Cuốn nhật ký bí mật của cô gái bị hạ sát khi mới 18 tuổi
Gần 70 năm, cuốn nhật ký bí mật của cô gái người Do Thái ở Ba Lan Renia Spiegel đã được mở ra trong một két bảo vệ ở New York.
Renia Spiegel sinh năm 1924 và bị phát xít Đức bắn chết năm 1942 khi cô mới 18 tuổi. Cuốn nhật ký của Renia sắp được xuất bản lần đầu tiên là một lát cắt trong cuộc đời cô gái trẻ từ năm 14 đến năm 18 tuổi. Ảnh: CNN
Bị phát xít Đức bắn chết khi chỉ vừa đến tuổi trưởng thành năm 1942, câu chuyện của Renia quá đau lòng đến mức mẹ và người chị gái còn sống của cô không dám đọc.
Tới nay, cuốn nhật ký của Renia đã được gia đình cô đồng ý xuất bản. Nhà xuất bản cuốn sách Penguin Books đã nhận định rằng cuốn sách là “một tác phẩm đặc biệt vừa tái hiện những điều khủng khiếp của chiến tranh, vừa cho thấy rằng sự sống có thể tồn tại thậm chí cả trong những khoảng thời gian tăm tối nhất”.
Renia sống ở Przemysl, vùng đông nam Ba Lan. Cuốn nhật ký của cô với 700 trang được bắt đầu vào tháng 1/1939 khi Renia 15 tuổi và sắp xếp theo thứ tự thời gian từ khi cô thoát khỏi các cuộc rải bom tới khi những gia đình Do Thái khác biến mất và việc khu biệt cư người Do Thái (ghetto) được lập nên.
3 năm trước khi bị phát xít Đức giết hại trong một khu biệt cư ở Ba Lan, Renia Spiegel bắt đầu viết một cuốn nhật ký bí mật.
“Tôi đang tìm kiếm ai đó, người mà tôi có thể nói về những lo lắng và niềm vui của mình trong cuộc sống thường ngày. Từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ bắt đầu một tình bạn thật chân thành. Ai mà biết điều này sẽ kéo dài trong bao lâu?”, Renia viết trong cuốn nhật ký của mình ngày 31/1/1939.
Video đang HOT
Trong gần 700 trang nhật ký tiếp theo, cô gái này không chỉ ghi chép lại về cuộc sống thường ngày của mình như những cuộc tranh cãi vụn vặt với cô chị Ariana hay những cảm xúc về mối tình đầu mà còn viết về tội ác khủng khiếp của phát xít Đức cũng như thảm họa diệt chủng người Do Thái.
“Dù nhìn vào bất cứ đâu, tôi đều chỉ thấy những cuộc đổ máu. Những cuộc hành quyết kinh khủng. Và còn cả giết chóc. Chúa ơi, hãy để chúng con được sống. Con cầu xin người, con muốn được sống!”, Renia viết trong nhật ký.
Renia đã bị giết vào tháng 7/1942 khi cô mới 18 tuổi. Phát xít Đức đã bắn chết cô gái trẻ khi chúng phát hiện cô đang trốn trên gác mái. Renia đã để lại cuốn nhật ký của mình cho người bạn trai của cô tên là Zygmunt Schwarzer – người đã viết những dòng cuối cùng đầy đau lòng trên những trang giấy này: “3 phát súng! 3 sinh mạng ra đi! Tất cả những gì tôi nghe thấy chỉ là những phát súng, những phát súng”.
Schwarzer đã nhờ một người giữ hộ cuốn nhật ký ở nơi an toàn trước khi anh bị chuyển tới trại tập trung Auschwitz. Schwarzer may mắn sống sót, chuyển tới Mỹ và năm 1950 đã trao lại cuốn nhật ký này cho chị gái của Renia và mẹ của cô là Roza khi 2 người sống ở New York.
Elizabeth không thể đọc cuốn nhật ký vì quá đau lòng nên bà đã quyết định gửi nó ở một tủ bảo hiểm của ngân hàng. Cho tới năm 2012, cô con gái của bà là Alexandra Bellak khuyên bà nên lấy cuốn nhật ký ra và dịch sang tiếng Anh để “mọi người trên thế giới có thể đọc nó”.
“Tôi rất tò mò về quá khứ của chúng tôi, về người phụ nữ đặc biệt có tên trùng với tên đệm của tôi. Mẹ tôi chưa bao giờ đọc hết cuốn nhật ký này bởi điều đó quá đau lòng”, Alexandra chia sẻ với CNN.
Theo CNN, cuốn nhật ký của Renia sẽ chính thức xuất bản ngày 19/9/2019.
Theo Danviet
Trùm phát xít Hitler từng muốn diệt chủng cả người Do Thái ở Bắc Mỹ
Cuốn sách nằm trong số sách cá nhân của trùm phát xít tiết lộ Hitler không chỉ muốn xóa sổ toàn bộ người Do Thái ở châu Âu mà còn ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
Cuốn sách được cho nằm trong thư viện cá nhân của trùm phát xít Adolf Hitler.
Một cuốn sách hiếm thuộc sở hữu của trùm phát xít Adolf Hitler đã được Viện Bảo tồn Quốc gia Canada mua lại với mức giá 4.500 đô la Mỹ.
Nội dung cuốn sách miêu tả chi tiết kế hoạch cho một cuộc diệt chủng người Do Thái tại khu vực Bắc Mỹ. Những thông tin đầu tiên về tài liệu quý giá này vừa được tiết lộ với công chúng vào thứ 4 vừa qua, một ngày trước khi ngày tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa diệt chủng Holocaust diễn ra.
Quyển sách dài 137 trang có tiêu đề "Thống kê, truyền thông và các tổ chức của người Do Thái ở Mỹ và Canada", được biên soạn vào năm 1944 bởi nhà ngôn ngữ học và nhà nghiên cứu người Đức Heinz Kloss. Kloss chịu trách nhiệm chính trong công việc nghiên cứu của Đức Quốc xã về vấn đề quốc tịch, đặc biệt ở khu vực nước Mỹ.
Người đàn ông này có khoảng thời gian công tác 2 năm tại Mỹ vào cuối thập niên 30 của thế kỷ trước. Nhờ duy trì một mạng lưới những người ủng hộ Đức Quốc xã cùng với thông tin của các tổ chức và báo chí của người Do Thái, Kloss đã thu thập được khá chi tiết các dữ liệu để mở một cuộc điều tra dân số người Do Thái ở Bắc Mỹ.
Michael Kent - người chịu trách nhiệm lưu giữ và bảo tồn cuốn sách, khẳng định vai trò quan trọng của cuốn sách trong quá trình thực hiện Giải pháp Cuối cùng - kế hoạch nổi tiếng của Đức Quốc xã trong Thế chiến II để tiêu diệt một cách có hệ thống toàn bộ người Do Thái.
Michael cho biết quyển sách có nhiều chi tiết "gây sốc", trong đó có việc dân số người Do Thái được đề cập kĩ càng, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn thống kê ở từng khu vực nông thôn thưa thớt tại Bắc Mỹ.
Trong khi các tổ chức khác cho rằng không nên sưu tập hay trưng bày bất kỳ tài liệu nào liên quan trực tiếp đến Đức Quốc xã, phía viện Bảo tồn Quốc gia Canada vẫn coi trọng và cho việc thu thập là cần thiết vì "sự gia tăng của Chủ nghĩa Bài ngoại, sự hiểu biết về nạn diệt chủng vẫn còn hạn hẹp và nhiều người phủ nhận mức độ tàn khốc của thảm họa" vẫn tồn tại.
Với dấu hiệu đặc trưng của Đức Quốc xã ở ngoài bìa sách, nội dung cuốn sách đề cập đến việc trùm phát xít từng muốn lan rộng việc tiêu diệt người Do Thái sang khu vực Bắc Mỹ.
Các chuyên gia tin rằng quyển sách quý này là một phần của hàng loạt các nghiên cứu bí mật do Hitler ủy nhiệm được lưu giữ bí mật trên dãy núi Alps. Phần bìa cuốn sách in hình con đại bàng cùng biểu tượng phát xít đặc trưng cùng dòng chữ đề tên Adolf Hitler khiến nhiều người cho rằng quyển sách nằm trong thư viện cá nhân của trùm phát xít.
Quyển sách hiếm cùng với những cuốn sách khác thuộc sở hữu của Hitler, được cho là được đưa đến Mỹ như một món quà lưu niệm của binh lính nước này sau khi họ tịch thu các tài sản của trùm phát xít vào cuối cuộc chiến mùa xuân năm 1945.
Tổ chức Giáo dục Holocaust bày tỏ sự bất ngờ về phát hiện này. "Câu chuyện này nêu bật chủ nghĩa bài Do Thái ám ảnh của Hitler và tham vọng lạnh lùng của Đức Quốc xã muốn giết người Do Thái ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nó nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải kiên quyết đứng lên chống chủ nghĩa bài Do Thái, bảo vệ sự thật lịch sử và giáo dục thế hệ tiếp theo" - đại diện của tổ chức phát biểu.
Cuốn sách sẽ được trưng bày công khai trước khi nhóm phụ trách tạo một bản sách điện tử trên mạng Internet.
Theo Danviet
Israel nói Iran phá hủy cơ sở hạt nhân mật sau khi bị lộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiết lộ Iran có một cơ sở phát triển vũ khí hạt nhân bí mật và đã phá hủy sau khi biết cơ sở này bị bại lộ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu công bố hình ảnh về cơ sở hạt nhân bí mật của Iran Reuters Trong bài phát biểu ngày 9.9, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho...