Cường kích Su-22 Việt Nam có thể diệt tàu 10.000 tấn?
Với tên lửa Kh-29, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn.
Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.
Tên lửa tấn công đa năng Kh-29
Tên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi.
Kh-29 được trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng tới 320kg trong đó có 116kg chất nổ mạnh HE. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900km/h, tầm bắn đạt 10-30km tùy từng biến thể
Kh-29 được sản xuất với khá nhiều biến thể với các cơ chế dẫn đường khác nhau tạo nên sự đa dạng trong việc thực hiện nhiệm vụ tấn công hiệu quả với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau, gồm:
Video đang HOT
- Kh-29L sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng lade bán chủ động có tầm bắn từ 8-10km
- Kh-29T sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình thụ động (mục tiêu sẽ được chỉ định bởi phi công từ buồng lái), tăng tầm bắn lên 12km
- Kh-29TE là biến thể nâng cấp của Kh-29T, tên lửa vẫn sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình nhưng tầm bắn được mở rộng lên đến 30km, tên lửa có thể phóng từ độ cao 200-10.000m
- Kh-29MP là thế hệ thứ 3 của gia đình Kh-29, được dẫn hướng bằng radar chủ động hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”, đạt tầm bắn 12km
- Kh-29D là thế hệ thứ 4 của dòng Kh-29, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng hồng ngoại, đây là một loại tên lửa “bắn-quên”, đạt tầm bắn 30km.
Điểm mạnh của Kh-29 là một tên lửa có tốc độ nhanh và độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ từ 5-8m. Với đầu đạn nặng tới 320kg đủ sức thổi bay bất kỳ mục tiêu nào.
“Đôi cánh ma thuật” Su-22M4 có thể mang 2 đạn tên lửa Kh-29
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), năm 2004 Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 100 tên lửa Kh-29. Theo một số nguồn tin thì loại Việt Nam nhập khẩu có thể là biến thể Kh-29TE với tầm bắn xa đến 30km.
Hợp đồng này nước ta mua có lẽ là nhằm trang bị cho lô tiêm kích đa năng Su-30MK2. Su-30MK2 có thể mang tới 6 tên lửa không đối đất Kh-29. Tên lửa được thả từ bệ phóng APU-58 hoặc AKU-58, sau đó động cơ đẩy chính sẽ được kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu.
Ngoài Su-30MK2, cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 trang bị nhiều trong không quân ta có thể mang 2 đạn Kh-29 làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất và trên biển khi cần.
Với Kh-29, khả năng tác chiến biển của Su-22M4 được tăng lên đáng kể, cho phép tiêu diệt tàu chiến mọi cỡ với độ chính xác cao.
Theo vietbao
Kho tên lửa Triều Tiên gấp 3 lần Hàn Quốc
Giáo sư Đại học quốc gia Seoul Chun Jae-Sung cho rằng, Triều Tiên đã tăng gấp đôi số lượng tên lửa đất đối đất kể từ năm 2005.
Theo đó, số lượng tên lửa đối đất Triều Tiên hiện tại được cho là gấp 3 lần so với lực lượng tên lửa Hàn Quốc.
Trong cuộc hội thảo ở Seoul, Giáo sư Chun Jae-sung phát biểu: "Trong khi khả năng lực của Hải và Không quân Triều Tiên tương đối yếu thì nước này củng cố khả năng tấn công bất ngờ bằng cách tập trung vào việc tăng cường vũ khí hủy diệt hàng loạt như tên lửa chiến lược, lực lượng tác chiến đặc biệt, pháo tầm xa và xe tăng.
Số lượng tên lửa đối đất Triều Tiên vượt xa Hàn Quốc. Ảnh minh họa
Giáo sư Chun cho hay, Triều Tiên triển khai tên lửa Hwasong 5/6 có tầm bắn từ 300-500 km, tên lửa Rodong có tầm bắn 1.300 km và tên lửa Musudan (tầm bắn 3.000 km) luôn trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa.
Triều Tiên cũng đang cố gắng cải tiến tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-02 (tầm bắn từ 120-160 km) sử dụng nhiên liệu rắn cho phép rút ngắn thời gian chuẩn bị khai hỏa.
Theo một số chuyên gia phân tích Hàn Quốc, lần thử tên lửa gần đây của Triều Tiên có thể là nhằm mục đích kiểm tra công nghệ dẫn đường chính xác cao.
Cũng trong cuộc hội thảo này, Thiếu tướng Lee Jin-won cho biết, Hàn Quốc đang phát triển thế hệ súng trường tiến công mới để thay thế loại K-1 và K-2. Seoul có thể triển khai chúng vào biên chế khoảng năm 2020.
Theo vietbao
"Hung thần" Mỹ - Quán quân gieo rắc kinh hoàng Mới đây, kênh truyền hình Discovery đã bình chọn 10 loại vũ khí gieo rắc sự khiếp đảm nhất. Kết quả đoạt ngôi quán quân là phi cơ 'xe tăng bay' AC-130. Máy bay AC-130 Spectre/Spooky - đây là phiên bản cải tiến nâng cấp của máy bay vận tải quân sự nổi tiếng Lockheed C-130 Hercules, được thiết kế với mục đích...