Cuốn hút bản Mường Bích Trụ, Hòa Bình
Đến với bản Bích Trụ, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình để cảm nhận về một bản Mường nơi lòng hồ non nước hữu tình, lòng người hiếu khách và giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Hiện nay, một số hộ dân ở bản Bích Trụ, xã Hòa Bình, TP Hòa Bình đã xây dựng các homestay để đánh thức tiềm năng vùng lòng hồ
Nằm trong vùng “vén dân” khi xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, bản Bích Trụ gần như mất toàn bộ đất canh tác và trở thành một bản vùng lòng hồ. Biến khó khăn thành lợi thế, người dân Bích Trụ đã phát triển mạnh nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, đồng thời chú trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ văn hóa truyền thống để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Hiện nay, 53 hộ dân trong xóm đã phát triển 167 lồng cá các loại và 4 hộ kết hợp nuôi trồng thủy sản với phát triển du lịch cộng đồng.
Từ thành phố Hòa Bình, chỉ mất 20 phút đi thuyền hoặc đi đường bộ để đến bản Bích Trụ. Cách Thủy điện Hòa Bình hơn 3 km, Bích Trụ được chia làm hai cụm dân cư chính nhưng nhìn tổng thể các hộ chủ yếu sinh sống men theo lòng hồ Hòa Bình. Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là bản Mường này vẫn giữ nếp nhà sàn truyền thống. Trong đó chủ yếu là những ngôi nhà sàn xây được xây dựng khang trang, thoáng mát.
Ông Bùi Văn Chức, xóm Bích Trụ cho biết: Để bảo vệ rừng, từ lâu bản chúng tôi không còn dựng nhà sàn gỗ. Tuy nhiên, phong tục của cha ông để lại, các hộ chuyển sang xây nhà theo phong cách nhà sàn, vừa chắc chắn, vừa thoáng mát. Đặc biệt, khi xây dựng nhà sàn, toàn bộ chuồng trại chăn nuôi được chuyển ra xa nhà ở để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Không chỉ lưu giữ những nếp nhà sàn, nhiều phong tục, tập quán vẫn được gìn giữ, lưu truyền, làm nên nét cuốn hút độc đáo riêng có ở Bích Trụ. Chị Bùi Thị Phương là người gốc Tân Lạc về Bích Trụ làm dâu. Từ nhiều năm nay, cũng như những phụ nữ Mường ở Bích Trụ, chị Phương giữ thói quen mặc trang phục dân tộc vào ngày lễ, ngày Tết. Ngoài ra, các chị đã thành lập đội văn nghệ và thường xuyên luyện tập các bài chiêng cổ, các điệu Thường rang – bọ mẹng để biểu diễn trong các ngày lễ, hội.
Đặc biệt, không khó để nhận ra người dân Bích Trụ rất tự hào với bản làng của mình và luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Chính vì vậy, bản Mường xinh đẹp này đang là điểm đến lý tưởng nằm trên cung đường khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa du lịch vùng lòng hồ. Ông Trần Văn Đoàn, Trưởng bản Bích Trụ cho biết: Sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, việc giữ gìn môi trường nước trên hồ Hòa Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mặt khác, những năm gần đây, để giữ chân du khách mỗi khi đến với lòng hồ Hòa Bình chính là phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, làn nước trong xanh, bản sắc văn hóa độc đáo. Vì vậy, hàng năm, thực hiện chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban công tác mặt trận bản Bích Trụ đã xây dựng kế hoạch và vận động người dân chủ động thu dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng đường hoa, vườn hoa thanh niên và thu dọn vệ sinh tại các bến bãi, điểm tham quan du lịch, trên mặt hồ.
Video đang HOT
Hiện nay, cùng với nghề nuôi trồng thủy sản đã gắn bó từ lâu đời, nhiều hộ dân tại Bích Trụ bắt đầu phát triển mô hình du lịch, nghỉ dưỡng. Đến đây, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn như đi bộ, đạp xe khám phá bản làng, leo núi, chèo bè mảng, đánh bắt cá tôm, câu cá trên hồ, hay thưởng thức các món ăn do bà con tự chăn nuôi, chế biến hoàn toàn theo phong cách ẩm thực dân tộc Mường.
Đồng chí Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết: Với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Đảng ủy, UBND xã đã triển khai xây dựng Bích Trụ trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vùng lòng hồ. Xã đã hỗ trợ các hộ đầu tư xây dựng cảnh quan, các sản phẩm du lịch độc đáo và kết nối du lịch với các bản vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc để tạo ra các tuyến du lịch hấp dẫn vùng lòng hồ.
Cuối tháng 11 này, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch tại bản Mường Bích Trụ. Tại ngày hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao dân tộc. Đặc biệt, tại ngày hội có tổ chức đua thuyền Kayak và trình diễn dù lượn thể thao có động cơ; trưng bày không gian văn hóa đặc trưng dân tộc Mường; sản phẩm du lịch đặc trưng và hoạt động trang trí vườn hoa thanh niên. Trong khuôn khổ ngày hội, thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình du lịch tham quan hồ Hòa Bình – Không gian văn hóa bản Mường Bích Trụ – thác Giăng; tham quan hồ Hòa Bình – Không gian văn hóa bản Mường Bích Trụ – thác Giăng – đền Chúa Thác Bờ; tham quan các điểm du lịch của thành phố. Với những hoạt động hấp dẫn, ngày hội sẽ khắc sâu hơn nữa trong lòng du khách về một bản Mường với non nước hữu tình, sự hiếu khách và giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Khám phá sắc hoa tuyệt đẹp ở làng hoa Ngọc Hà Hà Nội
Làng hoa Ngọc Hà không chỉ là điểm đến cho những ai yêu thích hoa mà còn là nơi trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của người dân Hà Nội.
Làng hoa Ngọc Hà ở đâu?
Làng hoa Ngọc Hà nằm ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, là một làng nghề truyền thống có lịch sử hơn 500 năm. Nơi đây nổi tiếng với những vườn hoa rực rỡ sắc màu, cung cấp hoa tươi cho thủ đô và các tỉnh lân cận.
Đến với làng hoa Ngọc Hà, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian ngập tràn sắc hoa. Những bông hoa đua nở rực rỡ, khoe sắc dưới nắng mai, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động và tươi tắn.
Làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng của các loài hoa
Khám phá sắc hoa tuyệt đẹp ở làng hoa Ngọc Hà Hà Nội
Vẻ Đẹp Đa Dạng Của Các Loài Hoa: Làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng của các loài hoa, từ những loài truyền thống như hoa cúc, hoa hồng, hoa ly đến những loài nhập khẩu như hoa lan và hoa tulip. Mỗi mùa, làng hoa lại khoác lên mình một màu áo mới, tạo nên cảnh quan rực rỡ và cuốn hút. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vườn hoa bạt ngàn, ngát hương thơm và tỏa sáng dưới ánh nắng.
Trải Nghiệm Cuộc Sống Của Người Trồng Hoa: Đến với Ngọc Hà, bạn không chỉ được ngắm hoa mà còn có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống và công việc của những người nông dân trồng hoa. Họ cần mẫn chăm sóc từng cây hoa, từ khâu gieo hạt, tưới nước đến khâu cắt tỉa và đóng gói. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động này, trải nghiệm một ngày làm nông dân thực thụ và hiểu thêm về quy trình trồng hoa đầy công phu.
Những Lễ Hội Hoa Đặc Sắc: Ngọc Hà thường xuyên tổ chức các lễ hội hoa, thu hút nhiều du khách đến tham quan và chụp ảnh. Những lễ hội này không chỉ trưng bày các loài hoa đẹp nhất mà còn là dịp để quảng bá văn hóa và du lịch của làng. Du khách có thể tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm các sản phẩm từ hoa, tận hưởng không khí lễ hội sôi động và đầy màu sắc.
Ngọc Hà thường xuyên tổ chức các lễ hội hoa, thu hút nhiều du khách đến tham quan và chụp ảnh.
Đến làng hoa Ngọc Hà cần lưu ý gì?
Làng hoa Ngọc Hà đẹp nhất vào mùa xuân, khi các loại hoa đua nở rực rỡ.
Du khách nên mặc trang phục thoải mái, dễ vận động khi đến thăm làng hoa.Nên mang theo mũ, nón, kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
Làng hoa Ngọc Hà là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên và muốn trải nghiệm văn hóa địa phương. Với sắc hoa rực rỡ, những trải nghiệm thú vị và các lễ hội hoa đặc sắc, Ngọc Hà chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách.
Cận cảnh Di tích Quốc gia Đặc biệt Hang xóm Trại ở Hòa Bình Di tích Quốc gia Đặc biệt Hang xóm Trại (xã Tân Lập, Lạc Sơn) được phát hiện từ năm 1975, có niên đại 21.000 năm và đã được xếp hạng Di tích Khảo cổ học cấp Quốc gia năm 2001. Cửa vào Hang xóm Trại. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Hang xóm Trại có niên đại 21.000 năm, được xếp hạng di tích khảo cổ...