Cưỡng chế tháo dỡ ‘cung điện công chúa’ ở Ba Vì- Hà Nội
Quần thể công trình “cung điện công chúa” rộng 9.000 m2 được xây bằng đá ong và những vật liệu đồ sộ xây dựng trái phép tại huyện Ba Vì (Hà Nội) sẽ được cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm.
Cưỡng chế toàn bộ công trình vi phạm
Theo UBND huyện Ba Vì, huyện đã gửi thông báo cưỡng chế số 189 đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng được gọi là “cung điện công chúa” xây dựng trái phép tại thôn Phú Yên, xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) do ông Lê Viết Long có địa chỉ tại 192 Khâm Thiên (Hà Nội) làm chủ đầu tư.
Theo đó, nội dung cưỡng chế là thực hiện tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm. Thời gian cưỡng chế được thực hiện từ 7 giờ ngày 20/7 năm 2018.
UBND huyện Ba Vì cho hay, từ cuối năm 2017, chủ đầu tư công trình vi phạm trật tự xây dựng kể trên đã có hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất. Cụ thể, xây dựng nhà 2 tầng, diện tích mỗi tầng là 163 m2; hàng rào xung quanh xây cao 1,2 mét, chiều dài là 151,5 mét; cổng gồm 4 trụ, trong đó 2 trụ chính có kích thước 1,6 x 1,6 mét và 2 trụ nhỏ có kích thước 1,1 mét x 1,1 mét; sân vườn 35 mét x 47 mét, với tổng diện tích là 1.645 m2.
Sau khi báo chí phản ánh việc công trình vi phạm, xã UBND Yên Bài và UBND huyện Ba Vì đã nhiều lần lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu chủ đầu tư dừng xây dựng các công trình, thực hiện tháo dỡ những hạng mục vi phạm.
Tuy nhiên, chủ đầu tư không tự giác chấp hành các quyết định của chính quyền về yêu cầu tháo dỡ công trình. Mới đây, UBND huyện Ba Vì đã có Quyết định 1423 “Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả”, theo căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 8 Nghị định 102/NĐ- CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo đó, UBND huyện Ba Vì yêu cầu chủ công trình là ông Lê Viết Long phải tháo dỡ toàn bộ các công trình xây dựng trái phép trên thửa đất số 134 và 135, tờ bản đồ 8 với diện tích đất 9.750 m2 thuộc thôn Yên Phú xã Yên Bài và khôi phục lại hiện trạng sử dụng đất của phần xây dựng nêu trên.
“Cung điện công chúa” coi thường pháp luật
Trước đấy, như Tiền Phong thông tin ngày 10/5, đoàn giám sát HĐND Thành phố Hà Nội làm việc với huyện Ba Vì về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật Đất đai.
Video đang HOT
Trong buổi làm việc, nhiều thành viên đoàn giám sát băn khoăn về tình trạng quản lý đất nông lâm trường trên địa bàn. Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam, thời điểm hiện tại, Yên Bài “mọc” lên một công trình rộng 9.000m2 như một cung điện.
“Không thể không biết. Ở đây có chuyện gì. Người dân đồn thổi, phải chăng của một lãnh đạo cấp cao. Tôi sẽ đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố làm rõ vấn đề này, làm đến cùng xem nó là cái gì. Chúng ta đang nói đến phòng chống tham nhũng mà ngang nhiên thế này, coi thường kỷ cương thì không được. Các đồng chí phải báo cáo đã kiểm tra thế nào, phát hiện thế nào, lập biên bản chưa, giấy phép xây dựng có hay không có, làm đúng quy định hay không?”, ông Nam đặt hàng loạt câu hỏi.
Theo lý giải của Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Bạch Công Tiến, mảnh đất xây dựng công trình “cung điện công chúa” trên địa bàn xã Yên Bài đã được sang tên nhiều lần.
“Sự việc xảy ra từ năm 2010. Ban đầu người ta chỉ xây như một nhà cấp 4. Đất này là đất nông trường theo Nghị định 01 thì được xây dựng 300 mét vuông đất ở. Cũng không nói rõ là nhà kiên cố hay là nhà tạm hay nhà cấp 4. Đây là kẽ hở của nghị định 01″, ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, mảnh đất được chuyển nhượng nhiều lần, sau đó thuộc sở hữu của ông Lê Viết Long. “Ông Long là một bác sĩ cũng ở Hà Nội”, ông Tiến thông tin. Ông Tiến thừa nhận, công trình trôi nổi qua nhiều chủ và “chính quyền không thể nào biết được vì không quản lý người ta”. “Sau đó họ xây dựng công trình này, có một bà đồng cốt đến, xưng là công chúa nhà trời, có biểu hiện khác thường. Vì thế chúng tôi quan tâm, để ý thì thấy có dấu hiệu xây dựng công trình tâm linh chứ không phải nhà ở nên cho ngăn chặn, yêu cầu phá dỡ nhưng họ chưa chấp hành”, ông Tiến nói.
Công trình “cung điện công chúa” ở Ba Vì xây dựng trái phép gây bức xúc dư luận. Ảnh: Duy Phạm.
Theo ông Tiến, huyện đã thành lập một đoàn thanh tra rà soát lại tất cả quá trình quản lý đất đai, mua bán, hồ sơ thủ tục, quá trình vi phạm. Tới đây đoàn thanh tra sẽ có kết luận và sẽ đề xuất hướng xử lý buộc phải tháo dỡ, cưỡng chế.
“Chỗ này không có liên quan đến đồng chí cán bộ cao cấp nào cả, hoàn toàn là chuyện cá nhân của người ta thôi, gia đình thôi. Xung quanh chỗ này cũng là đất nông trường, cũng phức tạp, để lại hậu quả từ trước nên chúng tôi xử lý rất vất vả”, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì lý giải.
Theo Hiểu Minh
Tiền phong
Hàng loạt câu hỏi "nóng" xung quanh "cung điện công chúa" ở Hà Nội
"Không thể không biết ở đây có chuyện gì. Người dân đồn thổi, phải chăng của một lãnh đạo cấp cao. Các đồng chí phải báo cáo đã kiểm tra thế nào, phát hiện thế nào, lập biên bản chưa, giấy phép xây dựng có hay không có, làm đúng quy định hay không?"
Đó là hàng loạt câu hỏi của Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Hoài Nam đặt ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát số 1 Thường trực HĐND TP.Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn hai huyện Ba Vì trong ngày 10.5.
Nhiều khu đất nông lâm nghiệp ở xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang xẻ thịt làm trang trại, biệt thự
Tại đây, theo ghi nhận của Đoàn giám sát, huyện Ba Vì hiện đang sở hữu 11.000 ha trên tổng số hơn 22.000 ha đất nông, lâm nghiệp của toàn TP, nhưng công tác quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế, phát sinh nhiều sai phạm.
Ngoài ra, huyện cũng có 8 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách và cả 8 dự án này đều chậm triển khai. Nguyên nhân chủ yếu do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính; chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.
Đáng chú ý, dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên do Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Tản Viên làm chủ đầu tư được giao đất từ năm 2008, đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 158,34 ha, nhưng đến nay dự án vẫn chưa triển khai...
Đặc biệt, liên quan đến các công trình xây dựng tại xã Yên Bài, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho biết, thời điểm hiện tại, xã Yên Bài "mọc" lên một công trình rộng 9.000 mét vuông như một cung điện.
Ông Nguyễn Hoài Nam đặt ra hàng loạt câu hỏi: "Không thể không biết ở đây có chuyện gì. Người dân đồn thổi, phải chăng của một lãnh đạo cấp cao. Tôi sẽ đề nghị Chủ tịch UBND TP làm rõ vấn đề này, làm đến cùng xem nó là cái gì. Chúng ta đang nói đến phòng chống tham nhũng mà ngang nhiên thế này, coi thường kỷ cương thì không được. Các đồng chí phải báo cáo đã kiểm tra thế nào, phát hiện thế nào, lập biên bản chưa, giấy phép xây dựng có hay không có, làm đúng quy định hay không?"
"Cung điện công chúa" xây dựng sai phạm trên địa bàn xã Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Trả lời vấn đề này, ông Bạch Công Tiến - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho hay, mảnh đất xây dựng công trình "cung điện công chúa" trên địa bàn xã Yên Bài đã được sang tên, đổi chủ nhiều lần. Hiện tại thuộc sở hữu của ông Lê Viêt Long - một bác sĩ ở Hà Nội.
Theo Chủ tịch huyện Ba Vì, sự việc xảy ra từ năm 2010, ban đầu chỉ xây như một nhà cấp 4. Đây là đất nông trường, theo Nghị định 01 được xây dựng 300 mét vuông đất ở. Tuy nhiên, Nghị định 01 không nói rõ là được xây dựng nhà kiên cố hay nhà tạm cấp 4 do đó người dân đã lợi dụng điều này để xây dựng công trình sai phép.
Lý giải cho việc không nắm được sự việc, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho rằng, công trình trôi nổi qua nhiều chủ và "chính quyền không thể nào biết được vì không quản lý người ta". Chỉ đến khi xây dựng công trình này, có một bà đồng cốt đến, xưng là công chúa nhà trời, có biểu hiện khác thường. Do vậy chính quyền quan tâm, để ý thì thấy có dấu hiệu xây dựng công trình tâm linh chứ không phải nhà ở nên đã ngăn chặn, yêu cầu phá dỡ nhưng "họ chưa chấp hành".
Ông Tiến thông tin, huyện đã thành lập một đoàn thanh tra rà soát lại tất cả quá trình quản lý đất đai, mua bán, hồ sơ thủ tục, quá trình vi phạm. Tới đây đoàn thanh tra sẽ có kết luận và sẽ đề xuất hướng xử lý buộc phải tháo dỡ, cưỡng chế.
Vị Chủ tịch huyện Ba Vì khẳng định: "Chỗ này không có liên quan đến đồng chí cán bộ cao cấp nào cả, hoàn toàn là chuyện cá nhân".
"Xung quanh chỗ này cũng là đất nông trường, cũng phức tạp, để lại hậu quả từ trước nên chúng tôi xử lý rất vất vả" - ông Tiến nói thêm.
Thay mặt đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các sở, ngành rà soát nguồn gốc đất, thực hiện chặt chẽ các bước, để thực hiện thu hồi các dự án nếu vi phạm Luật Đất đai, chậm triển khai, gây bức xúc trong nhân dân.
Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội ngày 3.5, ông Chu Văn Kỷ - Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Thụy An (huyện Ba Vì) phản ánh tình trạng hàng loạt các công trình không phép được xây dựng trên đất nông lâm trường trên địa bàn huyện.Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch huyện Ba Vì việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện rất phức tạp, thậm chí có biểu hiện mua bán bất động sản, chuyển nhượng đất nông lâm trường. Bên cạnh đó, việc quy hoạch ở các nông lâm trường chưa rõ ràng phần nào đất ở, phần nào đất sản xuất và không bàn giao cho địa bàn quản lý.Như Dân Việt đã đưa tin, tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì xuất hiện một công trình được gọi là "cung điện công chúa" xây dựng trên đất lâm nghiệp.UBND xã Yên Bài cho biết đây là công trình xây dựng trái phép, chủ đầu tư sử dụng đất sai mục đích. UBND xã Yên Bài đã nhiều lần lập biên bản, yêu cầu đình chỉ xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính nhưng công trình vẫn "mọc" lên.Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì cho biết, thời điểm hiện tại, huyện đã cử lực lượng giám sát tại công trường xây dựng (đội 5, xã Yên Bài); đình chỉ mọi hoạt động xây dựng liên quan. Tổ công tác đang củng cố hồ sơ để UBND ra kết luận đầy đủ căn cứ pháp lý xử lý công trình vi phạm.
Theo Danviet
Hà Nội: Xác minh thông tin một Thứ trưởng "gom" đất nông lâm trường Ông Bạch Công Tiến - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì (Ha Nôi) cho biết, đơn vị sẽ báo cáo thành phố để xin ý kiến chỉ đạo về việc có thông tin cho răng có một thứ trưởng bộ T đã - "gom" đất nông lâm trường làm trang trại. Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, sau khi nghe dư luận...