Cưới vợ, vì một tỷ đồng
Bố mẹ vợ tôi sốt ruột, sợ con gái ế chồng nên đã “giao giá”, ai lấy cô ấy sẽ cho một mảnh đất và tiền xây nhà, trị giá cả tỷ bạc.
Tôi chấp nhận cưới một người vợ không xinh đẹp, vì cô ấy có giá… bạc tỷ
Thấy quý báo nói về chủ đề của hồi môn, lại thấy nhiều anh comment khẳng định không cần của hồi môn, tôi xin mạo muội kể ra câu chuyện của mình.
Tôi vốn là người nhà quê, thật thà, tôi cứ nói thẳng ra là không có tiền thì đừng hòng mà sống được. Ở thời đại này, những người nhiều tiền là những người buôn gian bán lận, hoặc là ăn hối lộ, chứ còn những người sống ngay thẳng, và làm công ăn lương như bản thân tôi thì có kiếm cả đời cũng chẳng có được cái nhà mà ở.
Vì biết mình “tài hèn sức mọn” nên tôi luôn xác định sau này lấy vợ phải lấy được người sinh ra trong một gia đình khá giả, hoặc chí ít, bố mẹ vợ cũng có thể giúp đỡ được vợ chồng tôi ít nhiều.
Cầu được ước thấy, năm tôi 27 tuổi có người làm mối cho tôi một người con gái và bây giờ là vợ tôi. Nói thẳng ra, cô ấy không đẹp, vì thế 25 tuổi mà chưa có người yêu bao giờ, mặc dù cô ấy khá thông minh và cũng có trình độ, công việc đoàng hoàng.
Video đang HOT
Bố mẹ vợ tôi sốt ruột, sợ con gái ế chồng nên đã “giao giá”, ai lấy cô ấy sẽ cho một mảnh đất và tiền xây nhà, trị giá cả tỷ bạc. Thấy tôi hiền lành lại thật thà, có vẻ tin cậy được nên một người quen đã làm mối cho tôi.
Gặp cô ấy 2 lần thì chúng tôi tiến hành làm đám cưới. Và đúng như lời hứa ban đầu, bố mẹ vợ tôi cho tôi một mảnh đất khá đẹp và 300 triệu để xây nhà.
Tuy ngôi nhà không đẹp, nhưng với vợ chồng tôi cũng cảm thấy như thế là mãn nguyện lắm rồi. Tôi thì mãn nguyện vì có nhà có cửa đoàng hoàng, và có cơ hội để ổn định cuộc sống cho mình và gia đình, vợ tôi thì mãn nguyện vì có một người chồng cũng tương đối tử tế.
Bố mẹ vợ thì mãn nguyện vì con gái mình cũng đã có tấm chồng, không bị mang tiếng với làng xóm, láng giềng là con gái ế chồng,…
Nhiều người thì cho là không có tiền cũng có thể sống, hay đồng tiền tự kiếm ra mới là đồng tiền sạch sẽ và có ý nghĩa, nhưng với tôi thì tôi không nghĩ như thế.
Vì chẳng ai lại đi quan tâm xem tiền trong túi bạn từ đâu mà có, mà họ chỉ quan tâm xem tiền trong túi bạn nhiều hay ít. Có đủ khả năng thanh toán những dịch vụ đắt tiền và khoác lên người những bọ quần áo hàng hiệu hay không thôi.
Hay nói cách khác, nói thẳng ra chúng ta không thể sống đoàng hoàng nếu như không có tiền. Đây là một thực tế ai cũng biết, nhưng lại ít ai dám thẳng thắn thừa nhận, họ sợ rằng họ đưa ra nhận định này họ sẽ bị người đời chê cười và trở nên hèn mọn trong mắt mọi người, nên cố tình che giấu để thiên hạ thấy rằng mình không phải là người hèn mọn, thực dụng.
Thật điên rồ!. Tại sao con người không bao giờ nghĩ mình là con người mà lại nghĩ mình là thánh?. Nên nhớ, sự giả dối không những không mang lại hạnh phúc mà con giết chết chúng ta.
Theo PNT
Chị em công sở "trộm" giờ công đi làm đẹp
Cận kề Tết, chị em công sở "cắt xén" thời gian ở cơ quan để trốn đi làm đẹp.
Với tâm lý tân trang nhan sắc trưng diện ngày Tết nên những ngày cuối năm, dù bận rộn với công việc gia đình, cơ quan, nhiều nữ nhân viên, công chức vẫn nghĩ kế để "trốn" đi làm đẹp. Đó cũng chính là lý do mà thời gian gần Tết ở các salon, spa làm đẹp dù ngày thường vẫn tấp nập khách ra vào.
Đối với nhiều công ty, thời điểm cận Tết ta công việc không còn bận rộn như tháng cuối năm dương lịch, mọi báo cáo tổng kết và quyết toán đã được hoàn tất trước đó. Mọi người có thể thảnh thơi làm việc hoặc nghỉ phép tùy ý. Tuy nhiên, nhiều người tính toán hơn thiệt, không muốn vì chút thời gian làm đẹp mất cả một ngày lương nên quyết định nghĩ kế khác thay thế. Nhiều người tranh thủ "cúp cắp" vài tiếng đồng hồ trong ngày để làm chuyện riêng, nam giới hẹn hò tất niên, nữ giới mua đồ, làm đẹp.
Vì thế, không khó bắt gặp cảnh nơi công sở "vắng như chùa bà đanh" hay còn lác đác những nhân viên nam đang hì hụi chơi game lúc đầu giờ chiều hay cuối ngày. Trong khi các anh đang lướt web, chơi game, các chị em luôn thay phiên nhau trốn việc để ra ngoài làm mới mình.
Chị em tranh thủ đi làm đẹp từ giờ nghỉ trưa đến 3,4h chiều mới về (Ảnh minh họa)
Trước giờ chị Hoài Thương - nhân viên hành chính một công ty xây dựng tại Thanh Xuân (Hà Nội) luôn được đồng nghiệp tôn trọng và gọi chị với cái tên trìu mến "người phụ nữ của công việc". Bởi lẽ, trong công việc, chị khá nghiêm túc, mẫu mực, tuân thủ đúng thời gian và quy định của công ty. Gần Tết, ngoài công việc ở công ty, chị còn lo chuẩn bị Tết cho cả một gia đình lớn không có thời giờ rảnh rỗi cho việc tút tát nhan sắc.
Nghe mấy cô đồng nghiệp mách nước, rủ rê xin về sớm tranh thủ đi làm tóc, mát-xa nên chị cũng gật đầu đồng ý, mặc dù trong lòng áy náy với chuyện ở cơ quan. Thấy việc trốn một, hai tiếng cuối ngày thuận lợi lại giúp ích giải quyết được nhiều việc cá nhân khác. Thế nên, hôm nào sếp không có mặt ở cơ quan, chị lại xin nghỉ sớm, tận dụng đi mua sắm quần áo, chọn quà Tết cho người thân, hẹn bạn bè đi spa, tắm trắng, làm móng... Thậm chí, tranh thủ về dọn dẹp nhà cửa khi người giúp việc về quê ăn Tết sớm.
Trong khi nhiều chị em trốn việc đi mua sắm đồ Tết, giải quyết chuyện gia đình thì một số khác lại tận dụng thời gian được sếp "nhu mì" cho qua liền kéo nhau đi... làm đẹp. Chia sẻ về chuyện tranh thủ giờ làm, bạn Thanh Mai (nhân viên ngành bưu điện) kể, vì sếp khá dễ tính nên bạn và mấy đồng nghiệp nữ thường tranh thủ ra ngoài làm tóc vào giờ nghỉ trưa rồi lân la đến 3, 4 giờ mới về công ty. Ăn gian giờ nghỉ như thế sếp không những không phàn nàn, lại không bị đánh giá là trốn việc, sếp chỉ nghĩ đơn giản bị lỡ việc nên dễ dàng cười xòa thông cảm.
Đứng trên cương vị người quản lý, chị Mai Hồng - trưởng phòng hành chính một công ty nhà nước cho biết, chuyện các cô gái trẻ chưa có gia đình, đua nhau "cắt xén" giờ làm là chuyện bình thường. Mới sáng đến công ty, các cô đã nhỏ to kế hoạch xin xỏ nghỉ vài tiếng ra ngoài, hay tận dụng thời gian đi mua đồ văn phòng phẩm cho công ty để ghé shop mua sắm nào quần, nào váy, giày dép diện Tết. Nhiều khi chị biết nhưng không soi mói quá nhiều, thậm chí còn bỏ qua, đơn giản cả năm có ngày Tết nên để nhân viên được sửa sang làm mới mình một chút. Nhiều khi gần hết giờ làm, em này xin nghỉ sớm, em kia xin nghỉ sớm đi làm việc này việc nọ, chị cũng bồn chồn không yên. Đành chặc lưỡi chấp thuận. Bởi lẽ, ngay cả chị đôi khi cũng còn phải nhờ các em làm hộ việc để tranh thủ công việc ở nhà.
Thực chất, việc tận dụng thời gian công làm việc tư đã diễn ra từ lâu, chỉ đến bây giờ, nhu cầu của con người nâng cao, ai cũng có nhiều việc để làm hơn, "cắt xén" giờ làm không có gì lạ và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, mọi người cần phải biết cân bằng giữa công việc cơ quan và cá nhân, như thế sẽ đảm bảo được hiệu quả, không bị stress trong những ngày Tết đến xuân về.
Theo VNE
Chồng giấu vợ gửi tiền cho bố mẹ Anh đã giấu diếm vợ con và gửi về cho bố mẹ mình một khoản tiền rất lớn. Hiện tại tôi đang rất buồn và bế tắc, tôi không biết phải làm sao để giải tỏa nỗi buồn sâu kín trong lòng mình nữa? Tôi lấy chồng đã được 4 năm nay và có một cô con gái hai tuổi. Chúng tôi cưới...