Cuốn sổ ghi chép và những bí ẩn về hang động ‘cá thần’
Theo dòng nước ra ngoài không phải là cá, mà là những đàn rắn lạ. Loài rắn này rất hiền, không cắn người. Dân làng cúng tế lớn lắm, đàn rắn mới đi hết.
Theo ghi chép của cụ Phạm Minh Đức, 83 tuổi, người làng Lương Ngọc (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), thì suối “ cá thần” xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI.
Chuyện rằng, vào một ngày nọ, trời bỗng mưa to gió lớn, tạo thành một trận lụt. Khi nước rút, những đàn cá gặp môi trường sinh sống thuận lợi đã ở lại trong hang động dưới chân núi Trường Sinh, không theo dòng nước đi xa nữa.
Du khách xem “suối cá thần” rất đông.
Ngày nay, trong hang động nằm sâu trong lòng núi có hàng trăm, hàng nghìn con cá lớn bé, có con nặng tới 10kg. Ban ngày chúng ra suối nô đùa với khách du lịch, ban đêm bơi vào hang trú ẩn. Những ngày đẹp trời cá ra nhiều tạo thành một dòng suối ngập cá.
Theo các nhà ngư học, đàn cá hàng trăm ngàn con trong suối gồm nhiều loài, nhưng chủ yếu là cá dốc, thân hình giống cá trắm, mồm giống cá trôi, vây đuôi giống cá chép, mình nhiều hoa văn, màu sắc. Loài này thuộc bộ cá chép, nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Người dân nơi đây thường truyền tai nhau câu thơ diễn tả vẻ đẹp của loài “cá thần”: “Hang sâu sắc cá bừng hang lửa/ Mỗi chiếc vây in hình mặt trời”.
Điều lạ kỳ là, vào ngày 5/5 và 30 Tết, bà con sống trong thôn cho gạo nếp vào thùng mang xuống suối ngâm, cá chỉ bơi lội xung quanh mà không dám ăn. Chỉ những hạt rơi vãi ra ngoài chúng mới ăn.
Theo các cụ cao niên trong làng, do tác động của địa chấn, nên cửa hang, nơi ra vào của đàn cá đã bị thu hẹp lại, giờ chỉ còn những con cá nhỏ chui qua được.
Sâu trong động núi có độc đạo dẫn tới một khu vực hang động rộng mênh mông. Muốn vào được bên trong phải lên lưng chừng núi, vào động Cây Đăng, nơi có những nhũ đá với đủ loại màu sắc. Lối đi vào hang động, nơi có hàng trăm ngàn con cá sinh sống đã bị bịt lại vì đường xuống quá nguy hiểm.
Đường xuống hang động trong lòng núi, nơi loài “cá thần” trú ngụ.
Theo ông Phạm Minh Đức và một số người trong thôn, ngày xưa, nơi đây du lịch chưa phát triển, người dân trong làng vẫn thường xuyên xuống hang đãi vàng.
Ông Đức kể, ngày thanh niên, ông đã từng xuống hang. Đường xuống hang rất nguy hiểm. Muốn vào bên trong, chỉ có cách là nằm xuống bò vào bên trong. Đến một cái vực, người to khỏe giữ chặt dây thừng cho người khác bám tụt xuống khu vực rộng đến cả sào ruộng với nhiều nhũ đá đẹp kỳ lạ những khe nước trong xanh tinh khiết.
Thạch nhũ trong động.
Ngày động cá chưa bị bịt lại, ông Đức thường xuyên xuống rất sâu. Dưới đó, nghe rõ tiếng thác nước chảy rất mạnh, nhưng lại không nhìn thấy. Từ ngách hang sâu đùn lên một dòng nước, cung cấp nước cho đàn cá sinh sống và bà con nơi đây sinh hoạt, cày cấy hàng năm.
Video đang HOT
Theo cuốn “Tản mạn văn hóa xứ Thanh”, năm 1949, địa phương đã cử người đổ dầu hỏa xuống nhiều con nước đầu nguồn rồi canh gác ở cửa hang mấy ngày nhưng không hề thấy dấu tích của dầu hỏa đâu. Sau đó, nhân dân đã thay dầu hỏa bằng vỏ trấu nhưng kết quả cũng tương tự, không thấy vỏ trấu chảy ra suối cá. Có lẽ, nước ở “suối cá thần” không phải từ thượng nguồn, mà đùn lên từ lòng đất.
“Cá thần” chui từ trong động ra qua khe hẹp này.
Theo cuốn sách mà ông Phạm Minh Đức ghi lại, ngày xưa, có hai vợ chồng dân tộc Mường, quê ở Hòa Bình, ông Quách Văn Hai và bà Bùi Thị Út, vào gần khu vực suối cá kiếm kế sinh nhai, thấy có dòng suối trong mát, hàng ngày có đàn cá hiền lành không sợ người. Hai vợ chồng nghĩ đây là điềm lành nên lập miếu thờ mong sao cho dòng nước không bị cạn và thần cá phù hộ cho mùa màng tươi tốt, đời sống no ấm.
Sau khi lập miếu, mùa màng trở nên tươi tốt, một số người nơi khác cũng di cư về đây chung sống và đặt tên là làng Lương Ngọc.
Cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng, làng Lương Ngọc lại tổ chức lễ hội Khai Hạ để cảm ơn trời đất, thần núi, thần cá đã phù hộ cho dân làng.
Theo một số cụ cao niên trong làng, trước đây, dưới suối xuất hiện một con cá rất lạ, có hai vành vàng bên mang rất đẹp, nặng chừng 6 đến 7kg. Mọi người gọi nó là cá chúa. Cá chúa chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi biến mất. Từ đó đến nay không thấy con nào như vậy nữa.
Loài cá lạ nhiều màu sắc.
Chuyện ngôi miếu bên suối cá thần cũng kỳ lạ. Ba lần dân làng xây dựng, thì cả ba lần, trước khi khánh thành, đều xuất hiện giông tố, mưa lốc, khiến miếu chỉ còn là đống đổ nát. Năm 1958, trận giông tố kèm theo lở đá, khiến đất đá và cây quân cổ thụ lao xuống đè bẹp miếu.
Sau sự cố đó, nhân dân làng Lương Ngọc đã xây dựng lại một ngôi miếu lớn hơn, bằng đá khối rất vững chãi, không gió lốc nào phá nổi.
Ông Đức kể, năm cây quân cổ thụ đổ vào ngôi miếu, thời tiết hạn hán kéo dài. Để tìm nguồn nước, nhân dân đã đào cửa hang rộng hơn, thì thấy hai khẩu súng (người Mường gọi là “trọ”), là vật thầy mo dùng để cúng tế. Trọ rất nặng, có mầu đen, mài vào đá thì thành màu vàng, sau một lúc lại chuyển về màu đen như cũ.
Theo cuốn sách do ông Phạm Minh Đức ghi, vào những năm 50 thế kỷ trước, gần hai năm liên tục nước suối tự nhiên chảy rất mạnh. Theo dòng nước ra ngoài không phải là cá, mà là những đàn rắn lạ. Loài rắn này rất hiền, không cắn người. Dân làng cúng tế lớn lắm, đàn rắn mới đi hết.
Còn rất nhiều câu chuyện bí ẩn, linh thiêng nữa, liên quan đến suối cá thần, hang động trong núi Ngọc Linh, mà ông Đức đã và đang ghi chép.
Vẻ đẹp và sự linh thiêng của “suối cá thần” đã gắn liền với người dân Lương Ngọc. Họ coi đây là tài sản chung và ngày đêm bảo vệ. Không ai dám bắt cá ăn. Nếu một con cá nào lỡ lạc đường bơi ra đồng, sẽ được bà con nâng niu đem về suối để thả.
Theo Zung
Kì vĩ hang động Sơn Đoòng
"Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận." - Đó là những dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới trên tạp chí nổi tiếng National Geographic.
Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Nó là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam và gần biến giới Lào.
Ngày 22/4/2009, khi công bố về hang động lớn nhất thế giới này, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cho biết hang có chiều rộng 200m, cao hơn 150m, dài ít nhất 6,5km. Hang có thể còn dài hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu.
Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100m, rộng 90m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Hang động này do Hồ Khanh, người dân địa phương tìm ra và hướng dẫn đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tìm tới, và chính ông cũng đã đặt tên cho hang động này.
Trong lần khám phá lại gần đây nhất, các nhà khoa học xác nhận: Sơn Đoòng dài ít nhất 8,5 km, cao 200m, có nơi có thể lên đến 250 m. "Trong vòm hang cao 200m, quang cảnh cực kỳ tráng lệ. Với những hình ảnh về vườn địa đàng trong lòng hang, bức tường thạch nhũ khổng lồ hay bộ sưu tập "ngọc trai" hàng vạn năm tuổi, người xem đã phải sửng sốt với sự kì vĩ đến khó tin của hang Sơn Đoòng.
Cách duy nhất để vào hệ thống hang động là đu dây từ từ vách hang Loọng Con, cao khoảng 70m
Dòng "thác" ánh sáng dội từ trên bề mặt xuống, để lộ những cột thạch nhũ dẹt và nhẵn thín, với nhiều hình thù lạ mắt trong lòng hang Loọng Con. Các nhà thám hiểm đã gọi đây là Vườn xương rồng
Hơi nước bốc lên làm không khí mát lạnh và tạo nên cả mây bên trong hang Loọng Con
Một chiếc cột khổng lồ trong hang Kén, một trong 20 hang mới được phát hiện vào năm 2009 tại Việt Nam
Mùa khô, từ tháng 11-4, là khoảng thời gian an toàn để khám phá hang Kén, với những ao nước nông. Nhưng vào mùa mưa, dòng sông ngầm dâng lên, nhấn chìm mọi lối đi
Đoạn hang có bề rộng khoảng 92m, với vòm rộng gần 244m này trong Sơn Đoòng có thể chứa được cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York, Mỹ
Một đoạn mái của hang Sơn Đoòng bị sập nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho ánh sáng ùa vào, cây cối xum xuê phát triển, tạo nên một cánh rừng kỳ vĩ giữa lòng hang. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nơi đây là Vườn địa đàng
Sương mù quét qua Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi đã "cất giấu" một trong những hệ thống hang động lớn nhất châu Á. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta từ miền bắc vào đã trú ẩn trong những hang này để tránh các cuộc không kích của Mỹ. Những hố bom ngày ấy giờ đây trở thành hồ cá
Đoàn thám hiểm thâm nhập Hang Én dưới lòng đất, một hang được sông Rào Thương tạo ra. Vào mùa khô, sông thu hẹp thành những ao nhỏ, nhưng vào mùa mưa, nước có thể dâng cao hàng chục mét
Khoảng không gian thu hẹp giữa hang Én. Các nhà thám hiểm đứng bên dưới mái hang đầy vỏ sò tích tụ sau nhiều năm ngập nước
Những dải thạch nhũ gần cửa hang Én, được ví như thác nước hóa đá, có màu xanh của rêu và tảo
Lối vào hang Sơn Đoòng: "Mặc dù đây là những hang động vô cùng lớn, nhưng chúng gần như vô hình cho đến khi bạn ở ngay trước chúng", một nhà thám hiểm nhận xét. Các thợ săn đã phát hiện ra chúng khi thấy gió hắt lên từ những cửa hang dưới lòng đất
Nơi nào có nắng gió chiếu vào là nơi đó có màu xanh của sự sống sinh sôi trong hang Sơn Đoòng, một thế giới hoàn toàn khác với sự trần trụi, tối đen như mực thường thấy ở hầu hết các hang động khác
Qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành những "viên ngọc trai" quý hiếm. "Bộ sưu tập ngọc trai" vô giá này nằm gần Vườn địa đàng trong hang Sơn Đoòng
Còn đây là những rẻ xương sườn - tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ của thiên nhiên trong Sơn Đoòng
Giống như tòa lâu đài trên một khu đồi nhỏ, tác phẩm đá này rực sáng dưới bầu trời trong hang Sơn Đoòng
Thách thức lớn nhất đối với đoàn thám hiểm là tìm cách vượt qua bức vách được mệnh danh là Vạn lý trường thành Việt Nam. Đây là một vách nhũ đá khổng lồ cao khoảng 70m nhô ra ở độ sâu hơn 6km dưới lòng hang Sơn Đoòng
Một khi đã qua được bức tường, đoàn thám hiểm phát hiện ra đây là lối thứ hai vào hang
Thác nước trong hang Sơn Đoòng được phát hiện qua một "miệng hố tử thần"
Theo Dân Trí
Phong Nha - Kẻ Bàng ngày càng xấu đi Lịch sử phát triển trên 500 triệu năm, sự đa dạng của cảnh quan địa hình kart trên mặt cùng hệ thống hang động ngầm vĩ đại và đa dạng sinh học là giá trị và tầm cỡ của Phong Nha - Kẻ Bàng. Nhưng việc quản lý hang động phục vụ du lịch đã và đang gây ra những tác động xấu...