Cường điệu hóa nỗi lo về ngoại hình: Một dạng rối loạn tâm thần thể chất
Thường đứng trước gương để kiểm tra khiếm khuyết nhỏ trên mặt, tự so sánh khiếm khuyết của mình với người khác…
Người bệnh không nhận biết được bản thân đang bị rối loạn mặc cảm ngoại hình. Trạng thái bệnh nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến ý định tự sát.
Dấu hiệu thường gặp của rối loạn mặc cảm ngoại hình
Đó là kết quả nghiên cứu y học do các bác sỹ Trần Vũ Anh Đào, Trần Nguyên Ánh Tú cùng các cộng sự tại Khoa Thẩm mỹ Da và bác sĩ Nguyễn Trọng Hào – Giám đốc BV Da liễu TP.HCM thực hiện tại Khoa Thẩm mỹ Da. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6/2020 với 173 bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây.
Các bác sỹ cho biết, rối loạn mặc cảm ngoại hình (BDD – body dismorphic disorder questionnaire) là bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng chú ý quá mức đến những thay đổi nhỏ trên cơ thể. Dữ liệu gần đây cho thấy, tỷ lệ bệnh lý này khá cao ở nhóm bệnh nhân làm thẩm mỹ.
Bên cạnh những bệnh nhân có các vấn đề thẩm mỹ thật sự cần để giải quyết, một số lượng không nhỏ những bệnh nhân lại tỏ ra buồn rầu và mặc cảm với những khiếm khuyết không đáng kể về bề ngoài của mình. Do đó, dù đã can thiệp thẩm mỹ, họ vẫn không cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được.
Những bệnh nhân này nỗi lo lắng về ngoại hình trở nên quá mức và bị cường điệu hóa. Đây là biểu hiện chính của tình trạng rối loạn mặc cảm ngoại hình, được phân vào nhóm rối loạn tâm thần dạng thể chất trong phiên bản gần đây của DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental disorder -5. Tạm dịch: Chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần phiên bản thứ 5).
Qua các nghiên cứu trên thế giới, tần suất rối loạn mặc cảm ngoại hình trong dân số chung khoảng 2%, thì ở những bệnh nhân có vấn đề về da tổng quát dao động khoảng 8,5-15%, ở những bệnh nhân tìm kiếm can thiệp thẩm mỹ khoảng 2,9-53,6%. Tại Việt Nam, nghiên cứu y học này là nghiên cứu đầu tiên để xác định tỷ lệ rối loạn mặc cảm ngoại hình ở người bệnh.
Theo đó, bệnh nhân đến khám tại Khoa Thẩm mỹ Da, BV Da liễu, trong thời gian chờ đến lượt khám đồng ý tham gia nghiên cứu đã trả lời câu hỏi tầm soát rối loạn mặc cảm ngoại hình cũng như tiêu chuẩn B-DSM5 (Diagnostic and Statistical Manual of mental disorder-5, bảng hỏi gồm 20 câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt để bệnh nhân tự đánh giá, trả lời).
Một bác sỹ da liễu khác được phân công đánh giá mức độ khuyết điểm mà bệnh nhân quan tâm nhất dựa trên thang điểm 5-point-likert (5 thang điểm để đánh giá mức độ khiếm khuyết gồm: Không có vấn đề; khiếm khuyết nhỏ, mức độ nhẹ, khó nhận thấy; có khiếm khuyết thấy rõ khi nhìn gần; khiếm khuyết trung bình; khiếm khuyết trầm trọng).
Video đang HOT
Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn mặc cảm ngoại hình khi chỉ với khiếm khuyết được đánh giá ở thang điểm 1, và 2 (không có vấn đề; khiếm khuyết nhỏ, mức độ nhẹ khó nhận thấy) nhưng bệnh nhân vẫn lo lắng.
Ba biểu hiện chính của người bị rối loạn mặc cảm ngoại hình: Thường đứng trước gương để tự kiểm tra khiếm khuyết của mình, tự so sánh khiếm khuyết của mình với người khác, thường hỏi người khác về khiếm khuyết của mình.
11/173 người bị rối loạn mặc cảm ngoại hình
Kết quả, trong khoảng thời gian 2 tháng, tháng 4-6/2020, trong số 173 bệnh nhân khi đến khám tại Khoa Thẩm mỹ Da đồng ý tham gia nghiên cứu đều có những vấn đề về thẩm mỹ, ngoại hình, và mức độ khiếm khuyết có sự khác nhau.
Cụ thể, bệnh nhân có độ tuổi trung bình khoảng 31 tuổi, nữ chiếm 82,66%; 72,83% bệnh nhân sinh sống và làm việc tại TP.HCM; 82% bệnh nhân có trình độ từ cấp 3 trở lên; 74,57% bệnh nhân có vấn đề thẩm mỹ ở vùng mặt cổ; 85% bệnh nhân có những khiếm khuyết thẩm mỹ được đánh giá từ mức 3 trở lên.
Rối loạn sắc tố chiếm tỷ lệ bệnh nhân đến khám đông nhất (41,04%), tiếp đến là sẹo lồi (21,4%), mụn trứng cá (19,65%) và các bệnh lý khác. 87,2% bệnh nhân chưa điều trị gì trước đó hoặc dùng thuốc thoa tại chỗ. 53,76% bệnh nhân được các bác sỹ thăm khám và chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn.
Trong đó, dựa trên các tiêu chí chẩn đoán, các bác sỹ đã ghi nhận có 11 trường hợp bệnh nhân có tình trạng rối loạn mặc cảm ngoại hình, chiếm 6,36% với tỷ lệ nam nữ 1:4,5. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình khoảng 30 tuổi, có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên và không có tiền căn gia đình mắc bệnh tâm thần. Bệnh nhân gặp các vấn đề: mụn trứng cá, sẹo lồi, sạm da, vấn đề mạch máu, vấn đề lỗ chân lông to.
Trong các tiêu chuẩn đánh giá rối loạn mặc cảm ngoại hình, 11 bệnh nhân này thường xuyên lặp lại các hành vi: Thường đứng trước gương để tự kiểm tra khiếm khuyết của mình (100%), tự so sánh khiếm khuyết của mình với người khác (90,91%), thường hỏi người khác về khiếm khuyết của mình (54,55%).
Với nghiên cứu trên, các bác sỹ nhận định tần suất rối loạn mặc cảm ngoại hình ở những bệnh nhân đến khám và có nhu cầu điều trị thẩm mỹ cao hơn so với dân số chung (nhiều nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ rối loạn mặc cảm ngoại hình trong dân số chung chỉ khoảng 2%).
Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sống tách biệt với xã hội, chất lượng cuộc sống giảm, thậm chí có ý định tự tử. Do đó các bác sỹ da liễu cần chú ý đến những đặc điểm của các bệnh nhân này để có hướng điều trị thích hợp.
CÓ Ý ĐỊNH TỰ SÁT KHI NỔI MỤN
“Trong 11 bệnh nhân của chúng tôi, có 1 bệnh nhân nữ bị mụn nhẹ nhưng có ý định tự sát (muốn nhảy lầu) mỗi khi có 1 nốt mụn nổi lên. Bệnh nhân cảm giác tự ti, không muốn đi làm và không muốn giao tiếp với ai.
Mỗi ngày bệnh nhân mất hơn 3 giờ đồng hồ để đi mua trái cây về ăn cho da đẹp. Bệnh nhân thường xuyên đến khám tại khoa của chúng tôi và than phiền về tình trạng mụn của mình.
Ý muốn tự sát là biểu hiện nặng của rối loạn mặc cảm ngoại hình. Chúng tôi đã hướng dẫn người bệnh đi khám chuyên khoa tâm thần song bệnh nhân không đồng ý”- nhóm bác sỹ thực hiện nghiên cứu cho biết.
Nên dừng uống sữa ngay nếu có những dấu hiệu này
Sữa là thức uống chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu uống sữa quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược như đầy hơi, nổi mụn...
Đau cơ bắp không rõ lý do
Mặc dù sữa có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng sữa lại có tính axit cao, gây viêm và làm tổn thương cơ bắp cho bạn sau khi hoạt động thể chất mạnh.
Do vậy, nếu tình trạng cơ bắp của bạn mãi không phục hồi thì hãy cân nhắc tới việc giảm cường độ uống sữa trong ngày.
Thường xuyên đau đầu
Các nghiên cứu đã chỉ ra, sữa là một tác nhân có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau đầu thường xuyên mặc dù bạn đang không quá căng thẳng hay không có tiền sử về bệnh đau đầu thì rất có thể là ở thời điểm đó, bạn đã nạp quá lượng sữa cho phép vào cơ thể.
Nên cân nhắc tạm dừng uống sữa nếu gặp triệu chứng đau đầu không dứt. Đồ hoạ: Phương Linh
Dị ứng, nổi mụn
Những người có cơ địa nhạy cảm với sữa sẽ rất dễ nổi mụn khi nạp sữa vào cơ thể. Lý do là bởi sữa và những sản phẩm từ sữa có chứa nhiều hormone khác nhau sẽ gây ra tình trạng nổi mụn.
Với lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, sữa tách béo còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá, gây mất thẩm mỹ và có hại cho sức khoẻ của da.
Liên tục bị đầy hơi
Theo một nghiên cứu cho thấy 65% - 70% dân số trên thế giới bị mắc chứng không dung nạp đường sữa. Do vậy, cơ thể sẽ rất dễ có những triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu hoá hoặc nặng hơn là tiêu chảy... nếu bạn uống quá nhiều sữa trong một ngày.
Uống sữa quá nhiều dẫn đến việc khó tiêu cho hệ tiêu hoá. Đồ hoạ: Phương Linh
Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao
Cholesterol trong máu có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Cholesterol cao có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như bệnh về tim mạch, đái tháo đường, ung thư...
Theo số liệu của USDA, 100g sữa bò đã có tới 10g cholesterol. Do vậy, nếu bạn uống quá 3 ly sữa một ngày hoặc thường xuyên sử dụng những sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa bò thì về lâu dài sẽ gây nguy hiểm tới hàm lượng cholesterol trong máu.
Điều xảy ra với cơ thể khi bạn ngừng uống sữa Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng có khả năng gây đau đầu, đầy hơi, nổi mụn. Uống sữa và ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa giúp xương, răng chắc khỏe, duy trì khối lượng cơ thể. Đó là thói quen ăn uống quan trọng giúp trẻ em phát triển. Ảnh minh họa: Godesimilk Trong...