Cuốn sổ tiết kiệm 11 tỉ đến phút hấp hối chồng tôi mới chịu nói
Nhân viên ngân hàng đã khẳng định, chồng tôi có một sổ tiết kiệm mấy năm qua ở đây. Số tiền trong sổ tiết kiệm ấy có con số 11 tỉ đồng.
Ngày hôm nay, sau những ngày làm các loại giấy tờ như thẻ tiết kiệm của người chồng đã mất của tôi, giấy chứng tử, chứng minh nhân dân…, tôi đã rút được sổ tiết kiệm bí mật của chồng. Số tiền trong cuốn sổ quá nhiều khiến tôi quá sốc và cảm động. Thì ra chồng tôi đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn luôn lo lắng cho mẹ con tôi không nguôi. Dường như anh vẫn mong mẹ con tôi được sống sung sướng như lời anh đã hứa với tôi suốt 12 năm qua.
Các bạn ạ! Chồng tôi vừa mới mất chỉ được 4 tháng nay. 4 tháng qua, tôi buồn vì mất đi một người chồng yêu thương bên cạnh. Song tôi cũng mừng vì anh đã ra đi sớm để đỡ phải chịu những cơn đau đớn do ung thư vòm họng hành hạ.
Tôi cùng chồng kết hôn đến nay đã 12 năm. Chúng tôi có với nhau 1 con trai năm nay lên 10 tuổi. Tôi là giáo viên dạy ngoại ngữ một trường cấp 2 trên địa bàn thành phố. Còn chồng tôi là giám đốc một công ty xây dựng lớn. Công việc của anh bận rộn tối ngày và thường phải đi công tác các tỉnh đột xuất nên tôi ít khi chăm lo được cho anh đàng hoàng. Song anh vẫn luôn chăm sóc và quan tâm cho 2 mẹ con tôi.
Ngày nhận tin chồng bị ung thư, tôi cũng sốc mà anh cũng sốc. Nhưng anh khá lạc quan và chọn con đường chiến đấu với bệnh tật (Ảnh minh họa)
Từ khi lấy chồng, dù vợ chồng lập nghiệp bằng 2 bàn tay trắng nhưng nhờ chồng tôi luôn phấn đấu không ngừng nên sau 4 năm kết hôn, chúng tôi đã có nhà cao cửa rộng và một cuộc sống sung túc đủ đầy. Anh đã luôn giữ đúng lời hứa trước khi kết hôn và khi chúng tôi bắt đầu có con. Khi ấy anh bảo: “Anh sẽ không bao giờ để em khổ cả về vật chất lẫn tinh thần”. Và trong suốt 12 năm hôn nhân ấy, anh đã làm được điều này.
3 năm trước, khi cuộc sống của vợ chồng tôi đang hạnh phúc thì chồng tôi bị viêm họng mãn tính. Bao nhiêu lần thăm khám và uống thuốc thang, song bệnh của chồng tôi vẫn chẳng hề được tiến triển. Chỉ sau 1 năm bị viêm họng mãn, anh đã chuyển sang ung thư vòm họng.
Video đang HOT
Ngày nhận tin chồng bị ung thư, tôi cũng sốc mà anh cũng sốc. Tôi đã bỏ việc để theo anh qua bao đợt điều trị theo Tây y rồi Đông y nhưng bệnh vẫn chẳng có chuyển biến tốt. Cứ thế, chồng tôi cứ từng ngày giành giật với sự sống. Vì có tôi ở bên, nên anh cũng khá lạc quan và chọn con đường chiến đấu với bệnh tật.
Bao lần tôi đã rớt nước mắt khi nhìn chồng không thể ăn uống như lúc bình thường. Những lúc ấy, tôi phải giúp chồng ăn ba lần mỗi ngày bằng ống dẫn thức ăn. Nhiều lần tôi cầu nguyện, giá như ông trời có thể lấy đi nhiều năm tuổi thọ và sức khỏe của tôi để đổi lại cho anh khỏe mạnh thì tôi cũng chấp nhận. Hoặc có thể lấy đi mạng sống này, tôi cũng vui vẻ bằng lòng.
Song cuộc đời luôn trớ trêu, người chồng, người cha tốt của mẹ con tôi vẫn phải đối mặt với những ngày bệnh ở giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, bệnh ung thư vòm họng của chồng tôi đã di căn ở mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác. Khi đã di căn, chồng tôi càng phải chịu những đau đớn về thể xác hơn.
Biết bệnh đã di căn không thể cứu chữa, biết sẽ không thể qua khỏi căn bệnh quái ác này, một ngày chồng tôi nằng nặc đòi bác sĩ cho xuất viện về nhà. Sau khi về nhà, được nằm trên chiếc giường thân thuộc, trong căn nhà thân yêu của mình đúng 3 hôm thì chồng tôi qua đời.
Lúc sắp mất, anh vẫn vô cùng tỉnh táo. Anh nắm chặt lấy tay tôi rồi ra hiệu đưa cho anh mẩu giấy trắng (Ảnh minh họa)
Lúc sắp mất, anh vẫn vô cùng tỉnh táo. Anh nắm chặt lấy tay tôi rồi ra hiệu đưa cho anh mẩu giấy trắng. Trên mẩu giấy này, anh run run viết số tài khoản sổ tiết kiệm đang gửi ở một chi nhánh ngân hàng. Rồi anh nhìn mẹ con tôi lần cuối như sắp có những phút giây từ biệt để ra đi mãi mãi.
Mất đi người chồng 12 năm sát cánh bên nhau, tôi như mất đi chính bản thân mình. Nhưng nhìn đứa con thơ mới lên 10, tôi lại nhủ phải đứng lên. Tôi không thể để con đã mất ba rồi lại tiếp tục bị mất mẹ dù nỗi đau trong tôi chưa thể nguôi ngoai được.
3 tháng sau ngày chồng mất, tôi ra chi nhánh ngân hàng và hỏi về sổ tiết kiệm của anh đang đứng tên. Nhân viên ngân hàng đã khẳng định, chồng tôi có một sổ tiết kiệm mấy năm qua ở đây. Số tiền trong sổ tiết kiệm ấy có con số 11 tỉ đồng. Sau đó, biết chồng tôi mất, họ đã hướng dẫn tôi làm những thủ tục cần thiết để có thể rút được tiền tiết kiệm từ quyển sổ này.
Thực sự, khi thấy sổ tiết kiệm của chồng có số tiền lớn như vậy để lại cho mẹ con tôi, tôi càng thương và hổ thẹn với chồng hơn. Bao năm anh làm lụng vất vả, tôi rất ít khi chăm sóc được chu đáo cho anh (ngoại trừ lúc anh bị bệnh) vì bận công việc, bận con nhỏ. Thế mà anh vẫn biết lo lắng cho vợ cho con đến tận lúc mất. Tôi phải làm sao để xứng đáng với tấm lòng của chồng? Tôi phải làm sao với số tiền quá lớn anh để lại trong cuốn sổ tiết kiệm đến phút chót mới nói đây?
Theo TTVN
Gửi tiết kiệm một chỉ, nhận lại... 20.000 đồng
- Gửi tiết kiệm từ năm 1983 với số tiền tương đương một chỉ vàng, sau hơn 30 năm gia đình chủ sổ chỉ có thể nhận được hơn 20.000 đồng.
Ngày 27-9-1983, ông Nguyễn Vinh Rượu (ngụ đội 1, HTX Hòa Quý, Hòa Vang) có đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh huyện Hòa Vang gửi 90 đồng vào quỹ tiết kiệm. Tại bàn 19, ông Rượu được hướng dẫn gửi theo dạng tiết kiệm không kỳ hạn. Từ năm 1983 đến năm 1988, số tiền lãi vẫn được tính đều đặn. Tính đến tháng 11-1988, ông Rượu có 266 đồng trong quỹ tiết kiệm.
Gia sản bị bỏ quên
Bà Nguyễn Thị Thạnh, con gái ông Rượu, cho biết: "Hồi đó gia đình tôi cũng nghèo khó nên làm gì có tiền gửi tiết kiệm. Số tiền này là tiền chính sách, hỗ trợ các gia đình thân nhân liệt sĩ vì gia đình tôi có ba liệt sĩ. Cha tôi không biết chữ, lúc đi gửi cũng không nói với ai nên gia đình không hay biết".
Năm 2001, ông Rượu qua đời. Mãi tới gần đây, khi lục tìm trong đống giấy tờ của người cha quá cố, người nhà của ông mới phát hiện quyển sổ tiết kiệm. "Khi cầm quyển sổ, thấy không có dấu đỏ gì nên tôi cũng sợ là sổ giả. Rồi nghĩ chắc ngân hàng này giờ đã giải thể nên gia đình cũng không đi hỏi. Nhưng càng để lâu càng thắc mắc nên giờ tôi mang sổ đến ngân hàng nhằm tìm hiểu cho rõ chứ cũng không hy vọng nhận được tiền" - bà Thạnh cho biết.
Cũng theo bà Thạnh, vào thời điểm đó số tiền này có giá trị rất lớn. Với 266 đồng có thể mua hơn một chỉ vàng hoặc nhiều tài sản có giá trị khác. "Nếu biết có quyển sổ này thì gia đình tôi đã đi rút từ lâu chứ không phải để lâu như vậy. Số tiền này trước đây là cả một gia sản chứ đâu ít" - bà nói.
Sổ tiết kiệm của gia đình bà Thạnh giờ chỉ còn giá trị làm "kỷ niệm". Ảnh: T.TÀI
Tiền nhận được không đủ cuốc xe ôm
Sáng 31-3, bà Thạnh mang quyển sổ tiết kiệm đến Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng (trụ sở trên đường Lê Duẩn) để nhờ tư vấn. Tại đây, bà được các nhân viên hướng dẫn sang Ngân hàng VietinBank (đường Nguyễn Văn Linh) giải quyết. Sau khi kiểm tra quyển sổ, nhân viên VietinBank xác định đây là sổ tiết kiệm thật và sẽ tiến hành tất toán cho khách hàng. Tuy nhiên, do còn vướng mắc về hàng thừa kế và phương án xử lý quyển sổ nên nhân viên ngân hàng đi phôtô, giữ lại một bản. "Họ nói với tôi là cứ về nhà rồi mấy ngày sau sẽ liên lạc, mời đến rút tiền. Theo ước tính của các nhân viên thì tôi sẽ được nhận hơn 20.000 đồng" - bà Thạnh kể.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng, cho biết thời gian qua cũng có một số người đưa sổ tiết kiệm "tuổi đời" 20-30 năm đến rút tiền và ngân hàng vẫn giải quyết cho khách hàng bình thường. "Phần lớn số tiền trong các sổ tiết kiệm rất nhỏ, qua lần đổi tiền lại càng nhỏ hơn. Ngân hàng Nhà nước đã dồn toàn bộ số tiền này qua một tài khoản riêng để giải quyết khi khách hàng đến nhận tiền" - ông Minh cho biết.
Chúng tôi đặt câu hỏi: Có hợp lý không khi vào thời điểm mở sổ, số tiền người dân gửi có giá trị khá lớn nhưng tới giờ nhận cả lãi lẫn gốc không đủ một cuốc xe ôm. Ông Minh cho rằng đây không phải là Nhà nước o ép người dân mà là do giá trị đồng tiền bị sụt giảm. Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn rất rõ ràng về việc chi trả này.
TẤN TÀI
Theo_PLO
Phát hiện chồng đã có con riêng nhờ... quyển sổ tiết kiệm Chủ sổ là tên chồng tôi, nhưng trong đó lại có kèm một giấy ủy quyền do chính tay chồng tôi viết, có dấu chứng nhận của chính quyền mang nội dung quyển sổ này được chồng tôi thỏa thuận giao lại cho một người đàn bà có cái tên xa lạ mà tôi chưa từng nghe tới, để chị ta có trách...