Cường kích A-10 Mỹ trúng 4 quả SA-7 vẫn sống sót
Cường kích A-10 của Không quân Mỹ đã may mắn thoát khỏi một vụ tấn công bằng 4 tên lửa SA-7 gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq.
Tờ Iraq News đưa tin cho hay, một máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ đã bị tấn công ít nhất bằng 4 quả tên lửa phòng không vác vai SA-7từ lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), trong cuộc không kích vào một căn cứ địa của IS gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq.
Dựa theo nguồn tin từ các nhân chứng cho biết, trong cuộc không kích tại Mosul những chiếc A-10 của Quân đội Mỹ tiêu diệt được một số tay súng IS. Tuy nhiên, các tay súng còn lại đã cố gắng bắn hạ những chiếc A-10 bằng tên lửa phòng không vác vai di động 9K32 Strela-2 (NATO định danh là SA-7).
Việc hạ thấp độ cao khi tấn công các mục tiêu mặt đất sẽ là cơ hội tốt cho phiến quân ISIS bắn hạ những chiếc A-10 của Quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Mặc dù, phi đội máy bay cường kích A-10 này trở về căn cứ an toàn sau vụ tấn công bằng các tên lửa SA-7, nhưng tình huống chết người trên lại một lần nữa nhắc nhở Không quân Mỹ về sức mạnh của IS tại chiến trường Iraq. Khi mà những chiếc cường kích A-10 của Mỹ thường phải hạ độ cao để có thể tấn công chính xác các mục tiêu dưới mặt đất.
Bên cạnh đó, Quân đội Mỹ cũng phải đối mặt với nguy cơ các căn cứ quân sự của nước này đóng ở Kuwait, có thể sẽ bị các tay súng trung thành với Nhà nước Hồi giáo IS tấn công bất cứ lúc nào bằng các loại tên lửa phòng không vác vai.
Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị vào cuối những năm 1970, nó có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 23 tấn và có thể bay với vận tốc tối đa là hơn 700km/h.
Hệ thống vũ khí chính của A-10 gồm: một pháo GAU-8 Avenger 30mm và có thể mang theo hơn 7 tấn vũ khí với nhiều loại bom và tên lửa khác nhau nhờ 11 giá treo vũ khí bên dưới thân.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Khí tài bí hiểm trên cường kích JH-7 Trung Quốc
Máy bay cường kích JH-7 mang theo khí tài lạ, bí hiểm được cộng đồng mạng Trung Quốc chộp được loạt ảnh.
Theo một số nguồn tin thì đây là khí tài tác chiến điện tử thế hệ mới do Trung Quốc tự phát triển, sản xuất. Không loại trừ khả năng, Trung Quốc muốn biến JH-7 thành loại máy bay tấn công điện tử như EA-6B, EA-18G của Mỹ.
Hoặc cũng có thể đây là khí tài tác chiến điện tử mới được trang bị bổ sung cho JH-7 trong các nhiệm vụ tấn công đường không.
Với khí tài tác chiến điện tử có thể giúp cường kích JH-7 gây nhiễu hệ thống radar đối phương.
Máy bay cường kích JH-7 thử nghiệm khí tài tác chiến điện tử mới mang số hiệu 81667.
Hiện chưa có thông tin chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Theo_Kiến Thức
Tiêm kích tàng hình F-35A lại khiến người Mỹ nổi điên Do lỗi phần mềm điều khiến pháo 25mm trên tiêm kích tàng hình F-35A không thể sử dụng trong 4 năm nữa. Tờ The Daily Telegraph cuả Anh cho hay, máy bay tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ lại một lần nữa xuất hiện vấn đề. Theo đó, do sự cố phần mềm khiến khẩu pháo 25mm không thể sử dụng và...