Cuốn sách làm giàu kiến thức biển, đảo
Cuốn sách “Thủ đô Hà Nội với biển đảo quê hương” đã đề cập đến việc thực thi chủ quyền được Nhà nước Việt Nam tiến hành liên tục và chủ động, minh chứng qua các hành động thiết thực suốt từ những thế kỷ trước cho tới ngày nay.
Đoàn công tác TP Hà Nội tới thăm các em học sinh trên đảo Trường Sa
Trong suốt 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, Nhà nước phong kiến Việt Nam đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành khai thác và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Từ đầu thời chúa Nguyễn đã cho thành lập đội Hoàng Sa, một tổ chức Nhà nước vừa có chức năng kinh tế, vừa có chức năng quản lý Nhà nước ở Biển Đông, cho tới các triều vua Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng thường xuyên cử người ra Hoàng Sa dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ… Hà Nội – với vị trí là trái tim của cả nước đã có vai trò tích cực trong công tác tuyên truyền về biển, đảo. Các đoàn công tác của Thủ đô Hà Nội thường xuyên tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà, giao lưu… với đồng bào, chiến sỹ trên đảo Trường Sa, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhiều công trình với số tiền lên tới 145,9 tỷ đồng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa người con đất liền với vùng biển đảo thân thương.
Cuốn sách “Thủ đô Hà Nội với biển đảo quê hương” do Ban Tuyên giáo Thành ủy biên soạn là cuốn “cẩm nang” đầy đủ, chi tiết và cung cấp những thông tin xác thực nhất về biển, đảo. Những thuật ngữ, những thông điệp mà chúng ta được nghe hàng ngày và có thể được nghe rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng chưa chắc đã được hiểu một cách đầy đủ đều được làm rõ trong cuốn sách. Bạn đọc sẽ có cơ hội giải đáp những thắc mắc như đường cơ sở là gì, phạm vi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa Việt Nam là ở đâu hay “khu vực Biển Đông hiện tồn tại những loại tranh chấp gì?”, “Nội dung cơ bản của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC)”… Bên cạnh đó, cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về “Những vụ Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam”.
Video đang HOT
Tuổi trẻ Thủ đô tặng các chiến sỹ hải quân thiết bị chuyển nước biển thành nước ngọt
Cuốn sách đã đề cập đến 5 sự kiện lớn, bao gồm sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, xâm chiếm một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988; nhiều lần cắt cáp thăm dò dầu khí Việt Nam; mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và mới đây nhất là ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Những vụ việc này được sắp xếp theo trình tự thời gian, trong đó cung cấp những ý kiến đánh giá khách quan và nhiều chiều từ các chính trị gia, học giả, dư luận và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 từ 1-5-2014. Việc các hãng thông tấn, tờ báo uy tín hàng đầu thế giới như Reuters, AP, New York Times… liên tục đăng tải những bài viết theo sát diễn biến vụ việc và đưa ra những khẳng định cho rằng hành động Trung Quốc cố tình đâm vào tàu Việt Nam là “một trong những bước đi khiêu khích nhất”, “có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng”…, chứng tỏ cán cân dư luận thế giới đang nghiêng về phía Việt Nam và không một quốc gia nào ủng hộ những việc làm sai trái, mưu đồ bánh trướng, bá quyền, “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc.
Nguyễn Thị Minh Giang – (Sinh viên ĐH thương Mại): “Để giới trẻ hiểu rõ về Luật Biển”
Ngoài những thông tin nắm được từ báo, mạng cũng như trên truyền hình, em có lên mạng Internet tìm hiểu một số cụm từ chuyên ngành về biển đảo như hải lý, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế… cũng như một số luật, công ước của thế giới về biển đảo. Tuy nhiên nguồn thông tin cũng khá nhiều nên em không chắc chắn về độ tin cậy. Hy vọng những thông tin trong cuốn sách là những tư liệu có sức thuyết phục, có uy tín để giới trẻ như chúng em hiểu rõ về Luật Biển, luật pháp quốc tế, tránh những hiểu lầm hoặc chỉ hiểu lơ mơ, không rõ ràng.
Lê Khánh Linh (Học sinh trường THPT Phan Đình Phùng): “Cùng thảo luận về biển đảo”
Có rất nhiều cách để tiếp nhận thông tin về tình hình Biển Đông và em chọn cách xem những chương trình thời sự, qua các báo điện tử hoặc qua lời kể của mọi người. Tuy nhiên đối với những học sinh THPT và những người ít tuổi hơn thì những thuật ngữ về chuyên môn tương đối khó hiểu. Theo em, hiện nay các loại sách về biển đảo chưa được đa dạng và cũng chưa đến được với học sinh, sinh viên. Em mong rằng nhà trường và các cơ quan đoàn thể sẽ tổ chức các hoạt động, thảo luận cũng như giới thiệu các loại sách về vấn đề biển, đảo để chúng em có thể có được những thông tin chính xác, nắm chắc được kiến thức về biển, đảo quê hương.
Theo ANTD
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Tàu Trung Quốc co cụm, chuyện gì đây?
Tàu Trung Quốc khu vực biển Hoàng Sa của Việt Nam đang có những biểu hiện lạ: co cụm lại quanh giàn khoan, bớt thái độ hung hăng, truy cản...
Những biểu hiện này có thể xuất phát từ những lý do: lực lượng các tàu đã mệt mỏi và quá tốn kém qua hơn một tháng rưỡi đấu sức với sự kiên trì và bình tĩnh của các biên đội tàu thực thi pháp luật Việt Nam; có thể do thời tiết sắp chuyển xấu; cũng có thể họ đang chuẩn bị cho bước hành động tiếp theo hung hăng hơn; việc Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam để bàn về các vấn đề hợp tác song phương.
4 tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: cnr.cn
Do đó đây có thể là một động thái giảm bớt căng thẳng, tạo không khí lắng dịu cho cuộc làm việc. Bên cạnh đó, khoảng cách 7,5 hải lý cũng đã đủ để họ bảo vệ giàn khoan an toàn.
Theo TTO