Cuốn sách đầu tiên trên thế giới ra đời như thế nào?
Từ những bức vẽ trong hang động đến trang giấy đánh máy, sách trải qua giai đoạn dài trong lịch sử. Sự ra đời của máy in năm 1454 đã làm thay đổi ngành xuất bản.
Kể chuyện là hình thức gắn kết xã hội trong lịch sử loài người. Trước khi có sách, chúng ta đã kể những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày, lưu lại bài học của tổ tiên hoặc đơn giản là cảnh báo cho hậu bối.
Bên cạnh những câu chuyện kể bằng hình thức truyền miệng, các nền văn minh cổ còn lưu lại dấu tích của bản vẽ trong hang động, mảnh vỏ cây… như một ví dụ sớm nhất về “chữ viết”.
Những bức vẽ trên các hang động, phiến đá, vỏ cây… là khởi sinh cho các trang sách sau này. Ảnh: Booktrust.
Khởi nguyên của những trang sách
Người Ai Cập cổ đại là nhóm xã hội đầu tiên có ý thức chia các “trang” bằng cách dệt thân cói với nhau, đập phẳng chúng và chia thành các mảnh. Sau đó, họ cuộn chúng lại.
Đây là hình thức sơ khai cho những cuộn thông tin bằng da lừa hay cuộn giấy sau này, theo Book Trust.
Kỹ thuật cuộn tấm cói được sử dụng hàng trăm năm. Người Hy Lạp, La Mã cũng sớm áp dụng. Đến thế kỷ VIII sau Công nguyên, loài người cuộn các mảnh “giấy” quanh một miếng gỗ lớn để dễ dàng vận chuyển và lưu trữ.
Khoảng năm 600 sau Công nguyên, những hình minh họa vẽ tay tuyệt đẹp bắt đầu xuất hiện trên da. Các bức tranh đầy màu sắc, vẽ tỉ mỉ gọi là “bản thảo được chiếu sáng” và có chất lượng tốt.
Nó giúp người dân cổ đại miêu tả chân thực về cuộc sống và câu chuyện cần truyền tải. Đây là sự khởi đầu cho sách ảnh sau này.
Người Hy Lạp và La Mã cũng phát minh những viên sáp. Sản phẩm này có thể khắc thông điệp lên, sau đó cào phẳng như một cách xóa dòng thông tin cũ và viết nội dung mới, tái sử dụng nhiều lần. Phát minh trên tương tự bản phác thảo sau này.
Video đang HOT
The Epic of Gilgamesh – thiên sử thi đầu tiên của nhân loại. Ảnh: Wiki.
Những cuốn sách đầu tiên
Dần dần, những cuốn sách thuộc sở hữu cá nhân trở nên quý giá. Bởi, chúng thường chứa đựng những thông tin quan trọng hoặc văn bản tôn giáo. Một số khác để kể lại câu chuyện lịch sử, răn đe hoặc noi gương tốt.
Thiên sử thi đầu tiên của nhân loại là Sử thi Gilgamesh (The Epic of Gilgamesh). Nó được sáng tác vào thời kỳ các quốc gia cổ Sumer và Akkad, có nhiều dị bản.
Theo các nhà nghiên cứu, The Epic of Gilgamesh ra đời từ khoảng năm 2750 đến năm 2500 truớc Công nguyên, có tuổi đời khoảng 4.500 năm.
Một số quan điểm cho rằng các cuốn sách thật đầu tiên viết trên giấy được cho là thực hiện ở Trung Quốc, tuy nhiên, không rõ thời gian cụ thể.
Người đương thời làm ra chúng bằng cách sử dụng cây dâu, gai dầu… ép và sấy khô, tạo thành giấy. Mỗi mảnh giấy có kích thước bằng tờ báo như ngày nay và được gọi là “lá”.
Cuốn sách đầu tiên được in ấn ra đời cùng cuộc cách mạng trong ngành in. Năm 1454, nhà khoa học người Đức Julian Gutenburg chế tạo ra chiếc máy in đầu tiên trên thế giới.
Sự kiện này làm thay đổi hoàn toàn cục diện của ngành xuất bản. Sách có thể được in dễ dàng hơn nhiều mà không cần chép tay hay dùng mộc bản.
Cuốn sách đầu tiên mà Gutenburg in và cũng là cuốn sách in cơ học lâu đời nhất thế giới là Kinh thánh. Sau thành công của Gutenburg, các nhà in mọc lên khắp châu Âu và mở rộng ra toàn thế giới.
Dần dần, không chỉ in những cuốn sách cỡ lớn, con người nghĩ ra những sản phẩm in nhỏ gọn, tiện lợi, mang đi khắp nơi.
Điển hình như Aldus Manutious, chủ một nhà in ở Venice, Italy, thời đó. Với mong muốn tạo ra những ẩn phẩm kinh điển bỏ túi, bất kỳ trí thức nào cũng có thể bỏ vừa chiếc cặp, Aldus đã chế thành công khuôn in ấn các cuốn sách có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển tới bất cứ đâu.
Cuốn sách đầu tiên được in trên thế giới là Kinh thánh. Ảnh: Dnes24.
Năm 1832, bìa sách đầu tiên xuất hiện. Ở Mỹ và Anh, những cuốn sách giá 1 xu vẽ, thiết kế lại từ tuyển tập truyện kinh dị được nhiều người yêu thích, trở thành trào lưu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để mua một cuốn sách. Vì vậy, các nhóm bạn cùng nhau mua và cho nhau mượn. Đây là hình thức câu lạc bộ sách đầu tiên trên thế giới.
Cũng trong thế kỷ XIX, các nhà xuất bản tham vọng nhắm tới đối tượng độc giả thượng lưu bằng những bìa sách cứng cáp, sang trọng.
Điều đó đã đặt ra lối suy nghĩ sách sở hữu bìa cứng, xịn đi kèm các tác phẩm tuyệt vời. Bìa mềm là văn chương hạng B kém ưa chuộng.
Đến nay, sách đã trở thành liều thuốc tinh thần không thể thiếu với con người. Hình thức trình bày và phát hành sách cũng hết sức đa dạng.
Thậm chí, năm 2020, con người không cần phải chen chúc trong các hội chợ sách, vẫn có thể tham gia hội sách trực tuyến. Công nghệ đã giúp sách đến gần hơn với độc giả.
Triệu phú phá sản chuyển ra đảo hoang sống hơn 20 năm
David Glasheen, cựu doanh nhân đang sống như "Robinson trên đảo hoang" giải thích cách mình tồn tại mỗi ngày trong cuộc sống biệt lập, hy vọng chia sẻ này bổ ích với mọi người đang cách ly vì dịch.
Dù từng là triệu phú nhưng giờ đây David Glasheen lại lựa chọn lối sống một mình nơi đảo hoang
Glasheen, 76 tuổi, đã sống trên đảo Restoration - ông thường gọi là "Resto" - ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước Úc kể từ năm 1997 cho đến nay. Glasheen chuyển đến sống tại hòn đảo này sau khi mất đi khối tài sản khổng lồ trị giá hàng triệu đô la trong vụ sụp đổ chứng khoán năm 1987.
Cựu doanh nhân kiêm ông trùm tài chính có trị giá tài sản khoảng 28,4 triệu đô la Mỹ (hơn 667 tỷ đồng) vào thời điểm giàu có nhất. Nhưng hiện tại, Glasheen đang sống một cuộc sống đơn giản hơn rất nhiều trên hòn đảo nhỏ bé.
Chia sẻ với phóng viên, người đàn ông 76 tuổi cho biết mình đã di chuyển tới nơi hẻo lánh này chỉ với vỏn vẹn một vali chứa "ba chiếc áo sơ mi, hai chiếc quần đùi và quần bơi, một chiếc đèn pin tử tế, một vài cuốn sách, một lọ ớt bột, một ít kem đánh răng và bàn chải đánh răng".
Tuy nhiên, trong nhiều năm, Glasheen đã biến cuộc sống trên đảo hoang thành một cuộc đời "nghệ thuật" đầy tốt đẹp. Ông cho biết mình có một danh sách các vật dụng thiết yếu để giúp bản thân tận hưởng cuộc sống biệt lập: Kết nối internet bằng năng lượng mặt trời, rất nhiều cuốn sách hay và cả... 2 người nộm tên Miranda và Phyllis.
Cựu triệu phú đã viết hẳn một cuốn sách kể về cuộc đời mình
Glasheen thường thu thập nước mưa để uống. Thực phẩm lại là vấn đề nhỏ hơn khi ông tuyên bố đại dương chứa "tất cả protein" mà mình cần, miễn là có cần câu cá, lưới để bắt mồi, đá lửa để nhóm lửa và dao.
Đề cập đến lối sống săn bắn hái lượm, ông nói: "Cảm giác như tôi đang sống trong Công viên kỷ Jura".
Dù sống ở đảo, Glasheen vẫn cho phép mình có một vài thứ xa xỉ, bao gồm cả rượu. Ông đã xây dựng hẳn một quán bar trên đảo để phòng khi có khách ghé qua. Glasheen cũng tích trữ rất nhiều rượu mạnh, rượu vang và có một bộ dụng cụ pha chế tại nhà.
"Đảo Resto đã giúp tôi tìm ra một lối sống khác, vượt ra khỏi vòng áp lực luẩn quẩn kiếm tiền, không còn bị người khác đo lường giá trị sống và thành công.
Tôi không nghĩ nơi đây là sân chơi cho một người đàn ông giàu có. Thời gian trên đảo đã thuyết phục tôi rằng Resto là nơi tôi có thể sống trong sự mãn nguyện. Dành cả ngày để câu cá và thoải mái la hét về đêm. Đó là ý tưởng hạnh phúc của tôi", Glasheen chia sẻ.
5 phát minh cổ thách thức người hiện đại lý giải Những phát minh này bị chôn vùi trong lớp áo thời gian. Đến nay, câu hỏi về nguồn gốc và cách tạo ra chúng vẫn là ẩn số, khiến nhiều nhà khoa học muốn giải mã. Hàng nghìn năm trước, tổ tiên của loài người đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo với cách làm đặc biệt. Đến nay, nhiều phát...