Cường kích Su-34: chặng đường 25 năm nhìn lại
Mặc dù được phát triển từ cuối những năm 1980 nhưng phải tới năm 2014, những chiếc cường kích Su-34 đầu tiên mới được Không quân Nga đưa vào trang bị.
Một chiếc cường kích Su-34 đóng tại căn cứ không quân Baltimore ở Voronezh thuộc Quân khu phía Tây của Nga.
Su-34 là mẫu máy bay cường kích được trang bị hai động cơ phản lực Lyulka AL-31FM1 có công suất 29.762 lbf cho mỗi chiếc với hai chỗ ngồi và được hãng Sukhoi phát triển từ cuối những năm 1980.
Cường kích Su-34 được thiết kế chủ yếu dành cho các nhiệm vụ chống lại các mục tiêu trên mặt đất lẫn trên biển.
Bên cạnh đó, Su-34 cũng có khả năng mang theo các loại tên lửa không đối không.
Video đang HOT
Cường kích Su-34 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở tiêm kích Su-27 huyền thoại.
Bên trong khoang lái hiện đại của một chiếc cường kích Su-34.
Những chiếc Su-34 đầu tiên được Không quân Nga đưa vào trang bị từ đầu năm 2014 sau gần 25 năm phát triển.
Nhà máy chế tạo máy bay Chkalov ở Novosibirsk được chọn là nơi đảm nhiệm vai trò sản xuất những chiếc cường kích Su-34 cho Không quân Nga.
Dự kiến đến năm 2020, Không quân Nga sẽ thay thế hoàn toàn những chiếc máy bay cường kích Su-24 bằng Su-34.
Theo_Kiến Thức
Ngoạn mục cảnh cường kích AV-8B hạ cánh thẳng đứng
Cường kích AV-8B là chiến đấu cơ phản lực độc đáo nhất thế giới hiện nay khi có khả năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng.
AV-8B là chiến đấu cơ phản lực độc đáo nhất thế giới hiện nay khi có khả năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng.
Cường kích AV-8B Harrier II là kiểu máy bay chiến đấu hạ cánh thẳng đứng - cất cánh đường băng ngắn do công ty McDonnell Douglas (nay là Boeing) sản xuất từ năm 1981 cho Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ sử dụng. Dẫu vậy, thiết kế cơ sở AV-8B xuất phát từ những năm 1970 ở Anh.
AV-8B hạ cánh thẳng đứng trên tàu đổ bộ.
Nhờ bố trí hệ thống động lực độc đáo cho phép AV-8B sở hữu khả năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Theo đó, trên AV-8B được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Rolls-Roycer Pegasus với 4 vòi phun kiểm soát véc tơ (có thể quay đổi chiều) bố trí dọc 2 bên thân máy bay. Sự sắp xếp này trái ngược hoàn toàn với các máy bay chiến đấu truyền thống với vòi phun thường nằm ở đuôi. Ngoài 4 vòi phun chính, AV-8B còn được trang bị các vòi phun điều hướng cỡ nhỏ ở mũi, đuôi và đầu mút cánh để kiểm soát máy bay ở tốc độ thấp.
Với ưu thế đặc biệt này, cường kích AV-8B có thể cất hạ cánh trên các tàu sân bay hạng nhẹ hoặc tàu đổ bộ có sân bay lớn mà không cần hệ thống phóng máy bay hay cáp hãm đà.
Vòi phun động cơ Pegasus.
Tuy nhiên, việc sử dụng kiểu động cơ kỳ lạ này khiến cho cường kích AV-8B không thể đạt tốc độ siêu âm, tốc độ tối đa chỉ là 1.083km/h, bán kính chiến đấu 556km.
Tốc độ thấp khiến AV-8B thực sự không phù hợp với nhiệm vụ của tiêm kích đánh chặn, nó chỉ có thể đáp ứng tốt nhất vai trò là máy bay cường kích tấn công mặt đất. Mặc dù là máy bay có thể mang được các vũ khí không đối không tầm ngắn - xa AIM-9, AIM-120.
Máy bay cường kích AV-8B được trang bị pháo 25mm 5 nòng trong thân và 6 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4,2 tấn vũ khí. Trong nhiệm vụ không đối đất/đối hải, AV-8B có thể mang được tối đa 6 tên lửa không đối đất AGM-65 hoặc 2 tên lửa chống hạm AGM-84 hoặc 2 tên lửa chống radar AGM-88. Ngoài ra, máy bay có khả năng mang bom chùm CBU-100, bom đa công dụng Mk80, bom dẫn đường Paveway, JDAM...
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Báo Đức viết về chặng đường 40 năm quan hệ ngoại giao Việt - Đức Net tương đông vê lich sư, phâm chât lao đông cân cu cua nhân dân hai nươc la nhưng tiên đê đê Viêt Nam va Đưc trơ thanh đôi tac chiên lươc trên cac măt kinh tê, chinh tri va văn hoa. Thu tương Nguyên Tân Dung tiếp Thu tương Angela Merkel trong chuyên thăm Ha Nôi năm 2011. Anh: AFP Nhân dip...