Cuốn Photographer ấn tượng với BST Áo dài Di sản Việt của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam
Nam nhiếp ảnh gia cùng ekip mong muốn đem BST Áo dài Di sản Việt đến với công chúng đẹp nhất, truyền tải được hết giá trị của BST.
Những thiết kế áo dài trong BST Áo dài Di sản Việt của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam nhận vô số lời khen từ công chúng, giới chuyên môn và cả bạn bè quốc tế. Ít ai biết, một phần công lao chính là của ekip nhiếp ảnh gia thực hiện bộ ảnh BST Áo dài Di sản Việt. Cuốn Photographer cùng ekip của mình chính là những người được NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam trọn mặt gửi vàng.
Nam nhiếp ảnh gia cho biết con đường đến và gắn bó với nhiếp ảnh của anh là từ một chữ Duyên.
Chia sẻ với báo chí, Cuốn Photographer cho biết chặng đường đến với nhiếp ảnh của anh xuất phát từ một chữ Duyên. Anh từng trải qua nhiều công việc về nghệ thuật khác trước khi đến với nhiếp ảnh.
Nam nhiếp ảnh gia chia sẻ, anh tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, đây cũng là ngôi trường Ntk Đỗ Trịnh Hoài Nam từng theo học. Trong quãng thời gian theo học chuyên ngành Thiết kế Nội thất tại đây, một lần anh tình cờ chụp được cảnh Phật xuất hiện trên bầu trời hoàng hôn tuyệt đẹp đã thay đổi con đường anh lựa chọn, theo đuổi công việc của một nhiếp ảnh gia.
Đến với nhiếp ảnh và đam mê nhiếp ảnh như một phần của cuộc sống, anh luôn tin vào những khoảnh khắc mà mình tạo ra, mỗi khoảnh khắc đó lại là một kỷ niệm để khi nhìn lại anh thấy được chặng đường mình từng qua, những con người mình từng gặp.
Video đang HOT
Chụp và truyền tải được BST Áo dài không phải là điều đơn giản.
Từng biết đến nhiều BST của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Cuốn Photographer chia sẻ mỗi bộ sưu tập lại để lại trong anh một ấn tượng riêng biệt và sâu sắc. Tuy vậy, BST Di sản Việt là BST đầu tiên anh được vinh dự thổi hồn vào từng khuôn hình.
Với chủ đề di sản, BST Áo dài Di sản Việt của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam được Cuốn Photographer thực hiện tại các di tích, thắng cảnh nổi tiếng.
Nam nhiếp ảnh gia cho biết để có được những tấm hình đẹp cần phải đặt cả tâm huyết của bản thân vào sản phẩm. Hãy làm việc có trách nhiệm, cống hiến và hết mình để có thể đem những hình ảnh đẹp nhất đến với công chúng.
BST Áo dài Di sản Việt đánh dấu sự hợp tác của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam và Cuốn Photographer.
BST Áo dài Di sản Việt được lấy ý tưởng từ vẻ đẹp của các Di sản Văn hoá Việt Nam. Mỗi bộ trang phục mang hình ảnh một Di sản văn hóa trong nước được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Bộ sưu tập (BST) này gồm 19 bộ áo dài mang hình ảnh của 19 Di sản văn hóa trong nước.
Nhiêu di sản phi vật thể được đưa lên áo dài như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát xoan ở Phú Thọ và Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ.
Nhiều di sản vật thể là các danh thắng cũng được đưa lên áo dài như Quần thể di tích Cố đô Huế, Đô thị Phố Cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ.
Các di sản về tư liệu như Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê – Mạc ở Văn Miếu – Hà Nội, Mộc bản triều Nguyễn và Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm cũng được thể hiện tinh tế.
Bộ sưu tập này là một câu chuyện đẹp, sinh động, ý nghĩa giới thiệu hình ảnh đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với quốc tế.
Thiết kế áo dài "Hương sắc miền Tây"
Nếu nói đến nhà thơ Huệ Thi, người trong văn giới biết tiếng chị qua 6 tập thơ đã xuất bản. Với lĩnh vực thiết kế thời trang, Huệ Thi là một "lính mới", bước đầu được nhắc đến là một nhà thiết kế áo dài chuyên nghiệp vùng sông nước Cửu Long.
Huệ Thi là người phụ nữ đa tài, lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn. Phải chăng nhờ khí chất người xứ Quảng vừa sáng tạo, đôn hậu, lại vừa quyết đoán, dấn thân mà chị kinh doanh, quản lý giỏi và sáng tạo nghệ thuật thăng hoa bay bổng? Ít ai biết nữ sĩ có tiếng này lại theo học bài bản chuyên ngành... xây dựng cầu đường. Làm trong ngành giao thông một thời gian, chị chuyển sang làm Giám đốc chi nhánh Cần Thơ của Công ty Cổ phần chứng nhận và giám định VinaCert trong 7 năm. Khi chuyện "cơm áo gạo tiền" hết làm khó "khách thơ", Huệ Thi quyết thử sức với đam mê thời trang từ thơ ấu, nhất là với áo dài truyền thống của dân tộc.
Mới bước vào nghề thiết kế nhưng Huệ Thi đã sớm tạo được chú ý với các bộ sưu tập giá trị. Đó là lý do để chị được mời tham gia vào chương trình "Festival áo dài Việt Nam" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trên nhiều địa phương trong suốt năm 2020.
Nhà thiết kế thời trang Huệ Thi trong một mẫu thời trang "Hương sắc miền Tây". Ảnh do nhân vật cung cấp.
Từ tình cảm với miền đất lập nghiệp 20 năm qua, Huệ Thi quyết định thiết kế bộ sưu tập đặc sắc mang đậm dấu ấn Tây Nam Bộ. Nhưng từ ý tưởng đến khi hoàn thiện lại chẳng hề dễ dàng. Nhiều đêm chị trăn trở chọn chất liệu để truyền tải văn hóa miền Tây, thể hiện cá tính con người phóng khoáng, lãng mạn. Huệ Thi tham khảo đồng nghiệp đi trước, tìm hiểu về lịch sử đất và người miền Tây và cuối cùng chị đã quyết định chọn lãnh Mỹ A làm chất liệu chủ đạo cho bộ sưu tập với cái tên rất gợi "Hương sắc miền Tây".
Lãnh Mỹ A được khôi phục bởi những người dệt lụa Tân Châu (An Giang) và trở nên nổi tiếng bởi những nhà thiết kế thời trang thổi hồn vào thứ lụa "sang chảnh". Lãnh Mỹ A đắt giá, thường phải đặt trước hàng tháng trời bởi 100% được dệt từ tơ tằm với kỹ thuật cao, nhất là màu đen huyền bí được nhuộm thủ công từ trái mặc nưa. Chọn dòng lãnh Mỹ A, Huệ Thi muốn chuyển tải thông điệp "Phát huy giá trị một sản phẩm đặc trưng của miền Tây, một sản phẩm mà nhắc đến là khơi dậy bao ký ức của thế hệ những người dệt lụa và từng mang trên người lụa quý". Nhắc đến miền Tây là nhắc tới chiếc khăn rằn choàng cổ. Huệ Thi chọn chất liệu khăn rằn từ xứ sở sen hồng Đồng Tháp sáng tạo khéo léo để làm nổi bật thêm nét đài các vốn có của lãnh Mỹ A, đồng thời cân bằng với mộc mạc từ khăn rằn, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, không gồng mình, không xa cách.
Bộ sưu tập bỗng có sức hút, đẹp nền nã, thể hiện sự dịu dàng của người phụ nữ sông nước miền Tây. Đó là lý do có thể tin bộ sưu tập "Hương sắc miền Tây" của Huệ Thi sẽ chinh phục người yêu thích áo dài.
Lễ hội áo dài Hội An trên sân khấu thực cảnh 18 bộ sưu tập áo dài được trình diễn bởi hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp cùng người mẫu trên sân khấu thực cảnh Ký ức Hội An rộng 25.000 m2. Ngày 14/6, "Lễ hội Áo dài Hội An - Danh thắng Việt Nam" diễn ra tại sân khấu thực cảnh Ký Ức Hội An, nằm trong công viên Ấn tượng Hội An....