Cuốn sách cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Một cuốn sách được cho là bản viết tay sớm nhất của triều Nguyễn, trong đó có phần bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đang được một gia đình tại Thanh Hóa lưu giữ qua nhiều đời.
Bản sách cổ có tên “Khải đồng thuyết ước” được gia đình anh Văn Như Mạnh, ở khu phố Sơn Hải, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa lưu giữ hàng trăm năm qua.
Anh Mạnh giới thiệu về cuốn sách quý mà gia đình anh đang lưu giữ.
Theo anh Mạnh thì đây là cuốn sách do Tiến sỹ Ngô Thế Vinh, người thuộc Bái Dương, Nam Trực, Nam Định viết vào năm 1841 và đến năm 1853 thì xong. Cuốn sách được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm và dùng để phổ cập giáo dục thời bấy giờ.
Chủ đề của cuốn sách viết về con người, sông núi, vị trí các tỉnh thành và biển đảo… của Việt Nam. “Cuốn sách này được các nhà khoa học đánh giá là bản sách viết tay sớm nhất triều Nguyễn, là tài sản quý của quốc gia. Cuốn sách được ông cụ cách tôi 4 đời dạy học thời triều Nguyễn đem về dạy học cho trẻ”, anh Mạnh cho biết.
Video đang HOT
Sau khi ông cụ mất, cuốn sách được để lại ở nhà tổ và sau nhiều năm không được để ý đến và bản thân anh Mạnh lúc đầu cũng không biết là sách gì. Năm 2012, anh Mạnh phá nhà làm lại thì thấy cuốn sách trong chồng sách cũ của gia đình và có giở ra thì anhh ngạc nhiên khi nhìn thấy bản đồ địa quốc viết bằng chữ Hán.
Trong một lần ngồi trò chuyện với cán bộ Thị ủy Sầm Sơn, anh Mạnh đem câu chuyện về việc gia đình có lưu giữ một cuốn sách cổ trong đó có bản đồ địa quốc. Theo anh Mạnh thì sau đó, nhiều đoàn cán bộ cũng đã về trực tiếp tại gia đình anh để tiếp cận và thẩm định nội dung bên trong cuốn sách. Gia đình anh Mạnh cũng đã làm bản cam kết cùng Công an thị xã và các cấp chính quyền về việc bảo vệ tài sản quốc gia.
Sách “Khải đồng thuyết ước” là sách giáo khoa dạy cho học sinh cấp tiểu học bấy giờ. Đây là bản chép tay nhưng ghi rất đầy đủ toàn bộ nội dung cũng như lời tựa. Bản sách này viết bằng chữ Hán, không có phần dịch ra chữ Nôm. Sách gồm 37 tờ viết hai mặt, được viết trên giấy gió, chữ viết còn rất rõ, dễ đọc.
Điều đáng nói nhất trong tập sách này là tấm bản đồ với tên gọi Bản quốc địa đồ. Tên gọi của bản đồ và vị trí các tỉnh thành thể hiện trên bản đồ trong tập sách này cũng giống như trong các bản sách “Khải đồng thuyết ước” đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Trong đó, đáng chú ý nhất là phần Hoàng Sa và Trường Sa cũng được ghi trên tấm bản đồ này. Xung quanh ký hiệu về Hoàng Sa và Trường Sa có vẽ thêm những chấm tròn nhỏ. Có thể hiểu những dấu chấm tròn nhỏ này như những đảo nhỏ xung quanh. Dưới phần ghi Hoàng Sa và Trường Sa có ghi hai chữ là quốc nội.
Hiện bản sách quý này vẫn đang được gia đình anh Mạnh bảo quản và lưu giữ cẩn thận. Anh Mạnh mong muốn các cấp có chính sách phù hợp để anh giao nộp lại cuốn sách cho Nhà nước làm tài liệu, chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Duy Tuyên
Theo dantri
Tàu Việt Nam chỉ còn cách giàn khoan 2,8 hải lý
Tàu kiểm ngư của ta đã tiếp cận được giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý bất chấp sự ngăn cản quyết liệt của phía Trung Quốc.
Tối 30/5, theo tin tức mới nhất từ Cục Kiểm ngư, trong ngày hôm nay, lực lượng kiểm ngư đã tiếp cận được giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ.
Liên quan đến tình hình biển Đông, lực lượng kiểm ngư hôm nay vẫn duy trì các hoạt động đấu tranh, tiếp cận gần hơn vào vị trí giàn khoan để thực hiện công tác tuyên truyền với cường độ cao và nâng cao tính cảnh giác trước âm mưu cố tình tạo va chạm giữa các tàu kiểm ngư với các tàu Trung Quốc.
Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, số tàu Trung Quốc tại hiện trường giàn khoan là 117 tàu, gồm 33 tàu hải cảnh, 17 tàu kéo, 13 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 50 tàu cá vỏ sắt, số tàu này có sự dao động do Trung Quốc đã đưa một số tàu về. Ngoài ra, lực lượng kiểm ngư vẫn phát hiện thấy một máy bay của Trung Quốc bay hoạt động ở khu vực giàn khoan.
Dù bị tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng tàu của ta đã tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ
Về diễn biến tình hình trên thực địa, lực lượng kiểm ngư di chuyển từ khu vực Đông Nam giàn khoan vào cách giàn khoan 5-6 hải lý thì bị nhóm tàu của Trung Quốc gồm tàu hải cảnh, tàu ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức áp sát, vây ép.
"Tuy nhiên tàu kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp cận giàn khoan thực hiện công tác tuyên truyền nhằm đẩy lùi giàn khoan, dù bị tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư đã tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ", Cục Kiểm ngư cho biết.
Theo quan sát, Trung Quốc vẫn duy trì 4 tàu quân sự trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu quét mìn hoạt động cách giàn khoan 7-10 hải lý. Tàu cá Trung Quốc tập hợp thành nhóm 35 tàu cá cùng 2 tàu hải cảnh ngăn cản, vây ép tàu cá Việt Nam ngay ở cách giàn khoan 30-35 hải lý.
Trong một diễn biến khác, đến 15h ngày 29/5 tàu cá có số hiệu ĐNa-90152-TS (bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm) đã được kéo về bờ. Cục kiểm ngư cùng các lực lượng khác đã tổ chức đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng để chăm sóc sức khỏe.
Ngày 30/5, tại Chi hội kiểm ngư số 3 - Chi cục kiểm ngư vùng II/Cục kiểm ngư đã tổ chức gặp gỡ động viên khuyến khích các thuyền viên trên tàu bị nạn.
Theo Đình Quang (Giaothongvantai.com.vn)
Những người giữ "trái tim" tàu chấp pháp ở Hoàng Sa Chuyện về những người lính ngành 5 - những người cầm lái của tàu chấp pháp đang thực thi nhiệm vụ tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Nhìn những cuộc "quần thảo" trên biển của những con tàu cảnh sát biển, ít ai biết, dưới buồng lái là những...