Cưỡng chế khu đất của quan Thượng thư triều Nguyễn
Chiều ngày 12-9, UBND TP Huế tổ chức họp báo thông báo kết quả tổ chức cưỡng chế thu hồi khu nhà, đất (diện tích 2.114m) tại số 62 Nguyễn Huệ mà ông bà Nguyễn Sinh và Lê Thị Hoài Phương (đều trú tại TP Huế) hơn 23 năm khiếu nại đòi quyền sở hữu
UBND TP Huế cho rằng, khu nhà, đất nói trên trước đây thuộc sở hữu của ông Nguyễn Hữu Bài (quan Thượng thư Bộ Lại triều Nguyễn). Ông Bài qua đời, các đồng thừa kế là Nguyễn Hữu Thị Dương, Nguyễn Hữu Thị Tài và Nguyễn Hữu Thị Tú tiếp tục sử dụng.
Đến năm 1972, các đồng thừa kế đã lập văn tự nhà đất giao cho ông Đỗ Chính Thống quản lý sử dụng để cho thuê, thu hoa lợi.
Năm 1975, khu nhà, đất trên bỏ hoang nên chính quyền cách mạng tiếp quản, quản lý và giao cho một số đơn vị nhà nước quản lý, sử dụng.
Buổi họp báo được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức. Ảnh: NGUYỄN DO.
Đến năm 1993, Sở Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Bình Trị Thiên tiến hành xây dựng công trình trên lô đất trên thì ông Nguyễn Sinh bắt đầu khiếu nại xin đòi lại đất do được bà Nguyễn Hữu Thị Tài ủy quyền.
Ngày 8-6-1996, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ra quyết định (số 1915/QĐ-UBND) giải quyết khiếu nại, không công nhận việc khiếu nại đòi lại khu nhà đất nói trên vì không có cơ sở giải quyết. Gia đình ông Sinh đã khiếu nại lên nhiều cấp.
Video đang HOT
Khu đất bị cưỡng chế. Ảnh: NGUYỄN DO.
Ngày 9-8-2013, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo (số 235/TB-UBND), kể từ ngày 15-8-2013, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chấm dứt giải quyết khiếu nại đối với gia đình ông Nguyễn Sinh.
Xét thấy điều kiện hoàn cảnh thực tế gia đình ông Sinh khó khăn về nơi ở cho 10 thành viên trong gia đình, nên UBND TP. Huế xin ý kiến của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế để hỗ trợ gia đình ông Sinh một lô đất tại khu quy hoạch Bầu Vá – Phường Đúc (TP Huế) với diện tích 175 m2 để làm nhà ở và ổn định cuộc sống. Nhưng gia đình ông Sinh không chấp nhận.
Theo báo cáo tại buổi họp báo, lần cưỡng chế vào sáng 12-9, ông Sinh không có mặt tại nhà, các thành viên khác trong gia đình có dấu hiện không chấp hành, nhưng đã được lực lượng cưỡng chế đưa về trụ sở UBND P.Vĩnh Ninh để công tác cưỡng chế diễn ra an toàn.
Được biết, khu đất được thu hồi để quy hoạch xây dựng trường mầm non.
Theo Nguyễn Do ( Pháp Luật TPHCM)
Lần đầu tiên sau 70 năm, kim ấn triều Nguyễn trở về cố đô
Chiếc kim ấn bằng vàng nặng gần 9kg cùng sách vàng đã trở về lại hoàng cung Huế sau hơn 70 từ ngày vua Bảo Đại thoái vị.
Ngày 23/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã trưng bày chiếc kim ấn nặng gần 9kg được đúc bằng vàng ròng nguyên khối, dưới thời vua Minh Mạng (1927). Chiếc ấn được nhà vua dùng đóng trên các văn bản để khuyến cáo dân chúng hoặc bằng khen tặng các nhân vật hiếu nghĩa (con cái có hiếu với cha mẹ) và những người tiết nghĩa.
Chiếc kim ấn (hay còn gọi là kim bảo tỷ) nặng gần 9kg, chế tác bằng vàng dưới thời vua Minh Mạng (1927) được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Đắc Đức.
Triển lãm còn trưng bày kim sách triều Nguyễn vốn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được chế tác bằng vàng hoặc bạc, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu, hoặc ghi công phong tước và dâng, ban tôn hiệu cho hoàng thân, quốc thích... Lời sách do đích thân hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ấn tín và sách vàng được đưa ra khỏi hoàng cung Huế. "Sau hơn 70 năm, số bảo vật vô giá này mới được đưa về lại Huế để trưng bày, phục vụ khách tham quan. Đây được xem là bước khởi động cho một cuộc trưng bày Bảo vật hoàng cung sẽ tổ chức vào tháng 9 năm nay", ông Trung nói và cho hay xung quanh những kim ấn, sách vàng, có nhiều câu chuyện đặc biệt về hoàng cung triều Nguyễn xưa.
Những cuốn kim sách được biên soạn dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng. Ảnh: Đắc Đức.
Theo ông Trung, năm 1961, một cuộc triển lãm giới thiệu về sự xa xỉ của chế độ phong kiến xưa đã được tổ chức. Tại đây, một chiếc ấn của Nam Phương hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại) đã bị kẻ gian đánh cắp rồi mang bán. Hai năm sau, kẻ này bị bắt và bị bỏ tù.
Năm 2010, tại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, lần đầu tiên bộ hiện vật bằng vàng này được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mang ra trưng bày. Năm 1945, chính quyền cách mạng phát động chương trình tuần lễ vàng. Bấy giờ, ông Nguyễn Lân giữ vai trò là phó chủ tịch hội đã nêu ra ý kiến của nhiều người đứng ra phát động tuần lễ với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, nên mang số vàng đã tiếp quản từ triều đình nhà Nguyễn nung chảy để làm ngân lượng quốc gia, phục vụ cho kháng chiến.
Nhiều nhà nguyên cứu và du khách quốc tế đã đến chiêm ngưỡng những báu vật bằng vàng. Ảnh: Đắc Đức.
Bấy giờ, Bác Hồ không đồng ý và bảo: "Nếu sau này có một ngày đất nước ta thống nhất thì chúng ta lấy bằng chứng gì để khẳng định nước ta đã có lịch sử ngàn năm văn hiến", ông Hải Trung kể và cho hay nhờ quyết định đó mà giờ đây số ấn tín, sách vàng của Việt Nam đang lưu giữ hầu như là độc bản.
Chăm chú vào chiếc ấn tín và sách vàng, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Đắc Xuân cho rằng, việc đưa ấn tín và sách vàng trở về lại cố cung là một điều đáng quý. "Thông qua nội dung của kim sách, kim ấn có thể chứng minh được nét văn hóa, bề dày lịch sử cũng như văn hiến hàng nghìn năm của dân tộc", ông Xuân chia sẻ và bày tỏ sự ngưỡng mộ bởi tài hoa của những nghệ nhân đã chế tác ra những báu vật vô giá bằng vàng.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ 25 chiếc ấn bằng vàng; 7 chiếc ấn bạc mạ vàng và 12 chiếc ấn bạc của các bậc Hoàng đế triều Nguyễn. Bên cạnh đó, có 8 chiếc ấn vàng; 16 chiếc ấn bạc mạ vàng và 3 chiếc ấn bạc của các bậc vương hậu cùng 94 cuốn kim sách thuộc nhiều đời vua.
Đắc Đức
Theo VNE
Tận mục báu vật truyền ngôi 300 tuổi của triều Nguyễn Bảo ấn Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo từng lưu lạc sang Thái Lan, sau này được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn. Được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lời khai nhóm 'Lợn rừng' bảo kê xây dựng ở Hà Nội

Liên tiếp mất cắp dây điện chiếu sáng tại Kon Tum, thiệt hại gần 2,9 tỷ đồng

Triệt phá nhóm "Lợn rừng" bảo kê xây dựng ở Hà Nội

"Bỗng nhiên" thành... Giám đốc!

Tăng cường phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật lứa tuổi thanh, thiếu niên

Quán bar - điểm tụ tập của người nghiện ma túy (bài 2)

Củng cố hồ sơ, xử lý vụ tụ tập, đua xe trái phép ở khu vực bãi Dê

Cảnh giác thủ đoạn cầm cố điện thoại kèm hóa đơn giả

"Tóm" nữ lừa đảo với chiêu đặt mua hoa sinh nhật bằng tiền thật

Mâu thuẫn khi lùi ô tô, 3 người bị chém trọng thương

Bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Yên Mỹ

Gần 80 thanh niên lợi dụng săn mây để quậy
Có thể bạn quan tâm

Park Bo Gum, IU bị sử dụng trái phép hình ảnh ở Trung Quốc
Hậu trường phim
15:34:33 15/04/2025
Vì sao tín đồ kinh dị giật gân không nên bỏ lỡ 'Buổi hẹn hò kinh hoàng'?
Phim âu mỹ
15:27:05 15/04/2025
Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador
Thế giới
15:25:53 15/04/2025
Mẹ biển - Tập 22: Đại trở về, cố tình tránh mặt kẻ thù
Phim việt
15:16:39 15/04/2025
Xếp hạng 7 laptop chơi game tốt nhất đầu năm 2025
Đồ 2-tek
15:09:09 15/04/2025
Nữ chiến thần đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc càng ngắm càng ưng, tạo hình đẹp mỹ mãn
Phim châu á
15:06:28 15/04/2025
Một thời khiến cả châu Á mê đắm, hai biểu tượng nhan sắc Hong Kong giờ ra sao?
Sao châu á
14:53:50 15/04/2025
Vô tình nghe được người giúp việc nói chuyện với con gái, mẹ bỉm rụng rời chân tay, bàng hoàng không nói nên lời
Netizen
14:53:11 15/04/2025
Bạn gái gia thế "trâm anh thế phiệt" của Vũ Văn Thanh: Từng tự ti vì nặng 70kg, giờ lột xác "thắt đáy lưng ong"
Sao thể thao
14:39:41 15/04/2025
Cô gái sống trong căn phòng nhỏ như cái tủ ở Hàn Quốc
Lạ vui
14:25:30 15/04/2025