Cưỡng chế những hộ dân cuối cùng để hoàn thiện quảng trường nghìn tỷ “treo” 8 năm
Sau 8 năm xây dựng, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế (Ninh Bình) vẫn chưa thể hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nay Ninh Bình quyết định những hộ dân cuối cùng bị thu hồi đất sẽ bị cưỡng chế, giải phóng mặt bằng để tiếp tục xây dựng dự án hơn 1.500 tỷ đồng này.
Ngày 20/9, UBND thành phố Ninh Bình (Ninh Bình) đã tổ chức họp báo về việc “giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế”.
Cuộc họp báo của UBND thành phố Ninh Bình thông báo việc cưỡng chế thu hồi đất của những hộ dân cuối cùng phục vụ dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế.
Dự án xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế (phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định 762/QĐ-UBND ngày 21/7/2009; phê duyệt dự án đầu tư tại quyết định 926/QĐ-UBND ngày 19/8/2009, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình làm chủ đầu tư. Đến tháng 11/2003, UBND thành phố Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư, tiếp tục thực hiện dự án.
Đến nay, sau 8 năm xây dựng dự án này vẫn chưa thể hoàn thành và đưa vào sử dụng do gặp khó khăn về nguồn vốn, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa xong… Nhiều năm qua, dự án có tổng diện tích 34,23ha với tổng mức đầu tư 1.543 tỷ đồng này nằm bỏ hoang giữa thành phố, cây cỏ mọc um tùm.
Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế sau 8 năm xây dựng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.
Tại cuộc họp, đại diện UBND thành phố Ninh Bình cho biết, công tác GPMB được triển khai thực hiện từ năm 2010 với tổng số 181 hộ gia đình bị ảnh hưởng thuộc tổ dân phố Mía Đông, phường Ninh Khánh. Sau nhiều năm GPMB, đến ngày 1/8/2017 còn 8 hộ gia đình chưa chấp hành phương án bồi thường, tái định cư.
Video đang HOT
Để đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục trong dự án nhằm phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt (968 – 2018), UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm công tác GPMB để thực hiện dự án đối với 8 hộ gia đình còn lại.
Đến ngày 16/8/2017, còn lại 3 hộ gia đình chưa chấp hành; đến ngày 15/9/2017 còn 2 hộ gia đình chưa chấp hành. Tổng số 181 hộ bị ảnh hưởng GPMB đến nay đã có 179 hộ chấp hành, đạt tỷ lệ 98,9%, còn hai hộ cố tình không chấp hành chiếm tỷ lệ 1,1%.
Những hộ dân cuối cùng chưa chịu di dời sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất, GPMB
Hai hộ dân chưa chịu chấp hành GPMB với nhiều lý do như: Đòi hỏi được hưởng quyền lợi ngoài chính sách quy định của Nhà nước, yêu cầu thỏa thuận mức bồi thường… Ngày 15/8/2017, UBND thành phố Ninh Bình đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 2 hộ dân nói trên. Theo đó, hai hộ dân này sẽ được cưỡng chế thu hồi đất vào ngày 26/9 tới đây.
Tại cuộc họp, các phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí Trung ương tại Ninh Bình đã đặt ra nhiều câu hỏi có liên quan đến dự án như: Không có Đại lễ kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt thì dự án có được đẩy nhanh tiến độ? Sau khi cưỡng chế, thu hồi đất, GPMB xong dự án đến khi nào sẽ hoàn thành và được vào sử dụng? Việc đền bù cho các hộ dân có thực hiện đúng theo quy định hay chưa?…
Các câu hỏi nêu trên đều được ông Đinh Văn Thứ, Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình giải đáp.
Phóng viên Dân trí đặt câu hỏi: Sau nhiều năm xây dựng, dự án bị bỏ hoang đến nay có bị đội vốn, tổng mức đầu tư dự án hiện nay là bao nhiêu, ngân sách nhà nước đã giải ngân bao nhiêu vốn, số vốn đã đầu tư là biêu nhiêu?
Câu hỏi này ông Đinh Văn Thứ không trả lời và hẹn sẽ chuẩn bị trả lời phóng viên vào dịp khác.
Thành phố Ninh Bình di dời, giải tỏa các hộ dân để thi công dự án quảng trường và tượng đài hơn 1.500 tỷ đồng
Trong cuộc họp, người đứng đầu thành phố Ninh Bình cho biết thêm, từ khi UBND thành phố tiếp nhận dự án gặp phải nhiều khó khăn, trong đó lớn nhất là khó khăn về nguồn vốn và công tác GPMB. Vì thế, việc hoàn thành dự án đúng theo tiến độ đề ra là rất khó khăn.
Thành phố Ninh Bình sẽ cố gắng để sớm hoàn thành dự án để hoàn thành mục tiêu xây dựng trung tâm văn hóa cộng đồng quy mô lớn, đáp ứng các hoạt động văn hóa của tỉnh Ninh Bình; góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của Ninh Bình nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Theo Dân Trí
Du thuyền 2 triệu đô hoạt động trái phép trên sông Lam
Một du thuyền có giá 2 triệu USD vừa được rầm rộ khai trương, đưa vào khai thác du lịch trên sông Lam cho dù chưa được các cơ quan chức năng cấp phép hoạt động.
Ngày 1/9, tại bến đò ngang thôn Hồng Nhất (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân), UBND huyện Nghi Xuân và công ty Cổ phần Song Ngư Sơn - Giang Đình rầm rộ tổ chức lễ khai trương tuyến du lịch, du thuyền "Giang Đình cổ độ" trên sông Lam. Đây là một hạng mục trong chuỗi dự án phát triển thương mại - dịch vụ của công ty này.
Chưa có giấy phép nhưng chiếc du thuyền đã chính thức hoạt động hơn 2 tuần nay (Ảnh Fb: Du Thuyền Giang Đình Cổ Độ)
Du thuyền trên có sức chứa lên tới 400 người, với hành trình xuôi ra Cửa Lò, đảo Lan Châu hay qua đền Chợ Củi rồi ngược lên đền Cước.
Rầm rộ khai trương, hoạt động tập nập hơn 2 tuần nay nhưng theo Sở GTVT Hà Tĩnh, du thuyền trên vẫn chưa được cấp các loại giấy phép bắt buộc.
Nguồn tin cho hay, du thuyền "Giang Đình cổ độ" chỉ mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa ngày 23/6, còn giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải thì du thuyền này vẫn chưa có.
Chiếc du thuyền hoạt động cả ngày lẫn đêm (Ảnh Fb: Du Thuyền Giang Đình Cổ Độ)
Về luồng, tuyến hoạt động đường thủy, bến đậu, đại diện Sở GTVT cũng cho biết, tàu Giang Đình cổ độ cũng chưa được cấp phép.
Bên cạnh đó, để đi vào hoạt động kinh doanh vận tải phải đảm các điều kiện, tiêu chuẩn an toàn đường thủy, phòng chống cháy nổ, nhất là giấy phép hoạt động, giấy phép khai thác luồng, tuyến, bến đi, bến đến... nhưng đến nay du thuyền trên vẫn chưa có loại giấy phép nào.
"Sông Lam có độ dốc rất lớn, mực nước thủy triều của sông lúc triều cường và triều kiệt là 3,1m nên việc vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên sông Lam tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Nếu du thuyền có sức chứa lớn như vậy xảy ra sự cố gì thì sẽ là một thảm họa" - vị CSGT nhận định.
Theo Dân Trí
Lần đầu ông Đoàn Ngọc Hải phải trả lại vật dụng thu sai quy định Xác định cấp dưới tịch thu thang dẫn bằng sắt của người dân sai quy định, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Quận 1 (TPHCM) đứng ra giải quyết, yêu cầu trả lại vật dụng cho người dân. Chiều 20/9, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND Quận 1 cùng đoàn liên ngành tiếp tục xuống đường chấn...