Cưỡi voi đi biểu tình ở Myanmar
Người biểu tình cưỡi 7 con voi tham gia tuần hành phản đối đảo chính ở làng Ongyaw hôm nay.
Các quản tượng cầm cờ và biểu ngữ phản đối chính quyền quân sự, điều khiển 7 con voi nối đuôi nhau đi trên đường. Đằng sau họ là những người biểu tình đi bộ và lái xe máy.
Đàn voi tuần hành trên đường ở Ongyaw, Myanmar ngày 24/2. Video: Reuters .
Cuộc tuần hành diễn ra trong bối cảnh “Ngoại trưởng” do quân đội Myanmar bổ nhiệm Wunna Maung Lwin tới Thái Lan hôm nay họp với Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai. Sau cuộc họp, Retno kêu gọi “mọi người kiềm chế và không sử dụng bạo lực để tránh thương vong và đổ máu”.
Myanmar tuần này tiếp tục chứng kiến các cuộc biểu tình lớn và một cuộc tổng đình công phản đối đảo chính, yêu cầu trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, bất chấp cảnh báo từ chính quyền rằng cuộc đối đầu có thể khiến người dân thiệt mạng.
Quân đội chưa đưa ra khung thời gian cho cuộc bầu cử mới, nhưng họ đã áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm, vì vậy rất có thể bầu cử diễn ra sau đó. Tuy nhiên, đảng NLD của bà Suu Kyi, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối năm ngoái và bị quân đội cáo buộc gian lận, và những người ủng hộ đảng này muốn chiến thắng được công nhận.
Hôm nay, hàng trăm người biểu tình tụ tập tại đại sứ quán Indonesia tại Yangon, mang theo biểu ngữ kêu gọi chính quyền Indonesia ngừng đàm phán với chính quyền quân sự Myanmar, khẳng định Aung San Suu Kyi mới là ngoại trưởng của họ.
Hàng chục người biểu tình cũng tụ tập bên ngoài đại sứ quán Thái Lan ở Yangon với các biển ngữ: “Hãy tôn trọng lá phiếu của chúng tôi” và “Chúng tôi đã bỏ phiếu cho NLD”.
Người biểu tình cưỡi voi ở Ongyaw, Myanmar ngày 24/2. Ảnh: AFP .
Biển người biểu tình tại các thành phố Myanmar
Hàng chục nghìn người xuống đường tại những thành phố lớn như Naypyidaw, Yangon và Mandalay để phản đối đảo chính, bất chấp cảnh báo từ giới chức.
Hàng chục nghìn người hôm nay tiếp tục xuống đường tại các thành phố và thị trấn khắp Myanmar để quân đội tiếp quản quyền lực, dù giới chức nước này cảnh báo người biểu tình có thể "thiệt mạng" nếu đối đầu với lực lượng an ninh. Trong ảnh là đoàn người biểu tình ở thành phố Mandalay lớn thứ hai Myanmar.
Người biểu tình ngồi hô khẩu hiệu trên một tuyến phố ở Mandalay. Nhiều người đội mũ và kính bảo hộ để đối phó với hơi cay, đạn cao su của cảnh sát.
Nhóm Phong trào Bất tuân Dân sự kêu gọi tổng đình công và đóng cửa toàn bộ văn phòng lẫn cửa hàng ngày 22/2. Lãnh đạo phe biểu tình kêu gọi tất cả công dân Myanmar tham gia tuần hành và tạo thành "biển người ở mọi thành phố".
Đoàn người biểu tình ở thành phố Yangon hôm 22/2.
"Có bằng chứng cho thấy người biểu tình kích động bạo loạn và tổ chức các nhóm vô chính phủ vào ngày 22/2. Những người biểu tình đang kích động dân chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên dễ xúc động, tham gia đường lối đối đầu có thể khiến họ mất mạng", Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar cho biết trong thông cáo tối 21/2.
Cảnh báo được đưa ra sau vụ đối đầu đẫm máu nhất từ khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức dân sự. Cảnh sát hôm 20/2 nổ súng vào người biểu tình tại Mandalay, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình. Họ được trang bị xe ủi và phương tiện giải tán đám đông.
Một chốt chặn của cảnh sát ở Yangon.
Người dân thủ đô Naypyidaw xuống đường sáng 22/2, cầm theo quốc kỳ Myanmar và những biểu ngữ kêu gọi thả Cố vấn Suu Kyi.
Binh sĩ quân đội dàn hàng, chuẩn bị giải tán đám đông biểu tình ở Naypyidaw.
Người Myanmar xuống đường tưởng niệm cô gái trúng đạn khi biểu tình Đám đông biểu tình tập trung về Yangon, bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của cô gái 20 tuổi vì trúng đạn khi phản đối quân đội kiểm soát chính phủ. Hôm 20/2, hàng nghìn người tụ tập trên các giao lộ chính của Yangon. Họ tổ chức buổi cầu nguyện cho Mya Thwate Thwate Khaing, thắp nến và đặt hoa...