của nhau.
Những bức ảnh chụp John Lennon và Yoko Ono hạnh phúc bên nhau và bên con trai.
Hồi tháng 12/2014, McCartney cho biết ông là một trong ba người mà Ono đã gọi điện khi bà từ bệnh viện trở về, trong đêm Lennon bị bắn. Bà thông báo rằng Lennon không thể sống nổi, sau khi hứng 5 phát đạn của Chapman.
"Khi nghe Ono báo tin, tôi vô cùng sốc. Tôi đã báo lại tin với Linda (vợ Paul - PV) cùng các con. Đó là thời khắc vô cùng khó khăn đối với tất cả những ai yêu mến Lennon" - McCartney nói. Trong một bài báo đăng hồi năm 2014, tờ Newsweek từng viết: "Cái chết của Lennon là sự chấm hết cho một kỷ nguyên".
Liên quan tới bộ ảnh của Shinoyama, Ono vẫn còn nhớ như in hoàn cảnh nó ra đời. Đó là khi vợ chồng bà vẫn cùng nhau làm việc trong phòng thu Hit Factory ở New York vào năm 1978.
"Khi tôi và Lennon quyết định làm album Double Fantasy, chúng tôi nghĩ rằng nên nhờ ai đó chụp ảnh, ghi lại kỷ niệm. Gương mặt của Kishin Shinoyama hiện lên trong đầu tôi. Tôi nói với Lennon và anh đồng ý ngay. Tuy nhiên tôi không thể tưởng tượng được rằng đây là album cuối cùng vợ chồng tôi cùng nhau thực hiện" - bà Ono chia sẻ.
Album đánh dấu quyết định "lột xác"
Viết trong cuốn sách ảnh, Shinoyama kể lại kỷ niệm về lần làm việc chung với vợ chồng Lennon: "Tôi nhận phòng ở khách sạn Lexington và đến đầu giờ chiều thì tới phòng thu Hit Factor, nơi Lennon cùng Ono đang thực hiện những khâu cuối cùng cho album. Họ đã làm việc vô cùng căng thẳng ở đây trong hơn 1 tháng, thu âm 28 ca khúc, gồm 14 của Lennon và 14 của Ono. Album này được xem là một cuộc đối thoại bằng âm nhạc giữa họ.
Khi tôi bước vào phòng thu, không khí nơi đây tràn ngập sự sáng tạo và mọi người đều rất tập trung. Ono chào và lập tức giới thiệu tôi với Lennon. Anh gầy và mặc bộ đồ đen. Thái độ của anh rất nhẹ nhàng và lịch thiệp. Anh nồng nhiệt chào đón tôi rồi sau đó trở lại làm việc với 4 ca sĩ hát đệm, hướng dẫn họ trình bày ca khúc Woman do anh sáng tác. Trong suốt buổi thu âm, tôi nhận thấy Lennon luôn nói với ê-kíp làm việc của mình một cách điềm tĩnh, rõ ràng, mặc dù công việc hết sức căng thẳng. Cuối cùng thì dự án quan trọng này cũng gần như hoàn tất".
Khi ăn tối, Shinoyama mới biết được ông và Lennon bằng tuổi nhau (40 tuổi). Lennon chia sẻ ông "đang ở bước ngoặt trong cuộc đời, rằng ông muốn quên đi mọi thứ trước đó và bắt đầu lại".
"Lennon đang cố gắng tẩy hết những gì của quá khứ, kể cả danh tiếng, để trở thành một con người mới. Lennon giải thích với tôi rằng, nếu không có Ono, giờ ông đã không có mặt ở đây. Phần đầu cuộc đời, ông bị ám ảnh với rượu, ma túy, phụ nữ và Ono là người đầu tiên nói ông bị ám ảnh bởi toàn những thứ vô nghĩa. Lennon nhận thấy những lời nói của Ono đã làm ông thay đổi và họ ra album mới để đánh dấu sự thay đổi đó" - Shinoyama viết trong cuốn sách Double Fantasy.
1 tháng sau khi Shinoyama trở về Nhật Bản, Lennon bị sát hại. "Nhiều năm sau, khi xem lại những bức ảnh này, tôi nhận ra mình đã chụp được Lennon và Ono khi họ đang hạnh phúc nhất. Họ cùng nhau sáng tạo, cùng thu âm album, cùng nuôi dạy con trai, sống bên nhau và yêu nhau tha thiết. Tôi thật may mắn khi được làm việc với họ, ở thời điểm họ đang ngập tràn hạnh phúc" - Shinoyama viết.
Theo Việt Lâm/Thể Thao & Văn Hóa
Những nhóm nhạc Kpop nhiều năm không thắng một lần Đối với nhiều nhóm nhạc như SNSD, Big Bang, EXO... việc giành được cúp chiến thắng trên các chương trình âm nhạc lớn - Music Bank, Music Core - là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số nhóm nhạc khác lại không được may mắn như thế, điển hình như Sunny Hill. Ra mắt vào năm 2010, tới nay, Nine Muses...