“Cuống cuồng” tìm giải pháp chống bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu, sự bùng phát dịch trong thời gian qua đang khiến ngành y tế “đau đầu” tìm giải pháp ứng phó.
Mỗi tuần toàn thành phố có hơn 300 trường hợp phải nhập viện điều trị vì bệnh tay chân miệng (TCM). Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có hơn 2.000.000 ca nhiễm loại bệnh nguy hiểm này, trong đó 11 ca đã tử vong. Dịch bệnh có nguy cơ tiếp tục bùng phát mạnh trong thời gian tới.
Máy thở sẽ được trang bị thêm để hạn chế số ca tử vong do bệnh TCM
Video đang HOT
Trước tình hình trên, UBND thành phố đã yêu cầu Sở Y tế làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng của loại bệnh này, đồng thời chỉ đạo ngành y tế cấp bách thực hiện các biện pháp dập dịch. Tuy nhiên, khống chế và dập dịch như thế nào để mang lại hiệu quả đang là bài toán chưa tìm được lời giải.
Theo BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng thành phố, từ trước đến nay, để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng biện pháp chủ yếu được ngành y tế áp dụng là tuyên truyền người dân giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không để các bé tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Trong trường hợp dịch bệnh lây lan sẽ phát miễn phí cloramin B cho người dân khử khuẩn làm sạch môi trường.
Loại hóa chất diệt khuẩn trên không chỉ được dùng với bệnh tay chân miệng mà còn dùng với cả bệnh sốt xuất huyết, tả, cúm, rubella… Hóa chất cloramin B có chất nhờn và mùi hôi, hơn thế khi sử dụng phải biết cách pha chế, việc phát thuốc cho người dân vẫn đang tiến hành nhưng thực tế họ có sử dụng hay không thì không thể kiểm soát được. Trước vấn đề trên, ngành y tế đang nỗ lực tìm kiếm loại hóa chất diệt khuẩn thay thế cloramin B nhưng giải pháp này vẫn chưa tìm được lối ra.
Trong khi chờ giải pháp phòng và dập dịch TCM hữu hiệu, để “giải quyết phần ngọn” hạn chế số ca tử vong UBND thành phố đã chấp thuận cho ngành y tế mua thêm máy thở điều trị cho những trẻ mắc TCM nặng cần được hỗ trợ hô hấp.
Theo Dân Trí
11 ca tử vong do bệnh tay chân miệng
Năm 2010, có 1 trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng nhưng năm nay, chưa hết tháng 5 đã có 11 trẻ tử vong.
Hiện nay, ở TP.HCM, số bệnh nhân nhập viện vì tay chân miệng (TCM) tăng hơn 300 ca/tuần, cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2010, chiếm đa số bệnh của hai khoa Nhiễm BV Nhi Đồng I và Nhi Đồng II. Chỉ riêng ngày 23/5, có hơn 100 trẻ nhập viện mới, trong đó 15 trẻ bị biến chứng nặng, phải thở máy. Năm 2010, có một trẻ tử vong do TCM, nhưng năm nay, chưa hết tháng Năm đã có 11 trẻ tử vong. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh TCM lan rộng và tăng mức độ nguy hiểm là do sự xuất hiện chủng virus mới của EV71 gây bệnh TCM. Kết quả này đã được TS-BS Lê Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông báo ngày 24/5, sau khi có kết quả xét nghiệm các mẫu máu Sở Y tế TP.HCM gửi sang Đài Loan nhờ kiểm tra.
Theo BS Giang, Viện Pasteur TP.HCM vẫn tiếp tục để xác định chính xác chủng virus mới. Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu BV Nhi Đồng I tiếp tục gửi mẫu máu của các ca tử vong sang Đài Loan để có cơ sở tìm ra chủng mới. Đây là chủng đã từng gây dịch ở Đài Loan năm 2008. Trẻ bị nhiễm chủng mới sẽ bị nặng hơn, do sức đề kháng kém và tỷ lệ tử vong sẽ cao.
Bệnh tay chân miệng ngày càng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, theo các chuyên gia dự phòng, do chưa có vaccine phòng ngừa bệnh TCM, nên biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất hiện nay là vệ sinh khử khuẩn. TP.HCM đã thực hiện công tác này từ năm 2007, tuy nhiên BS Giang cảnh báo, kết quả kiểm tra cho thấy, từ đầu năm 2011 đến nay, việc phòng bệnh trong các trường mầm non không những không tốt hơn mà còn tệ hơn.
Trước đây, cứ mỗi chiều thứ sáu, tất cả các trường mầm non đều khử khuẩn đồ chơi của các cháu, còn năm nay, nhiều trường lơ là công tác này. Sở Y tế TP.HCM kết hợp với Sở GD-ĐT đã khẩn trương củng cố, tăng cường kiểm tra các trường và kết quả có cải thiện. Tuy nhiên, việc vệ sinh khử khuẩn tại gia chính là mối quan ngại của các nhân viên y tế, vì 70% số trẻ bệnh được chăm sóc ở nhà, chưa đi học, UBND TP. HCM sẽ có văn bản yêu cầu UBND 24 quận/ huyện tăng cường vệ sinh khử khuẩn ở trường học và đặc biệt là các hộ dân có trẻ dưới năm tuổi.
Trước đây, công tác khử khuẩn chỉ dùng Clomin B, nhưng có một số vấn đề hạn chế như: cấp miễn phí, mùi khó chịu, có phần độc hại nếu pha đậm đặc nên có thể gây kích ứng da, bất tiện vì phải lau nhiều lần... khiến người dân ngại sử dụng. Để khắc phục hạn chế của chất khử khuẩn Clomin B, Sở Y tế TP.HCM đã nhập một số hóa chất khử khuẩn không có mùi hôi, không bị kích thích da, không phải lau nhiều lần và sẽ cấp miễn phí cho người dân. BS Nguyễn Đắc Thọ - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, trước mắt, các loại hóa chất này sẽ được phát tại những khu vực có ca bệnh, chứ không phát đại trà để tránh lãng phí. Dự kiến, ngày 26/5 Trung tâm Y tế dự phòng các quận/huyện sẽ đến Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM để nhận hóa chất khử khuẩn mới về phân phát cho người dân.
Theo PNO
TPHCM: Ngành y tế "lao đao" vì bệnh tay chân miệng Dù ngành y tế đã rất quyết liệt trong tác phòng chống nhưng bệnh tay chân miệng vẫn bùng phát dữ dội ở 24/24 quận huyện. Trong tháng 5, mỗi tuần thành phố có trên 300 trẻ phải nhập viện, 11 trẻ đã tử vong vì bệnh này kể từ đầu năm. Theo chu kỳ chung, mỗi năm vào tháng 5 dịch bệnh...