Cưới xong, còng lưng trả nợ cho chồng
Cầm khoản tiền mừng cưới chưa ấm tay, tôi đã phải ngậm ngùi mang đi trả nợ cho chồng. Yêu nhau mấy năm nhưng đến khi chính thức về làm vợ anh, tôi mới biết, xe SH và những của cải hào nhoáng mà anh từng khoe với tôi trước đây đều là đồ mượn. Anh chẳng có gì cả, ngoài một cục nợ to đùng đang “đè” trên vai.
Thế nên sau đám cưới, thay vì ngồi đếm tiền và nghĩ xem mình sẽ được mua gì, dành bao nhiêu để tiết kiệm, tôi lại phải ngồi kê khai số nợ của từng người và mang hết số tiền mừng cưới đi trả nợ cho chồng.
Ngậm ngùi là thế nhưng tôi nào dám nói cho bố mẹ hay bạn bè biết. Trước khi cưới, tôi đã rất tự hào với mọi người rằng tôi lấy được một người giàu có, gia đình có của ăn của để, nhà to nhất khu phố. Nhưng lấy về rồi mới biết, đó đều là của bố mẹ và anh em của anh ấy, chứ chồng tôi chẳng có gì.
Ngậm ngùi là thế nhưng tôi nào dám nói cho bố mẹ hay bạn bè biết.
(ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nguyên do cũng vì số của cải được bố mẹ chia cho anh đã đầu tư hết vào một phi vụ làm ăn với bạn bè rồi bị thua lỗ hết. Không những thế, sau lần kinh doanh thất bại này, anh còn phải ôm một cục nợ to đùng.
Hôm làm lễ cưới, bố mẹ tôi cứ gọi là “mở mày mở mặt” với họ hàng lối xóm vì con gái được gả vào nhà giàu có. Nhưng có ai ngờ, sau hôm cưới chúng tôi lại phải đến ở nhờ nhà anh trai của anh ấy vì chúng tôi đều làm việc ở thành phố mà nhà bố mẹ chồng lại ở quê. Nhìn cảnh ngày ngày tôi xách xe ra khỏi căn hộ 5 tầng khang trang, có ô sin mở cổng, hàng xóm ai cũng bảo tôi tốt số, làm dâu nhà giàu có.
Nhiều khi tôi không biết nên làm gì với tình cảnh của mình. Chẳng lẽ lại đi kể hết với người khác rằng, chồng tôi đang mang trên người một đống nợ, rằng anh ấy không hề giàu có như nhiều người nghĩ, rằng tôi chỉ có cái “danh hão” chứ tiền của thực thì chẳng có gì?
Tôi không muốn nói những chuyện đó với người khác. Không phải vì sợ người khác nói này nói nọ, mà vì tôi sợ bố mẹ tôi lo nghĩ. Các cụ đã rất tự hào và mãn nguyện khi thấy tôi lấy được người chồng tử tế, gia đình giàu có. Giờ mà tôi nói những chuyện này ra, bố mẹ tôi lại bị ốm mất.
Thế nên tôi âm thầm chịu đựng tất cả mọi chuyện. Ngay cả chuyện cưới xong phải mang hết tiền mừng đi trả nợ cho chồng tôi cũng không nói với ai. Hàng tháng, lương tôi chỉ giữ lại một ít, đủ để cho chi tiêu hai vợ chồng, còn lại phải ki cóp gửi trả nợ cho chồng.
Yêu nhau mấy năm, cứ tưởng chồng tương lai của mình kinh tế vững lắm, ai ngờ nợ nần chồng chất, tay trắng chẳng có gì. (ảnh minh họa)
Những tưởng lấy chồng xong được thảnh thơi, hưởng hạnh phúc của đôi vợ chồng son. Nào ngờ từ khi cưới xong, tôi chưa có lấy một ngày được thanh thản, bởi khi nào cũng phải lo lắng, tính toán, xoay sở chuyện tiền bạc. Chồng tôi cũng không nhanh nhạy lắm trong chuyện kiếm tiền. Từ khi gặp thất bại trong vụ làm ăn đầu, anh đâm ra chán nản và không thiết tha gì nữa.
Tôi không biết có ai gặp phải hoàn cảnh trớ trêu như mình hay không? Yêu nhau mấy năm, cứ tưởng chồng tương lai của mình kinh tế vững lắm, ai ngờ nợ nần chồng chất, tay trắng chẳng có gì. Nhưng điều tôi buồn nhất là cảm giác bị “lừa”. Giá như anh ấy tin tưởng tôi, nói với tôi từ trước thì cảm giác của tôi đã khác, đằng này, khi mọi sự đã xong xuôi, anh mới phơi bày chân tướng sự việc khiến tôi buồn không thể tả được.
Điều này không nhiều thì ít đã ảnh hưởng đến tình cảm của hai vợ chồng tôi. Nói thật, tôi mới lấy chồng nhưng tâm trạng khi nào cũng ủ ê, không thoải mái. Phần vì món nợ quá lớn mà kinh tế vợ chồng tôi lại quá bình thường, phần vì cảm giác bị lừa dối. Cho đến bây giờ, khi đã lấy nhau được một năm nhưng cứ nghĩ đến cảnh, chồng tôi tuyên bố không được tiêu một đồng nào từ số tiền mừng, và mang hết đi để trả nợ, tôi lại thấy chạnh lòng.
Theo Eva
Cãi nhau vì lương không đủ tiền ăn cưới
Mới đầu tháng đã nhận được 3 cái thiếp mời và 5 cuộc điện thoại của người thân, bạn bè.
Đầu tháng đã 5 đám cưới
Dạo này, vợ chồng tôi đau đầu vì chuyện tiền mừng cưới. Mới đầu tháng đã nhận được 3 cái thiếp mời và 5 cuộc điện thoại của người thân, bạn bè. Toàn là những người đã từng dự cưới mình, thế nên, không thể không đi. Mà dù có từng dự hay không, người ta có lòng thì mình phải có dạ. Không tới được nơi thì cũng phải gửi phong bì mừng.
5 cái đám cưới ngay đầu tháng, rồi còn giữa tháng, cuối tháng. Đúng là mùa cưới, hai vợ chồng cứ lo ngay ngáy không biết còn bao nhiêu đám cưới nữa. Đó là chưa kể đến việc đi thăm bà đẻ, việc đi tiệc tùng, sinh nhật... Mấy việc này tưởng là cỏn con nhưng làm tôi cuống cuồng, đau đầu vì nó.
5 cái đám cưới ngay đầu tháng, rồi còn giữa tháng, cuối tháng.
(ảnh minh họa)
Theo dự tính thì cuối tháng cũng có tầm 2 cái. Nhiều lúc chồng buột miệng: "Dạo này người ta hay cưới nhau nhỉ?", kiểu nửa đùa nửa thật, nhưng mặt thì méo xệch vì nghĩ đến chi phí. Bây giờ, chỗ bạn bè không thân, cùng cơ quan cũng phải mừng tầm 300 nghìn. Đó là không đến ăn cỗ. Còn những người thân thì ít cũng phải 500, thân hơn thì 1 triệu. Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn, đồng tiền thì lại mất giá, tiệc tùng thì tổ chức ở nhà hàng sang trọng, phong bì không dày không được.
Vợ chồng lục đục vì tiền
Khổ nỗi, lương của hai vợ chồng hàng tháng đã phải chi tiêu tiết kiệm. Tiền dư thì đâu có mấy. Có chăng cũng chỉ đủ mua sắm đồ đạc linh tinh, nhưng vì không dám mua nên còn đó.
Nhiều lúc vì xót của, chồng cứ tặc lưỡi với tôi: "Thôi ngày trước họ mừng bao nhiêu thì bây giờ em mừng ngần ấy." Làm sao như thế được, vì bây giờ tiền mất giá. Ví như ngày trước họ mừng mình 100 nghìn thì bây giờ mình cũng mừng lại như thế sao. Thế coi sao được? Bây giờ có đi lại thì cũng phải tính đến nhà hàng sang trọng hơn, nhu cầu cao hơn, cỗ bàn đắt đỏ hơn và tiền mất giá hơn. Thế nên, đi gấp đôi còn ít nói gì gấp 3, gấp 4 chỗ đó. Nếu đi bằng chẳng hổ đến khi bóc phong bì, người ta cười vào mặt mình à.
Nhiều lúc vì xót của, chồng cứ tặc lưỡi với tôi: "Thôi ngày trước họ mừng bao nhiêu thì bây giờ em mừng ngần ấy." (ảnh minh họa)
Thế là chồng lại bảo tôi sĩ bọ, không có tiền còn sĩ diện. Thú thực, ai chẳng lo chuyện kinh tế. Đến tôi còn lo gấp mấy chồng vì tôi là tay hòm chia khó, nội trợ trong nhà. Nếu mà không có tiền, tôi không biết phải làm thế nào để chi tiêu sinh hoạt hai vợ chồng. Nhưng dù thế nào thì, việc đi ăn cưới cho lịch sự, không mất mặt với bạn bè vẫn phải làm, dù có gấp bao nhiêu đi chăng nữa.
Mấy ngày đó, hai vợ chồng cực kì căng thẳng. Tiền trong nhà đã hết, tôi ngửa tay xin tiền chồng đi ăn cưới thì chồng cau có. Nhưng anh đâu có hiểu, ngoài tiền lương ra, tôi đâu có khoản gì khác giống chồng. Chồng nói, cưới xin miễn đi, còn chỉ cho tiền chi tiêu vặt trong nhà. Miễn sao nổi khi người ta đã mừng mình rồi, giờ mình không đi sau này sao dám nhìn mặt người ta. Tính cho cùng, chuyện cưới xin là chuyện hỉ, đáng chúc mừng, dù không tới được cũng phải gửi phong bì. Nghĩ mà buồn lòng thật. Chỉ vì chuyện này mà vợ chồng &'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt', tôi chán nản vô cùng.
Đúng là đồng lương, kinh tế không có, cuộc sống vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhất là khi phải chi tiêu nhiều tiền. Hạnh phúc thật chống chếnh và mong manh dễ vỡ là thế!
Theo Eva
Tăng Thanh Hà nhận được 3 tỷ tiền mừng cưới Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn tiết lộ số tiền mừng đám cưới Hà Tăng. Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cho biết, trước và sau đám cưới, vợ chồng ông đã trao đổi rất chân tình với Louis và Hà những điều họ mong muốn sau khi về làm dâu nhà họ Nguyễn. Cả nhà làm việc cho tập đoàn của vợ chồng ông Nguyễn...