Cưới xong anh bỏ việc, từ đó đến nay đã ngót 10 năm, anh vẫn ngồi không cho em nuôi
Đừng tự biến mình thành kẻ ăn-mày-hôn-nhân, lệ thuộc vào người kia cả vật chất lẫn tinh thần. Khi đó hôn nhân sẽ bị bào mòn vì những bước đi đã không còn chung nhịp giữa hai người.
Ảnh minh họa
1. “Em có cảm giác như mình bị… lừa, chị ạ. Suốt tám năm quen biết, yêu thương, anh ấy luôn thể hiện là người có nghề nghiệp ổn định. Vậy mà vừa cưới xong hôm trước, hôm sau anh tuyên bố nghỉ việc. Hai miệng ăn chỉ dựa vào một đầu lương làm em chới với. Rồi suốt từ ngày đó đến nay, đã ngót mười năm, anh vẫn ngồi không cho em nuôi.
Mới đây, công ty em đóng cửa, em nghiêm túc đặt lại chuyện công việc, tiền nong để vợ chồng bàn bạc. Em đã thật sự sợ hãi cảm giác của một phụ nữ bao năm lăn lộn bạc mặt kiếm tiền, làm trụ cột kinh tế cho gia đình. Em hy vọng nhân bước ngoặt này, em được dừng lại, nghỉ ngơi một chút.
Anh đi làm, em ở nhà trông con mới sáu tháng tuổi – là chuyện hợp lý. Vậy mà anh dứt khoát không đồng ý. Em lại cày cục tìm việc. Anh như vẫn đứng tách riêng khỏi những sóng gió cuộc đời em đã, đang và sẽ nếm trải. Đường dài chỉ mình em bước…” – Ngân Thanh chua chát tâm sự chuyện của mình.
( ảnh minh họa )
Chuyện riêng của vợ chồng Thanh, ít người tường tận. Mọi người chỉ thường thắc mắc, sao chồng Thanh mạnh khỏe thế kia, mà suốt ngày… ở không. Thật ra chồng Thanh cũng đôi lần cao hứng vẽ ra với vợ ước mơ trở thành nhà biên kịch.
Những lúc ấy, Nghiêm thường nghiêm giọng với vợ: “Anh đang tập trung sáng tác, đừng làm phiền…”. Tự gắn “mác” nghệ sĩ vào người, mọi chuyện nhà cửa, bếp núc, con cái… Nghiêm chẳng quan tâm.Anh cũng sáng tác dăm ba kịch bản. “Thú thật, em cũng có giới thiệu anh ấy với nhiều anh chị trong nghề, nhưng chẳng tác phẩm nào của anh ấy sử dụng được”. Mỗi ngày, lúc thì Trung Nghiêm – chồng Ngân Thanh, ngồi hàng giờ bên máy vi tính lướt mạng, lúc hút thuốc thả khói mù trời, khi ôm đàn hát inh ỏi.
2. Chuyện từ yêu đến cưới của Hoàng Nga và Trọng Minh vô cùng chóng vánh. Nga là kiến trúc sư làm tự do không thích bị gò bó bởi công ty nào, chỉ làm với những đơn hàng cô hứng thú.
Vậy mà vừa cưới xong, ngay đêm tân hôn, Minh báo cho Nga một tin động trời: anh đã nộp đơn nghỉ việc. Ngồi chết lặng trên giường, Nga nghe Minh phân bua: “Anh muốn theo cha em học nghề công nghệ thông tin, muốn tìm một hướng đi mới. Anh muốn lo cho tương lai của chúng ta”…
Minh lo thế nào chưa rõ, nhưng trước mắt, Nga phải cuống cuồng tìm một việc làm ổn định, vì mỗi tháng, hai vợ chồng phải đối diện với hàng loạt khoản chi tiêu: tiền thuê nhà, điện, nước, ăn uống…
Không quan tâm đến chuyện cô vợ trẻ đang phải đối diện với một khoảng thời gian vô cùng khó khăn, Minh chỉ sống cho riêng mình. Anh lượn lờ tìm mua quần này, áo nọ, đồng hồ hiệu kia. Chán thì lăn ra ngủ. Mỗi khi Nga góp ý, Minh lại hét lên: “Cô là vợ mà dám khinh chồng sao? Mở miệng ra chỉ biết tiền, tiền…”. Nga cười nhạt: “Không có tiền, liệu chúng ta có sống nổi đến giờ không?”.Thời gian mặn nồng của đôi vợ chồng trẻ trôi tuột rất nhanh, chỉ còn lại những bất mãn, mệt mỏi, chán ngán. Một người có máu nghệ sĩ như Nga giờ mỗi ngày phải ép mình đi làm đúng giờ, giao hàng đúng hạn, vẽ đúng yêu cầu. Cuộc sống không còn những bay bổng, chỉ có thực tế cơm áo gạo tiền chan chát.
Video đang HOT
3. “Trước đây tôi cũng có việc làm đàng hoàng, nhưng sinh con xong, tôi đi làm thì lấy ai trông con…” – đó là cái điệp khúc hàng ngày chị Hoàng Xuân vẫn rỉ rả với mọi người. Rồi con cái dần lớn khôn, chị vẫn sáng sáng phóng xe đi tập gym, uống cà phê, mua sắm. Lâu dần cũng chán, chị dần dà theo bạn bè đến sòng bài để “giết thời gian”.
Con tự lo chuyện học. Nhà cửa đã có người giúp việc. Ngày ra tòa ly hôn, anh Mạnh Ninh, chồng chị, lắc đầu ngán ngẩm: “Thử hỏi có ai làm vợ, làm mẹ như cô ấy không? Khuyên nhủ, nhắc nhở thì cô ấy nói tôi ỷ làm ra tiền mà xét nét. Cô ấy không đi làm đã tạo ra khoảng cách giữa hai vợ chồng. Đã vậy, cô ấy còn lùi lại nhiều bước, trở thành một người đàn bà xa lạ. Quan hệ vợ chồng, cứ thế mà ngày càng lỏng lẻo…”.
*** “Lệ thuộc về kinh tế là một trong những sự lệ thuộc tồi tệ nhất của đời người, kể cả với đàn ông hay phụ nữ. Đặc biệt là với phái mạnh. Thời đại nào đàn ông cũng luôn là trụ cột, là người chịu trách nhiệm chính của một gia đình. Một khi người đàn ông không có tiền, sẽ dẫn đến việc không có quyền quyết định, làm chủ trong gia đình.
Họ cũng không thể là tấm gương tốt cho con cái. Dù người vợ có giỏi chịu đựng đến đâu cũng không thể thấy mãi vui vẻ, kính trọng, yêu thương người bạn đời tầm gửi. Ngược lại, với người phụ nữ, dù may mắn có được người chồng giàu có, yêu thương thì cũng cần tìm cho mình một việc làm.
Xác định vị trí trong xã hội, có điều kiện giao tiếp, có điều kiện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống… người vợ mới mong tìm được tiếng nói bình đẳng với chồng. Cỗ xe hai người cùng kéo sẽ nhẹ nhàng, sẽ lướt nhanh hơn trên đường.
Cuộc đời sẽ ra sao nếu đang tuổi trẻ phơi phới mà cứ “rong chơi” qua ngày? Trừ những trường hợp bất khả kháng vì sức khỏe, vì con nhỏ… mỗi chúng ta cần có ý thức xác định không để bản thân sống một cuộc đời… lãng nhách. Suốt ngày facebook, ti vi, tán gẫu, cà phê, rượu chè… lẽ nào là chọn lựa của một người hoàn toàn khỏe mạnh?” – chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thu Hiên xác định.
Đồng tình với cách nghĩ này, chuyên viên tư vấn Trần Thị Hồng Hà (nguyên Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) nhấn mạnh: Đã có nhiều ca tư vấn rơi vào trường hợp này. Có những người vợ ban đầu rất hãnh diện vì được ở nhà chồng nuôi nhưng rồi họ dần cảm thấy bị lệ thuộc kinh tế, bị xem thường, nên nảy sinh tâm lý tiêu cực do cảm thấy bức bối, muốn kiểm soát chồng.
Ngược lại, có những phụ nữ dù rất tài giỏi, năng nổ, nhưng ẩn sâu trong lòng vẫn là mong muốn được nép bóng “cây tùng, cây bách” – muốn được dựa vào, được yên tâm nghỉ ngơi bên người mình yêu thương, chứ không phải lúc nào cũng một mình lao ra ngoài kiếm tiền. “Con người phải có đóng góp cho gia đình, xã hội. Một đời sống mòn thì đáng chán biết bao!”, chuyên viên tư vấn Hồng Hà nhận xét.
Đừng tự biến mình thành kẻ ăn-mày-hôn-nhân, lệ thuộc vào người kia cả vật chất lẫn tinh thần. Khi đó hôn nhân sẽ bị bào mòn vì những bước đi đã không còn chung nhịp giữa hai người. Mà đã để lạc nhịp, không khéo sẽ dẫn đến lạc mất nhau…
Theo blogtamsu
Không chờ bố mẹ chồng ăn sáng, con dâu bị đuổi khỏi nhà
Vì sắp muộn giờ học, giờ làm em đã phải cho con trai ăn trước mà không kịp đợi bố mẹ chồng ngồi vào mâm. Chuyện chỉ có thế bà đã làm ầm ĩ lên, gọi thông gia sang nói chuyện và đuổi con dâu ra khỏi nhà
Bất kể ngày mưa hay nắng, mùa đông hay hè em cũng phải dậy từ 5h30 để lo bữa ăn cho cả nhà (Ảnh minh họa)
Em vừa bị nhà chồng "gửi trả về nơi sản xuất". Bao năm nay nhẫn nhịn nhưng hôm nay em không thể chịu đựng thêm được nữa.
Chuyện là thế này. Sáng hôm đó, em dậy từ 5h30 để dọn dẹp nhà cửa. Mặc dù hôm qua em làm việc khuya nhưng vẫn cố gắng dậy đúng giờ bởi ngày trước khi em vừa đặt chân về nhà chồng đã bị bố mẹ chồng căn dặn. Ông bà nói làm dâu nhà này phải có nề nếp, sáng sớm con dâu phải dậy dọn dẹp, lo bữa sáng cho cả nhà rồi muốn làm gì thì làm.
Bởi vậy về làm dâu đã 3 năm nay chưa một lần nào em được phép ngủ nướng thêm một chút dù tối hôm trước có mệt mỏi, thức muộn thế nào.
Sau khi lau 3 tầng nhà xong, em vào bếp nấu đồ ăn sáng cho ông nội chồng, bố mẹ chồng, em trai chồng, chồng và con trai em. Ngoài bữa sáng, em còn om một ấm chè, đánh cốc chén để nhà chồng có nước uống sau khi ăn.
Em nấu nướng xong cũng đã 7h sáng. Lúc này ông nội chồng đã dậy từ lâu đang ngồi xem thời sự trên giường, bố mẹ chồng và em chồng chưa dậy. Chồng em cũng vừa thức, đang gọi con trai dậy ăn sáng để đi học.
Em lên phòng gõ cửa mời ông nội chồng, bố mẹ chồng xuống ăn sáng. Nhà em có tục lệ là cả nhà sẽ ăn bữa sáng cùng nhau. Mẹ chồng cho rằng như thế mới là đúng chuẩn của một gia đình nề nếp. Bà rất ghét việc sáng sớm "mạnh ai nấy làm" ăn uống qua loa rồi mỗi người một ngả ra khỏi nhà.
Em dọn mâm sẵn sàng lên bàn. Trong khi chờ cả nhà đánh răng rửa mặt em thay quần áo để ăn xong đi làm cho kịp giờ. Em làm ở doanh nghiệp nước ngoài, 8h phải có mặt để chấm công. Đi muộn không những bị phạt vì vi phạm quy định mà sếp cũng không hài lòng.
Tuy nhiên em chờ mãi vẫn chưa thấy mẹ chồng xuống nhà để ăn cơm. Em hỏi bố chồng thì ông bảo: "Chắc bà ấy đang ngủ". Em nghe thế đã hơi khó chịu vì nhiều lần trước cũng vì bà xuống ăn cơm muộn mà em bị muộn giờ làm.
Thêm vào nữa là hôm qua cô giáo của con trai em còn dặn là sáng nay đưa bé đến trường sớm vì ở trường của cháu có hoạt động đi tham quan dã ngoại. Lo lắng con bị muộn giờ em đã cho cháu ăn trước phần của mình. Con vừa ăn xong em quay vào lấy ba lô cho cháu rồi hai mẹ con chuẩn bị đến trường. Lúc này chồng em cũng vội vàng ra đẩy xe cho hai mẹ con.
Bất ngờ từ trên gác mẹ chồng em vừa xuống nhà vừa chửi sa sả. Bà mắng em là "mất nết", "không biết trên, biết dưới", "không tôn trọng bố mẹ chồng". Bà bảo không biết em làm cái gì to tát, chức cao vọng trọng ở ngoài kia mà sáng ông bà chưa ngồi vào mâm, chưa thấy mặt mà con cái đã ăn xong vứt nồi niêu xong chảo ra đấy. Em nghe uất ức vô cùng vì cả mâm còn nguyên vẹn. Em chỉ lấy một ít cho vào bát để con em ăn sáng. Thậm chí em còn chưa ăn miếng nào nhưng sợ muộn giờ nên vác bụng đói đi làm.
Bà vẫn tiếp tục mắng mỏ em không nhịn được nữa nên đành lên tiếng: "Con gọi mẹ dậy từ 7 giờ bây giờ là 8 giờ kém rồi mẹ mới xuống. Ngoài việc gia đình con còn công việc cơ quan, việc học hành của cháu, con phải đi chứ ở nhà đợi mẹ dậy đến bao giờ?". Bà mắng mỏ em không tiếc lời.
Chỉ cần nghe có thế bà xông lên giằng lấy xe máy của em không cho mẹ con em đi. Vừa giằng bà vừa chửi em không tiếc lời. Lúc đó chồng em, bố chồng chỉ đứng ngoài khuyên can: "Thôi thôi, sáng sớm ầm ĩ hàng xóm họ cười cho". Bà vẫn không rời tay.
Trong lúc giằng co chiếc xe bị nghiêng, con trai em ngồi phía trên suýt ngã. Cháu hét lên vì sợ hãi. Lửa giận bốc lên em lấy hết sức bình sinh đẩy bà ra. Bị em xô mạnh bà ngã ra nhà. Lúc này bà la ầm ĩ lên. Bà cho rằng em là con dâu mà hỗn láo, dám đánh mẹ chồng. Bà rủa xả em không còn từ nào để nói.
Cuối cùng nhờ sự can thiệp của chồng em mới đẩy được xe ra cổng để đưa con đi học. Hai mẹ con vừa đi vừa khóc. Trên đường đi nghĩ về những ngày tháng sống với nhà chồng không khác gì địa ngục lòng em đau vô cùng.
Em ở với nhà chồng bức bí vô cùng. Sáng nấu cơm cho cả nhà. Trưa dù chỉ nghỉ được ít, nhà cũng chẳng gần công ty nhưng em vẫn phải về lo cơm nước cho từng ấy con người. Trong khi bà nghỉ hưu, ở nhà nhàn rỗi chẳng làm gì.
Buổi chiều em đi làm về muộn là bà mặt nặng mày nhẹ. Dù em có về lúc 7, 8h tối thì bà cũng thèm cắm cho nồi cơm chứ nói gì đến nấu món này món nọ. Bà cho rằng phận em nhà nghèo may mắn được về chốn nhà to cửa rộng, gia đình tri thức thì phải ăn ở thế nào cho xứng đáng.
Bà tuyên bố con dâu phải lo toan cơm nước dọn dẹp cho gia đình dù em vẫn đi làm, chưa bao giờ ngửa tay xin đồng nào hay để nhà chồng phải nuôi một bữa.
Chồng em vốn thương vợ thương con nhưng hiền lành nên chẳng nói đỡ được vợ câu nào. Từ lâu nay bà làm vương làm tướng trong nhà bởi bà là phụ nữ duy nhất lại thêm bệnh huyết áp cao nên có gì mọi người cũng đành nhịn. Trước đây, bà thuê giúp việc nhưng cũng chẳng ai ở được lâu. Từ khi có em bà cho giúp việc nghỉ hẳn với lý do: "Để rèn dâu chứ không lại lười".
Không chỉ chuyện cơm nước, những vấn đề khác của vợ chồng em bà cũng can thiệp một cách sỗ sàng. Em đang đi xe wave, muốn đổi cái xe tay ga để mặc váy cho tiện mà mẹ chồng cũng chửi vì không hỏi ý kiến bố mẹ mà tự quyết. Mặc dù số tiền đấy là tiền tích góp của vợ chồng em.
Em muốn về nhà ngoại chơi, ăn bữa cơm cũng phải thưa gửi hết ông nội chồng, bố mẹ chồng rồi mới được đi. Hoa quả, món ngon trong nhà em mua về cũng phải mời ông nội chồng, bố mẹ chồng, chồng rồi em mới ăn. Việc gì cũng phải đặt ông bà lên đầu phận con cháu mới được theo sau.
Em sống thấy mệt mỏi, ngột ngạt với những lề thói mà bà đặt ra nên trưa hôm ấy lần đầu tiên em không về nhà. Em ở lại công ty đi ăn trưa với mọi người. Ăn cơm xong em có thời gian nghỉ ngơi dù cũng chẳng nghĩ được vì lòng cứ buồn phiền chuyện lúc sáng.
Thấy trưa em không về phục vụ cơm nước như mọi ngày, mẹ chồng em giận dữ vô cùng, bà gọi điện cho bố mẹ em đến để nói chuyện. Ngay tối đó em đi làm về đã thấy bố mẹ đẻ em ngồi ở phòng khách, mặt đầy sự buồn phiền, lo lắng. Xin kể thêm với mọi người, gia đình em cách nhà chồng 50km, mất 2 tiếng để đi xe máy mới lên được. Ông bà dắt díu lên nhà thông gia tưởng có chuyện gì nghiêm trọng hóa ra là để nghe thông gia trách móc con gái mình.
Nghĩ bố mẹ sinh mình ra chưa báo hiếu được ngày nào nay lại để ông bà chứng kiến chuyện này em ấm ức vô cùng. Suốt buổi đó mẹ chồng nói xấu em đủ điều, bảo bố mẹ em dạy con không cẩn thận. Bà kết luận sẽ trả em về cho ông bà thông gia dạy giỗ thêm chứ không chấp nhận "loại con dâu như nó".
Em vừa hận mẹ chồng vừa thương bố mẹ nên chỉ trả lời: "Mẹ dạy thế nào con nghe thế nấy. Con về đây tay không thì con ra đi như thế, còn con trai con chưa đủ 3 tuổi xét theo luật pháp cháu phải do mẹ nuôi dưỡng nên con sẽ mang con theo".
Khi nghe em nói thế, trái với sự mong đợi của bà, bà giận dữ vô cùng định lao vào tát em nhưng lúc này chồng em ngăn được. Anh ấy hét lên với bà: "Bà muốn thế nào nữa? Bà muốn vợ chồng con bỏ nhau? Cháu bà không cha, không mẹ bà mới hả lòng sao?".
Sau buổi đó, cả nhà xúm vào khuyên giải, làm hòa nên bà nguôi ngoai. Tuy nhiên bà tuyên bố sẽ không cho qua nếu em không xin lỗi bà. Dù bà nói bỏ qua và cho em "tiếp tục được ở trong nhà" của bà nhưng lòng em đã chán ngán lắm rồi.
Em muốn ra đi vì không chịu nổi tính khí mẹ chồng nhưng lòng em vẫn còn tình cảm với chồng. Ngày trước đã có lần chúng em đề xuất được ở riêng nhưng ông nội chồng và bố chồng bảo vợ chồng em là con cả phải ở lại để làm trọn trách nhiệm với cha mẹ. Em khó nghĩ quá xin hãy cho em lời khuyên.
Theo Phununews
Hơn 10 năm vợ chồng tôi chay tịnh chuyện chăn gối Chúng tôi như bạn sống chung nhà, không ngủ chung giường, không có quan hệ vợ chồng, có việc gì thì thông báo cho nhau biết vài câu rồi thôi. Ảnh minh họa Tôi ngồi viết tâm sự này với tâm trạng rối bời, tuổi của tôi thực ra cũng đủ chín chắn để suy nghĩ vấn đề nhưng người trong cuộc thường...