Cường kích Su-22 có thể nhấn chìm chiến hạm 10.000 tấn
Cường kích Su-22 mang theo tên lửa hành trình không đối đất Kh-29 có thể nhấn chìm chiến hạm lượng choán nước tới 10.000 tấn.
Su-22 là phiên bản xuất khẩu của Su-17 Fitter do tập đoàn Sukhoi, Nga chế tạo trong những năm 1970. Nó là máy bay cánh cụp – cánh xòe đầu tiên được chế tạo tại Liên Xô (Nga ngày nay). Ảnh: Flickr/ Không quân Ba Lan.
Su-22 được trang bị động cơ phản lực Lyulka AL-21 F-3. Cửa hút không khí bố trí ở mũi máy bay. Đây là kiểu thiết kế điển hình của những máy bay do Liên Xô chế tạo trong thập niên 50-60. Su-22 của Không quân Ba Lan bay huấn luyện. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Su-22 có thể đạt tốc độ tối đa 1.860 km/h ở độ cao lớn, 1.400 km/h ở độ cao thấp, phạm vi hoạt động 1.150 km, lên đến 2.300 km với thùng nhiên liệu phụ. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Su-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 2/8/1966. Máy bay được sản xuất hàng loạt từ năm 1969-1990. Hơn 2.800 chiếc đã được chế tạo cho Không quân Liên Xô và xuất khẩu rộng rãi cho các nước Đông Âu và khu vực khác. Su-22 của Ba Lan cất cánh trong một đợt huấn luyện. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Nhiệm vụ chính của Su-22 là chi viện hỏa lực đường không tầm thấp nên vũ khí chủ yếu phục vụ cho tấn công mặt đất. Máy bay có 12 điểm treo có thể mang theo 4 tấn vũ khí. Su-22 được vũ trang 2 pháo tự động 30 mm, cơ số đạn 80 viên mỗi khẩu. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Cánh cụp – cánh xòe là một trong những điểm nổi bật tạo nên sức mạnh cho Su-22. Thiết kế này cho phép máy bay hoạt động tốt ở độ cao thấp, giúp thực hiện các phi vụ ném bom bổ nhào ở tốc độ cao. Khi xòe cánh hết cỡ, máy bay có thể hạ cánh trên đường băng rất ngắn. 2 cường kích Su-22 của Ba Lan bay huấn luyện. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Su-22 được xem là “máy bay bà già” khi so với những chiến đấu cơ hiện đại. Tuy nhiên, nó vẫn là chiến đấu cơ đáng gờm trong nhiệm vụ tấn công mặt đất. Su-22 đã trải qua nhiều lần nâng cấp để mang vũ khí dẫn đường công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của chiến trường hiện đại. Su-22 của Không quân Việt Nam với 2 tên lửa không đối đất Kh-25. Ảnh: Wikipedia.
Video đang HOT
Đặc biệt, Su-22 có thể mang tên lửa hành trình không đối đất Kh-29. Tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt kho tàng, bến bãi nhưng khi cần có thể tấn công và gây thiệt hại nặng cho tàu chiến có lượng choán nước tới 10.000 tấn. Su-22 của Ba Lan với tên lửa Kh-29 dưới bụng. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Không quân Nga đã ngưng sử dụng Su-22 nhưng nó vẫn hoạt động tích cực trong không quân Ba Lan (ảnh), Syria, Cộng hòa Czech, Ai Cập, Iran, Afghanistan và một số quốc gia khác. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Su-22 của Không quân nhân dân Việt Nam. Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Không quân Việt Nam đang vận hành 36 chiếc Su-22. Các máy bay đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn hiện đại Su-22M3 và Su-22M4. Ảnh: Jetphotos.
Su-22 của Việt Nam cất cánh trong một nhiệm vụ bay huấn luyện. Một chi tiết thú vị, trước khi có Su-27 và Su-30, Su-22 là máy bay đầu tiên của Không quân Việt Nam có thể bay tới quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Niên.
Trung Hiếu
Theo Zing.vn
NATO có thể thất trận trước Nga chỉ vì... kẹt xe
Các chỉ huy quân sự Mỹ lo ngại nếu họ đương đầu một cuộc xung đột với Nga, đội quân hùng mạnh nhất thế giới có thể vẫn mải loay hoay xin thủ tục hành chính và tắc đường.
Theo Washington Post, những chiếc xe bọc thép đa dụng Humvee có thể sẽ phải chôn chân gầm ghè một cách vô vọng trên các tuyến đường nhỏ hẹp ở châu Âu. Các cỗ xe tăng Mỹ có thể đè bẹp những cây cầu gỉ sét quá yếu ớt so với trọng tải mà chúng chúng phải gánh. Trong khi đó lực lượng bộ binh gặp khó với vấn đề hộ chiếu và các công ty đường sắt quan liêu.
Binh sĩ Mỹ đi cùng một đoàn xe trong cuộc tập trận phản ứng nhanh đa phương vào ngày 11-6 tại Ba Lan. Ảnh: NEWSWEEK
Mặc dù nhiều rào cản nói trên sẽ được các nước châu Âu phần nào khắc phục nếu có một lời tuyên chiến, tuy nhiên để triển khai một chiến dịch quân sự quy mô lớn trong thời bình ắt gặp nhiều khó khăn lớn. NATO chỉ có một lực lượng nòng cốt được triển khai tới các nước thành viên có chung biên giới với Nga, trong khi lực lượng tiếp viện sẽ cần phải di chuyển hàng trăm cây số.
Sự chậm trễ cộng với một loạt các yếu tố khách quan như thói quan liêu, cơ sở hạ tầng xuống cấp, kế hoạch tồi cản bước, từ đó có thể cho phép Nga nhanh chóng kiểm soát hết lãnh thổ NATO ở vùng Baltic trong lúc các nhà chiến lược Mỹ vẫn còn đang loay hoay với các thủ tục để đưa quân vượt Đức sang Ba Lan.
Binh sĩ Lithuania tham gia diễn tập quân sự NATO ở Lithuania trong tháng này. Ảnh: GETTY
Trong các bài diễn tập quân sự, phương Tây đã thể hiện một sức mạnh đáng gờm, báo hiệu cho sự sẵn sàng nếu có nổ ra một cuộc chiến tranh giữa châu Âu và Nga nhưng những trở ngại về hậu cần đã góp phần vào điểm yếu lớn nhất của NATO.
Đây là thực tế mà chính bản thân Mỹ đang gặp phải ngay trong các bài tập huấn luyện ở châu Âu gần đây. Đơn cử như vào năm ngoái, Mỹ đã phải mất đến bốn tháng trời để đưa các xe bọc thép Stryker và binh sĩ trở về Đức sau các hoạt động kéo dài hai tuần ở Georgia. Tư lệnh Adam Lackey cho hay lúc đó họ "mắc kẹt" ở Đức do nhiều tính toán sai lầm, chẳng hạn ở Hungary và Romania có quy định khác nhau về việc các phương tiện được phép đi nhanh như thế nào, rồi Đức ban hành quy định nghiêm ngặt về việc khi nào các phương tiện quân sự có thể được vận chuyển bằng đường sắt...
Binh sĩ Đức lên kế hoạch tấn công giả định trong cuộc diễn tập ở Lithuania. Ảnh: GETTY
"Chúng tôi phải có khả năng di chuyển nhanh hơn Nga để có thể đưa ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả" - Ben Hodges, cựu tướng lĩnh quân sự cấp cao của Mỹ nói.
Theo ông Hodges, Mỹ và NATO "cần tăng cường khả năng di chuyển hơn nữa nếu không muốn rơi vào một tính toán sai lầm khủng khiếp".
Trong nhiều năm qua, phương Tây tăng cường hiện diện quân sự ở phía Đông, sát sườn Nga, với lý do để chống lại một cuộc chiến tiềm năng với Nga, bảo vệ các đồng minh.
Lính nhảy dù Mỹ tham gia diễn tập quân sự của NATO ở Lithuania hom 9-6. Ảnh: AP
Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào lãnh thổ mình năm 2014, các nhà hoạch định phương Tây đã quay trở lại thái độ thù địch mang tính chất "chiến tranh lạnh" đối với Moscow.
Tuy nhiên, với việc Nga đã trở lại và nâng cấp sức mạnh quân sự ở mức độ đáng kể, áp lực của phương Tây đang không mang lại hiệu quả như mong đợi, trong khi khả năng di chuyển nhanh trên khắp châu Âu của NATO lại không "thuận buồm".
"Giao thông là một vấn đề rất thiết thực" - Douglas Lute, cựu tướng ba sao của quân đội Mỹ và là đại sứ tại NATO nhận định. Trong tình huống thực tế, rõ ràng NATO sẽ tỏ ra yếu thế khi các nhà hoạch định quân sự ở Moscow có sự am hiểu tốt hơn về kết cấu hạ tầng giao thông, cầu đường và những điểm yếu của các vùng lãnh thổ NATO mới - bởi các vùng này từng thuộc về Liên Xô.
Quân đội Mỹ chuyển hơn 1.500 phương tiện quân sự từ Fort Carson, Colo., tới các nước thành viên NATO gần Nga. Ảnh: GETTY
Trong khi Nga không bị thách thức trong quá trình dịch chuyển quân sự bên trong lãnh thổ của mình, một loạt quy tắc về hoạt động quân sự trong thời bình ở châu Âu lại hết sức phức tạp.
Ví dụ, Đức chỉ cho phép các xe quân sự, xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác di chuyển trên đường cao tốc vào ban đêm và các ngày trong tuần. Thụy Điển - quốc gia không phải là thành viên của NATO nhưng có sự hợp tác chặt chẽ với liên minh - cũng yêu cầu phải thông báo ba tuần trước khi đưa quân nhân và thiết bị vào nước này.
Các tuyến đường sắt ở vùng Baltic dùng tiêu chuẩn kỹ thuật khác với phương Tây khiến cho tàu hỏa khi qua đây phải dỡ bỏ bớt khí tài quân sự, sau đó mới chất lại hàng hóa gần biên giới Ba Lan với Lithuania. Chỉ một tình huống như vậy cũng khiến cho việc triển khai quân sự bị có độ trễ khá lớn.
"Nếu bạn phải mất đến 45 ngày mới chuyển quân xong thì đã quá muộn để chiến đấu" - Thiếu tướng Steven Shapiro, người phụ trách công tác vận chuyển quân sự Mỹ ở châu Âu cho hay.
Ông Shapiro lưu ý rằng gần đây ông đã phải nộp 17 mẫu đơn để thông qua thủ tục chuyển quân từ cảng Bremerhaven của Đức đến Ba Lan. "Có những ngày chúng ta phải di chuyển để theo kịp tốc độ một cuộc chiến tranh nhưng điều đó đã bị những tiêu chuẩn hiện tại cản trở" - ông Shapiro thừa nhận.
Năm ngoái, mặc dù đoàn xe bọc thép Stryker của Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ từ tháng 8 ở Georgia nhưng có một số thiết bị thậm chí phải mất đến bốn tháng sau mới về đến Đức.
Các sĩ quan biên phòng Hungary nhất quyết không chấp nhận cách mà Romania cho phép đoàn xe bọc thép Stryker được xích vào xe lửa để di chuyển qua nước này. Do đó, đoàn xe này lại phải tách ra.
Một đoàn xe quân sự Mỹ di chuyển thông qua Cộng hòa Czech trên đường từ Baltic tới căn cứ Mỹ ở Vilseck, Đức. Ảnh: GETTY
Thậm chí, người có nhiệm vụ thông qua đoàn xe chở khí tài còn đi nghỉ cuối tuần từ hôm thứ Năm khiến đoàn xe bọc thép Stryker bị kẹt trong mạng lưới đường sắt nhộn nhịp của Đức vài ngày.
"Họ không quan tâm dù bạn là lực lượng Mỹ ở châu Âu" - Trung tá Adam Lackey, người đứng đầu trung đoàn xe bọc thép cho hay.
Đoàn Stryker trở lại Đức mà thậm chí không có xe chuyên dụng và những trận mưa và tuyết rơi khắc nghiệt cũng khiến cho công tác bảo trì gặp khó khăn. Nếu một cuộc xung đột nổ ra, các binh sĩ chỉ có thể chiến đấu tay không khi các khí tài của họ không sẵn sàng.
Các nhà lãnh đạo NATO mới chỉ bắt đầu giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến hạ tầng giao thông để từng bước khắc phục điểm yếu trên. Họ đã làm việc với Liên minh châu Âu (EU) trong năm qua để thúc đẩy kinh phí cho cơ sở hạ tầng và giảm rào cản hành chính quan liêu.
Tại hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tháng tới, các quan chức NATO dự kiến sẽ phê chuẩn hai quyết định mới có thể giúp giảm thời gian triển khai quân sự bên trong lãnh thổ các quốc gia đồng minh.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Bên trong hầm chống "ngày tận thế" dành cho giới siêu giàu Boongke chống ngày tận thế The Oppidum nằm trong một căn cứ quân sự cũ gần thành phố Prague, Cộng hòa Czech. The Oppidum là công trình trú ẩn cá nhân chống "ngày tận thế" lớn nhất thế giới, được xây dựng dưới biệt thự rộng 30.000 m2 tại một căn cứ quân sự cũ gần thành phố Prague, Cộng hòa Czech. Khách...